Bệnh Hysteria là gì? Nguyên nhân và cách điều trị

Bệnh Hysteria là gì? Nguyên nhân và cách điều trị

Hysteria là gì

1Hysteria là bệnh gì?

Hysteria là một rối loạn tâm thần phát sinh từ sự lo âu dữ dội. Bệnh nhân mất kiểm soát đối với hành vi và cảm xúc của mình và nó thường đi kèm với cơn co giật đột ngột bất tỉnh với những cơn xúc động cảm xúc.

Nó thường là do xung đột bị kìm nén trong người. Tỷ lệ gặp phải bệnh ở mức 0,3-0,5% dân số. Mặc dù bệnh có thể xảy ra ở cả hai giới, nhưng điều này thường gặp ở phụ nữ trẻ từ 14 đến 25 tuổi và bệnh không phổ biến với những người có độ tuổi từ 45 tuổi trở lên.

Hysteria là một chứng rối loạn cổ. Hysteria có nguồn gốc từ một từ Hy Lạp cổ “hystron”, có nghĩa là tử cung. Osler – một bác sĩ tâm thần nổi tiếng – định nghĩa Hysteria là “một rối loạn chủ yếu của phụ nữ trẻ, trong đó trạng thái cảm xúc kiểm soát cơ thể, dẫn đến sự đảo lộn của tinh thần, khả năng cảm giác và chức năng bài tiết.”

Hysteria là bệnh gì

2Triệu chứng của bệnh Hysteria

Đối với từng nguyên nhân dẫn đến bệnh Hysteria, người bệnh sẽ có những triệu chứng khác nhau. Tuy nhiên, khi mắc phải bệnh Hysteria, bệnh nhân thường sẽ có những triệu chứng giống nhau như co giật hay co cứng sau những chấn thương tâm lý. Khi đó bệnh nhân sẽ giãy dụa la hét dữ dội nhưng họ vẫn nhận thức được mọi việc xung quanh và mong muốn được sự chú ý của mọi người.

Khi người bệnh trở nên siêu xúc động, họ sẽ thể hiện cảm xúc một cách phóng đại như hay khóc hoặc giận dữ vô cớ. Đồng thời, họ còn có các triệu chứng để nhận biết như tăng co thắt bụng, chuột rút nặng nề ở chân tay, tức ngực, sưng cổ, nghiến răng hoặc hay đau đầu.

Một số trường hợp khác, bệnh nhân có thể có những triệu chứng nặng hơn như khóc kèm theo những cơn đau,cổ sưng to, co giật dữ dội và rối loạn nhịp tim. Nếu tệ hơn, bệnh nhân có thể gặp ảo giác. Bệnh nhân rất dễ bị ám thị và tự ám thị (nhận thức không đúng về sự vật hiện tượng xảy ra).

Những người mắc phải chứng bệnh rối loạn thường yếu ớt, khát khao tình yêu và sự cảm thông từ người khác. Ngoài ra, họ còn thể hiện sự bất ổn về mặt tình cảm. Bệnh có thể kéo dài trong nhiều ngày hoặc nhiều tuần, nó khiến bệnh nhân có vẻ như đang ngủ say nhưng thật ra cơ thể đang không thực sự thư giãn.

Triệu chứng của bệnh Hysteria

3Nguyên nhân của bệnh Hysteria

Nguyên nhân chính dẫn đến rối loạn thần kinh là do sự biếng nhác, sự kìm nén tình dục, những chấn thương tâm lý và có những suy nghĩ tiêu cực.

Một nền tảng gia đình lo lắng và chui rèn tính cách sai trong việc nuôi dưỡng đứa trẻ, cũng là một số nguyên nhân. Sợ hãi, lo lắng, trầm cảm, căng thẳng về tinh thần và bệnh kéo dài có thể gây ra tình huống cảm xúc.

Ngoài ra, những người có nhân cách yếu, ý chí nghị lực kém hoặc thần kinh không ổn định cũng dễ mắc bệnh.

Nguyên nhân của bệnh Hysteria

4Cách điều trị bệnh Hysteria

Người bị rối loạn phân ly cần nhận được sự ân cần chăm sóc từ bác sĩ và mọi người xung quanh họ. Chúng ta cần thể hiện sự cảm thông, tránh coi thường hay chế giễu bệnh nhân. Tuy nhiên, cần tránh các thái độ tiêu cực như chiều chuộng hay lo lắng quá mức cho bệnh nhân sẽ khiến bệnh thêm nặng hơn.

Vì nguyên nhân chủ yếu của bệnh là do tâm lý nên chúng ta điều trị chủ yếu bằng các liệu pháp tâm lý. Việc điều trị bằng phương pháp tâm lý sẽ mất rất nhiều thời gian. Một số biện pháp tâm lý đang được áp dụng để hỗ trợ điều trị như:

– Thôi miên kết hợp nghỉ ngơi để làm giảm căng thẳng cho người bệnh.

– Xoa bóp, bấm huyết cũng là một trong những phương pháp hiệu quả giúp giải tỏa mệt mỏi và căng thẳng sau khi làm việc.

– Thuốc giải lo âu, thuốc vitamin, thuốc bổ dưỡng nhằm hỗ trợ và cải thiện tế bào não, nâng đỡ thể chất và tinh thần.

Trong các trường hợp bệnh tình diễn biến xấu, người bệnh sử dụng benzodiazepin rùi mới dùng các thuốc trầm cảm liều thấp như elavil, prozac, remeron, sertranlin.

Cách điều trị bệnh Hysteria

5Cách phòng tránh bệnh Hysteria

Hầu hết bệnh nhân hysteria đều hồi phục hoàn toàn và một chế độ ăn uống nhiều sữa sẽ giúp bệnh nhân nhanh chóng hồi phục, bởi vì sữa giúp nuôi dưỡng các dây thần kinh tốt hơn. Nếu chế độ ăn uống toàn là sữa khó thực hiện thì có thể phối hợp giữa sữa và trái cây cũng tốt.

Về lâu dài, bệnh nhân hysteria nên có chế độ ăn uống cân bằng các loại hạt và ngũ cốc, cố gắng ăn nhiều rau và trái cây.

Ngoài ra, người bệnh cần tránh uống rượu, trà, cà phê, thuốc lá; tránh ăn đường trắng, bột mì trắng và các sản phẩm làm từ chúng vì có thể ảnh hưởng rất xấu tới hệ thần kinh.

Cách phòng tránh bệnh Hysteria

Bệnh Hysteria là một bệnh thường không gây hậu quả nghiêm trọng, không gây nguy hại cho tinh thần nhưng vẫn cần quan tâm đúng mức và phòng bệnh hiệu quả.

An Khang