Cấy ghép implant là phương pháp trồng răng mới nhưng có nhiều ưu điểm nên ngày càng được ứng dụng phổ biến hiện nay. Với răng đã mất, cấy ghép implant sẽ thực hiện cấy trụ kim loại vào xương hàm để làm trụ cho răng sứ hoặc cầu răng thay thế. Vậy cụ thể cấy ghép implant là gì?
10/02/2022 | 5 bước trong quy trình trồng răng Implant16/11/2021 | Tất tần tật những điều cần biết về trồng răng implant
1. Góc tư vấn: Cấy ghép implant là gì?
Cấy ghép implant là phương pháp phục hình thay thế răng đã mất tiên tiến nhất hiện nay, được nghiên cứu ứng dụng bởi bác sĩ phẫu thuật chỉnh nha người Thụy Điển. Đến nay, cấy ghép implant trở nên phổ biến ở nước ta, được thực hiện bởi nhiều nha khoa uy tín trên cả nước.
Cấy ghép implant là phương pháp trồng răng có nhiều ưu điểm
Nhờ khả năng liên kết với xương hàm mà cấy ghép implant có tính bền vững, ổn định cao, không ảnh hưởng đến các răng xung quanh như nhiều phương pháp phục hình răng đã mất truyền thống. Một số ưu nhược điểm của phương pháp này có thể kể đến như:
1.1. Ưu điểm
Cấy ghép implant có nhiều ưu điểm như:
Giúp phục hình răng đã mất toàn diện, lâu dài
Với người mất răng do tai nạn, do sâu răng hoặc do chỉnh răng thẩm mỹ, cấy ghép implant giúp phục hình răng toàn diện nhất trong các phương pháp hiện nay. Răng implant hoàn chỉnh giống như một chiếc răng thật, độ bền cao và có chức năng nhai cũng như thẩm mỹ toàn diện.
Cấy ghép implant giúp phục hình răng toàn diện, hoàn chỉnh như răng thật
Giúp ngăn chặn tình trạng tiêu xương, tụt lợi
Răng bị mất xương lâu năm sẽ gặp phải tình trạng vùng xương hàm tại chân răng bị trống tiêu dần, ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe răng miệng. Các phương pháp phục hình răng truyền thống chỉ phục hình răng mặt không khắc phục được vấn đề này, nhưng cấy ghép implant thay thế chân răng hoàn toàn ngăn chặn được quá trình tiêu xương.
Tuổi thọ lâu, bền chắc, chức năng ăn nhai tốt
Implant được cấy ghép để liên kết với xương hàm, trở thành trụ để làm răng sứ hoặc cầu nối răng nên có độ bền chắc rất tốt, chức năng nhai y như răng thật. Nếu chăm sóc đúng cách, tuổi thọ của implant có thể kéo dài trọn đời do vật liệu có đặc tính sinh học tốt, thân thiện với cơ thể. Người bệnh trồng răng implant có cảm giác và khả năng ăn nhai giống như răng thật, hơn nữa bền chắc và sáng đẹp lâu dài hơn.
Không ảnh hưởng đến răng khác
Cấy ghép implant chỉ thực hiện với vị trí răng mất, không ảnh hưởng tới răng khác nên bảo tồn được nguyên vẹn các răng xung quanh.
Cấy ghép implant không ảnh hưởng đến các răng bên cạnh
1.2. Nhược điểm
Bên cạnh những ưu điểm trên, cấy ghép implant cũng có một số nhược điểm như:
Chi phí cao
So với tất cả các phương pháp phục hình răng mất khác thì cấy ghép implant có chi phí cao nhất, dao động từ 18 – 30 triệu đồng cho mỗi răng implant tùy vào chất liệu implant.
Không thực hiện được với trẻ dưới 16 tuổi
Trẻ dưới 16 tuổi được khuyến cáo không nên trồng răng implant do xương hàm chưa phát triển hoàn toàn và ổn định, nếu thực hiện có thể khiến implant bị vùi hoặc không vững chắc.
