Vị trí, tác dụng và cách xác định huyệt Túc Tam Lý

Vị trí, tác dụng và cách xác định huyệt Túc Tam Lý

Huyệt túc tam lý ở đâu

Túc Tam Lý là huyệt đạo rất quan trọng trên cơ thể con người và là huyệt vị thứ 36 của đường kinh Vị. Theo ghi chép trong y học cổ truyền, huyệt Túc Tam Lý có tác dụng thúc đẩy lưu thông khí huyết, bổ hư nhược và điều hòa trung khí. Huyệt đạo còn được ứng dụng trong điều trị nhiều bệnh lý nguy hiểm khác. Hãy cùng KLC tìm hiểu rõ hơn về vị trí, tác dụng và cách xác định huyệt Túc Tam Lý qua bài viết dưới đây nhé.

Huyệt Túc Tam Lý là gì?

Huyệt Túc Tam Lý hay còn gọi là Hạ Lăng, Hạ Tam Lý, Tam Lý, Quỷ Tà, là huyệt vị thứ 36 trên đường kinh Vị. Huyệt đạo này có công dụng điều trung khí, khu phong thấp và điều hòa khí huyết. Tên gọi của huyệt đạo được giải thích theo những cách sau:

  • Ý nghĩa tên gọi liên quan đến việc đi bộ của binh lính: Huyệt Túc Tam Lý ở chân (túc). Vào thời Chiến Quốc, bấm huyệt Túc Tam Lý có thể giúp binh lính đi bộ được hơn 3 (tam) dặm (lý). Việc đi bộ trên quãng đường dài như thế không khiến binh lính mệt mỏi mà còn giúp tăng cường sức mạnh, tinh thần của toàn quân. Vậy nên nó được gọi là Túc Tam Lý.
  • Vị trí 3 phủ hội tụ: Huyệt đạo nằm ở chân (túc), đây là vị trí có 3 (tam) phủ hội tụ, Đại Trường (trên), Vị (giữa), Tiểu Trường (ở dưới). Bên cạnh đó, 3 phủ này đều nằm bên trong (lý), nên được gọi là Túc Tam Lý.
  • Gọi tên theo vị trí huyệt Túc Tam Lý: Huyệt đạo nằm ở chân (túc), cách vị trí khớp khối 3 (tam) thốn. Hơn nữa, huyệt chứa 3 vùng trên – giữa – dưới của Vị bên trong (lý) nên được gọi là Túc Tam Lý.

Huyệt Túc Tam Lý là gì?

Huyệt Túc Tam Lý là huyệt vị thứ 36 của đường kinh Vị

  • Hạ Tam Lý (Túc Tam Lý) nằm trong “Ngũ Du Huyệt” có chức năng của một huyệt Hợp, thuộc hành thổ.
  • Huyệt vị có tác dụng đưa chân khí ở bên trên xuống phần dưới của cơ thể con người.
  • Huyệt thuộc “Lục tổng huyệt” chuyên trị các chứng bệnh đau vùng bụng.
  • Hạ Tam Lý thuộc nhóm huyệt “Hồi Dương Cửu Châm” có công dụng nâng cao sức khỏe và phục hồi dương khí..

Bên cạnh đó, các thầy thuốc Đông y cũng cho biết, Hạ Tam Lý là huyệt đạo có thể phối hợp với các huyệt đạo khác để cải thiện các chứng bệnh về tiêu hóa, mắt hay thần kinh. Chính vì thế, đây là huyệt đạo có tác dụng toàn thân và được ứng dụng rộng rãi trong châm cứu – bấm huyệt.

Huyệt Túc Tam Lý nằm ở đâu? Cách xác định huyệt Túc Tam Lý

Hướng dẫn xác định vị trí huyệt Túc Tam Lý:

  • Bước 1: Ngồi trên ghế, lòng bàn chân đặt trên mặt đất, cẳng chân đặt vuông góc với đùi.
  • Bước 2: Thực hiện ấn nhẹ để xác định chỗ lõm phía ngoài của khớp gối.
  • Bước 3: Từ chỗ lõm đo xuống cẳng chân trước 3 thốn (tương đương chiều rộng của 4 ngón tay), điểm chạm đến chính là huyệt Túc Tam Lý.

Huyệt Túc Tam Lý nằm ở đâu? Cách xác định huyệt Túc Tam Lý

Cách xác định huyệt Túc Tam Lý theo 3 bước trên

Ngoài ra, để biết huyệt Túc Tam Lý nằm ở đâu, bạn cũng có thể úp 2 lòng bàn tay vào đầu gối sao cho ngón giữa chạm vào xương ống chân rồi nhích mũi tay ra phía ngoài một chút và đó là vị trí của huyệt.

Tác dụng của huyệt Túc Tam Lý

Theo Đông y, huyệt có công dụng bổ khí huyết, điều hòa trung khí, khu phong hóa thấp,… Công dụng của huyệt đạo với từng cơ quan trên cơ thể như sau:

  • Hỗ trợ điều trị các bệnh lý về Tỳ vị: Triệu chứng điển hình như đầy bụng, khó tiêu, đau dạ dày, ợ hơi, táo bón, đau bụng, nấc,…
  • Cải thiện bệnh lý về Phế (hô hấp): Bấm huyệt Túc Tam Lý giúp cải thiện tình trạng suy giảm chức năng phổi, cơn ho kéo dài, khó thở, ngáy to trong khi ngủ,…
  • Nâng cao tinh thần: Thực hiện bấm huyệt giúp giải tỏa cảm xúc, tinh thần và giúp người bệnh luôn cảm thấy tràn đầy sức sống.
  • Tăng sức đề kháng và khả năng miễn dịch của cơ thể: Cơ thể người bệnh sẽ phục hồi nhanh chóng, các bệnh lý cũng tiến triển theo chiều hướng tích cực hơn. Bên cạnh đó, việc tác động đúng cách vào huyệt còn giúp cải thiện tình trạng chán ăn và suy nhược cơ thể.

Huyệt Túc Tam Lý mang lại nhiều tác dụng đối với sức khỏe con người và được vận dụng phổ biến trong các động tác dưỡng sinh. Hy vọng qua bài viết của KLC, độc giả đã hiểu rõ hơn về huyệt vị này cũng như cách ứng dụng nó vào trong thực tiễn điều trị bệnh. Cảm ơn quý độc giả đã quan tâm tới bài viết của KLC.