Bệnh tăng huyết áp là gì? – Ngaydautien

Bệnh tăng huyết áp là gì? – Ngaydautien

Hypertension là gì

Bệnh tăng huyết áp là một bệnh mãn tính, ít biểu hiện triệu chứng và đang ảnh hưởng đến hơn 1 tỷ người (gồm cả người lớn lẫn trẻ em) trên khắp thế giới. Cách tốt nhất để bạn phòng tránh, kiểm tra nguy cơ hay phát hiện kịp thời bệnh tăng huyết áp là tăng cường hiểu biết về căn bệnh này và đến bác sĩ để được tư vấn thêm.

Bệnh tăng huyết áp là gì?

Huyết áp là gì?

Tim chúng ta luôn hoạt động không ngừng để bơm máu chứa oxy và năng lượng đi khắp cơ thể thông qua những mạch máu nhỏ gọi là động mạch (arteries). Quá trình này diễn ra được là do có một áp lực nhất định lên thành mạch máu.

Áp lực này được gọi là huyết áp. Thông thường, huyết áp của bạn sẽ luôn biến đổi tùy thời gian và hoạt động của bạn.

Để xác định mức huyết áp, giới y học có một thông số gọi là chỉ số huyết áp (blood pressure reading) với đơn vị đo là mmHg. Chỉ số này bao gồm hai thành phần: huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương.

  • Huyết áp tâm thu (systolic reading) là áp lực sinh ra trong động mạch khi tim co bóp. Thông thường mức huyết áp tâm thu dao động quanh ngưỡng 120 mmHg.
  • Huyết áp tâm trương (diastolic reading) là áp lực trong động mạch khi tim nghỉ ngơi giữa hai lần co bóp. Huyết áp tâm trương bình thường không vượt quá ngưỡng 80 mmHg.
  • Mức huyết áp lý tưởng cho người bình thường là xấp xỉ 120/80 mmHg.

Tăng huyết áp diễn ra như thế nào?

Bệnh tăng huyết áp là gì? 1

Động mạch của chúng ta luôn co giãn tương đối dưới tác động của huyết áp. Tuy nhiên nếu huyết áp tăng lên quá cao (140/90 mmHg hoặc hơn) và kéo dài, cơ thể sẽ bắt đầu ghi nhận những tổn thương ở động mạch cũng như nhiều cơ quan quan trọng khác. Đây cũng là khi bạn bị chẩn đoán bị bệnh tăng huyết áp.

Tăng huyết áp là một bệnh mãn tính, xuất hiện khi huyết áp lên thành động mạch liên tục ở mức cao bất thường và dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng.

Huyết áp Huyết áp tâm thu (mmHg) Huyết áp tâm trương (mmHg) Bình thường thấp hơn 120 và thấp hơn 80 Tiền cao huyết áp 120 – 139 hay 80 – 89 Tăng huyết áp giai đoạn 1 140 – 159 hay 90 – 99 Tăng huyết áp giai đoạn 2 160 hoặc cao hơn hay 100 hoặc cao hơn Cơn tăng huyết áp cao hơn 180 hay cao hơn 100

>> Tác động của tăng huyết áp lên cơ thể

>> Tìm hiểu thêm về cơn tăng huyết áp

Huyết áp tăng cao sẽ khiến động mạch phải co giãn quá mức, gây ra vết rách vi thể trên thành động mạch. Theo thời gian, những vết rách này biến thành mô sẹo (scar tissue), làm xơ cứng và giảm độ đàn hồi của động mạch.

Mô sẹo còn giữ lại tế bào máu và cholesterol lưu thông ngang qua, tạo nên các cục máu đông (blood clots). Đây chính là nhân tố làm hẹp động mạch và khi vỡ ra, máu đông thậm chí gây tắc hoàn toàn động mạch.

Động mạch bị tắc sẽ mất chức năng lưu thông máu, khiến một số cơ quan trong cơ thể bị thiếu oxy và năng lượng.

Mặt khác, tim của bạn cũng phải co bóp mạnh hơn để bơm máu qua những động mạch bị xơ vữa, dễ dẫn đến tình trạng phì đại cơ tim. Về lâu dài, biến chứng phì đại sẽ khiến tim yếu dần, mất khả năng bơm đủ lượng máu cho các cơ quan và cuối cùng bạn sẽ đối mặt với nguy cơ trụy tim.

Bên cạnh đó cơ tim không được cung cấp đủ oxy do tắc mạch sẽ chết dần. Nói một cách đơn giản, động mạch bị nghẽn càng lâu do huyết áp thì tim bạn càng phải chịu tổn thương nghiêm trọng.

Trên đây là những hiện tượng ban đầu diễn ra trong cơ thể bạn khi bị bệnh tăng huyết áp. Tuy không biểu hiện triệu chứng nhưng bệnh lý sẽ ngày càng trở nên trầm trọng và kéo theo nhiều biến chứng. Đó cũng là lý do tăng huyết áp được gọi là kẻ giết người thầm lặng.