Thời gian điều trị kéo dài
Tùy từng đối tượng mà cấy ghép implant có thể hoàn thành chỉ trong một vài ngày hoặc kéo dài lên tới 6 tháng. Đặc biệt là các trường hợp mất răng phức tạp cần xử lý và hồi phục trước khi cấy ghép implant, sau đó cũng cần theo dõi để đánh giá ảnh hưởng cũng như mức ổn định của implant.
Không phù hợp với một số đối tượng
Không phải trường hợp mất răng nào cũng có thể thực hiện cấy ghép implant, bác sĩ sẽ kiểm tra sức khỏe, tình trạng xương hàm – răng để tư vấn phương pháp thích hợp.
Cấy ghép implant hiện được nhiều bệnh nhân mất răng, hỏng răng lựa chọn
2. Thời gian cấy ghép implant bao lâu?
Thời gian cấy ghép implant bao lâu còn phụ thuộc vào tình trạng răng miệng, cơ địa của từng bệnh nhân cũng như chất liệu implant lựa chọn. Để biết chính xác, bác sĩ sẽ cần chụp X-quang kiểm tra, xác định tình trạng răng miệng cũng như tư vấn loại implant phù hợp với nhu cầu cũng như tình hình kinh tế của bạn.
2.1. Cấy ghép implant chỉ mất 1 ngày
Những bệnh nhân thiếu răng, mất răng có xương hàm tốt, mật độ xương đủ, chắc khỏe, ổ chân răng đủ chiều sâu, răng không cần chịu quá nhiều lực trong quá trình ăn nhai thì việc cấy ghép implant khá đơn giản.
Thông thường, quy trình cấy ghép implant chỉ mất khoảng 1 ngày, trong đó thời gian thực tế chỉ từ 30 – 60 phút. Tuy nhiên vẫn cần theo dõi trong 6 – 14 tuần tiếp theo để xác định tình trạng implant, kiểm tra implant đã tích hợp hoàn toàn với răng hàm chưa sau đó sẽ gắn răng sứ.
2.2. Cấy ghép implant mất từ 7 – 10 ngày
Với bệnh nhân mất răng có xương hàm dày tốt, đủ chiều răng nhưng vị trí cấy ghép khó thực hiện hoặc phải chịu nhiều áp lực nhai thì thời gian cấy ghép implant sẽ lâu hơn. Bác sĩ cũng cần theo dõi sát sao sau khi cấy ghép implant để khắc phục sớm nếu có vấn đề.
2.3. Cấy ghép implant mất 3 – 6 tháng
Những bệnh nhân bị mất răng lâu ngày, ổ răng bị hao hụt nghiêm trọng, thể tích xương không đủ thì thời gian cấy ghép implant sẽ lâu hơn. Bác sĩ phải thực hiện nâng xoang, cấy ghép xương vào ổ chân răng khắc phục. Sau khi đủ điều kiện mới tiến hành cấy ghép implant để đảm bảo ổn định lâu bền.
Thời gian cấy ghép implant có thể kéo dài nếu mất răng lâu ngày, thể tích xương không đủ
3. Các trường hợp nên cấy ghép implant
Cấy ghép implant có thể thực hiện với bất cứ răng mất nào trên hàm răng, tùy vào vị trí mà thời gian thực hiện cũng khác nhau nhưng đều có khả năng phục hình răng hiệu quả, đảm bảo tính thẩm mỹ và chức năng ăn nhai tốt.
Nên cấy ghép implant với các trường hợp sau:
-
Mất 1 răng bẩm sinh.
-
Răng bị hỏng, sâu nặng cần nhổ bỏ.
-
Trên hàm răng có một hoặc nhiều răng bị khuyết thiếu.
-
Răng hàm trên quá yếu, không đủ sức làm cầu răng.
-
Răng hàm cũ đã mất chức năng, cần hồi phục răng hàm để đảm bảo chức năng ăn nhai.
-
Bệnh nhân đã trồng răng giả nhưng bị hư hỏng.
Như vậy qua bài viết này, MEDLATEC đã cùng bạn đọc tìm hiểu cấy ghép implant là gì cũng như ưu nhược điểm của phương pháp này. Nếu cần tư vấn thêm hoặc thực hiện cấy ghép implant, hãy liên hệ với MEDLATEC qua hotline 1900 56 56 56 để được hỗ trợ.