Intro là gì? Ý nghĩa của Intro trong sản xuất Video

Intro là gì? Ý nghĩa của Intro trong sản xuất Video

Intro là gì

Intro là một phần quan trọng và không thể thiếu trong mỗi video clip. Bạn có thể dễ dàng bắt gặp Intro khi xem các clip trên Youtube dù chúng chỉ kéo dài vài giây ngắn. Vậy Intro thực chất là gì và có ý nghĩa như thế nào trong sản xuất Video? Hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn trong bài viết dưới đây nhé.

Intro là gì?
Intro là gì? Ý nghĩa của Intro trong sản xuất video

Intro là gì?

Intro thường được biết đến và xuất hiện thông qua các video. Phần Intro là mở đầu của mỗi video và thường kéo dài trong khoảng từ 5 – 30s với mục đích giới thiệu hay quảng bá thương hiệu cho nhân vật chính hay chủ của video đó. Nhờ phần Intro này thì video của bạn sẽ gây ấn tượng với người xem cũng như tăng khả năng thu hút họ.

Intro là gì?
Intro là gì?

Cụ thể hơn, đây là một trong những kỹ thuật chèn hình ảnh sản phẩm hay logo trong video, đa phần chúng sẽ xuất hiện ở đầu video nhưng cũng có trường hợp Intro nằm ở giữa của video. Phần Intro sẽ giúp người xem ghi nhớ được tên doanh nghiệp hay logo và thậm chí là sản phẩm của bạn chỉ qua một đoạn clip ngắn.

Intro là gì?
Intro thường nằm ở đầu video

Đặc điểm chính của Intro

Thông thường, một intro sẽ bao gồm các đặc điểm cơ bản như hình ảnh, âm thanh, thời lượng. Những yếu tố này sẽ góp phần quan trọng quyết định intro của bạn có đủ gây ấn tượng với người xem hay không.

  • Hình ảnh: thường thì intro sẽ bao gồm hình ảnh của sản phẩm hay hình ảnh của thương hiệu, logo công ty,.. Nhờ vậy mà người xem có thể ghi nhớ và nhận ra thương hiệu của bạn một cách dễ dàng.
  • Âm thanh: nhạc nền của intro thường là nhạc không lời và đa dạng về thể loại; điều này sẽ tùy theo chủ đề hay nội dung của video mà bạn có thể linh hoạt chọn lựa thể loại nhạc phù hợp nhất. Điều này cũng góp phần rất lớn để gây ấn tượng với người xem, chỉ cần nghe nhạc nền thôi cũng có thể nhận ra đây là clip intro của thương hiệu hay sản phẩm gì.
Đặc điểm chính của Intro
Đặc điểm chính của Intro
  • Thời lượng: Như đã giới thiệu ở trên thì một clip intro sẽ có độ dài khoảng 5-30s, tùy thuộc vào việc bạn muốn giới thiệu sản phẩm hay chỉ đưa logo và tên thương hiệu làm nội dung chính. Bạn nên điều chỉnh thời gian của clip intro hợp lý nhất để tương đương với độ dài video chính và tạo ấn tượng với người xem hiệu quả hơn.

Vì sao một video không thể thiếu Intro?

Có thể nói rằng, hầu hết tất cả các video với nội dung truyền thông, quảng cáo thì phần Intro luôn đóng vai trò rất quan trọng. Đây chính là lúc bạn có thể tận dụng cơ hội để đưa logo, slogan, tên thương hiệu, hình ảnh đại diện của nhãn hàng xuất hiện một cách hợp lý nhất nhằm mục đích truyền tải thông điệp và quảng bá thương hiệu tới khách hàng.

Vì sao một video không thể thiếu Intro?
Vì sao một video không thể thiếu Intro?

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, chỉ cần chưa đến một giây để có thể gây ấn tượng với khách hàng. Bởi vậy nên người xem sẽ thường chú ý đến những giây đầu tiên của video để đưa ra quyết định có nên tiếp tục theo dõi video của bạn hay không. Điều này đồng nghĩa với việc bạn nên tận dụng tối đa những gì phần Intro có thể mang lại để có thể dẫn dắt khán giả đi sâu hơn vào nội dung video bạn muốn truyền tải.

Vì sao một video không thể thiếu Intro?
Intro đóng vai trò quan trọng trong mỗi video

Những lưu ý khi làm Intro Video

Intro đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc truyền tải thông điệp và dẫn dắt người xem đối với mỗi video. Bởi vậy, để có thể tạo một Intro chuyên nghiệp và ấn tượng với người xem thì chắc chắn bạn không thể bỏ qua những lưu ý dưới đây:

Thời lượng

Nội dung chính của video chính là điều quan trọng nhất mà bạn muốn khán giả tập trung vào. Bởi vậy thời lượng của video chỉ nên được giới hạn trong 5-30s nếu như bạn muốn người xem tiếp tục xem đến cuối video thay vì tua nhanh đoạn mở đầu. Đây cũng là thời gian thích hợp để tạo cảm giác tự nhiên cho video mà không gây cảm giác khó chịu cho người xem vì phải chờ đợi intro quá dài rồi mới đến phần chính.

Những lưu ý khi làm Intro Video
Thời lượng Intro

Nhạc và hiệu ứng video

Sau khi xác định được thời lượng video phù hợp thì nhạc nền và hiệu ứng cũng là điều bạn cần lưu ý. Bạn cần gây ấn tượng với người xem qua đoạn nhạc nền ngắn nhưng đủ để họ nhớ đến. Đôi khi chỉ cần nghe thoáng qua cũng có thể xác định được đây là video nào và nhớ đến thương hiệu hay nhãn hàng của bạn ngay lập tức.

Những lưu ý khi làm Intro Video
Nhạc và hiệu ứng video

Ý tưởng và xác định mục đích chính của video

Trước khi bắt tay vào tạo một Intro thì bạn cần biết được Intro của mình làm với mục đích gì. Có thể Intro đóng vai trò giới thiệu thương hiệu/ sản phẩm, hay là một đoạn ngắn để nhá hàng cho video tiếp theo,… Mỗi một mục đích đều cần được xác định rõ ngay từ đầu để từ đó đưa ra ý tưởng và nội dung phù hợp với các phần khác của video chính.

Những lưu ý khi làm Intro Video
Ý nghĩa và xác định mục đích của video

Các phần mềm tạo Intro video bạn nên biết

Chắc hẳn bạn đọc cũng rất tò mò không biết để tạo được một video intro thì cần sử dụng những phần mềm nào. Dưới đây là giới thiệu 5 phần mềm cơ bản bạn có thể tham khảo để sử dụng cho công việc của mình.

Adobe Premiere

Adobe Premiere chắc hẳn đã trở nên quen thuộc với các nhà làm phim nghiệp dư hay chuyên nghiệp trên toàn thế giới. Nếu như bạn muốn sở hữu một Intro video thật sự chuyên nghiệp và độc đáo thì đừng bỏ qua phần mềm này nhé. Với chức năng chính là dựng phim, biên tập hiệu chỉnh video sẽ cho bạn tự do sáng tạo và chia sẻ video của mình trên các phương tiện truyền thông.

Các phần mềm tạo Intro video bạn nên biết
Adobe Premiere

Nhìn chung thì Adobe Premiere sở hữu nhiều tính năng và ưu điểm nổi bật. Với Premiere, bạn có thể sản xuất video với độ phân giải cao lên đến 10.240 x 8.192, lên tới 32-bits mỗi điểm màu sắc trong cả hai RGB và YUV. Ngoài ra, ứng dụng cũng cho phép bạn chỉnh sửa âm thanh, hỗ trợ VST audio và âm thanh 5.1 trộn sẵn. Adobe Premiere cũng tương thích với 2 hệ điều hành phổ biến nhất hiện nay là Mac OS và WIndows nên bạn hoàn toàn có thể sử dụng chúng một cách linh hoạt, miễn sao cho ra được một sản phẩm Intro cuối cùng như mong muốn.

Adobe After Effects

Adobe After Effects (AE) cũng là một ứng dụng thuộc hệ sinh thái Adobe mà bạn không thể bỏ qua nếu muốn tạo một Intro ấn tượng. Khác với Adobe Premiere, AE lại là phần mềm cho phép bạn xử lý hiệu ứng kỹ xảo, đồ họa chuyển động kỹ thuật số một cách chuyên nghiệp nhất. Tất nhiên, khi sử dụng ứng dụng này, bạn chắc chắn sẽ sở hữu những Intro video với chất lượng cao và có chuyển động đồ họa ấn tượng thu hút người xem.

Các phần mềm tạo Intro video bạn nên biết
Adobe After Effect

Đặc biệt, phần mềm này cũng tương thích với nhiều người anh em khác trong nhà Adobe như Photoshop, Illustrator, Premiere Pro, Flash hay Encore. Nhờ vậy bạn có thể đồng bộ và sử dụng chúng một cách tiện lợi nhất trong quá trình tạo dựng intro. Thậm chí bạn có thể kết hợp cả 2 phần mềm Premiere và After Effects để có thể tăng hiệu suất cũng như chất lượng video, chắc chắn bạn sẽ sở hữu những thước phim tuyệt vời và ấn tượng nhất.

Các phần mềm tạo Intro video bạn nên biết
Adobe After Effects

Camtasia Studio

Đây là một trong những ứng dụng hữu ích giúp bạn ghi lại các thao tác trên màn hình máy tính để xem lại hay chia sẻ với bạn bè. Với phần mềm này, bạn có thể dễ dàng trong việc thu lại, biên tập và xuất bản các ấn phẩm video trên màn ảnh với nhiều định dạng khác nhau. Đây chính là một phần mềm bạn không thể bỏ qua nếu muốn tạo dựng một Intro ấn tượng và thu hút người xem. Việc sử dụng Camtasia Studio cũng vô cùng đơn giản bởi hãng cung cấp cho người dùng một bộ tài liệu với hướng dẫn cụ thể, đi kèm theo là chương trình chi tiết và phân định 3 giai đoạn nên bạn có thể dễ dàng làm quen và thao tác mà không lo gặp trở ngại.

Các phần mềm tạo Intro video bạn nên biết
Camtasia Studio

Ngoài ra, phần mềm này cũng cung cấp cho bạn một bộ công cụ để ghi hình ảnh từ màn hình máy tính của người dùng. Thêm vào đó là nhiều tính năng đa dạng để tùy chỉnh các thiết lập ghi âm giúp âm thanh của Intro video ấn tượng hơn. Hiệu ứng màn hình và nắm bắt được những ảnh nổi bật từ webcam giữa các hình ảnh trong video cũng là những tính năng nổi trội bạn có thể sử dụng khi tạo Intro Video của riêng mình.

Các phần mềm tạo Intro video bạn nên biết
Camtasia Studio

BluffTitler

BluffTitler cũng là phần mềm tạo Intro video đáng để trải nghiệm bởi nó sở hữu những tính năng vô cùng nổi bật. Cụ thể hơn, phần mềm sở hữu nhiều công cụ chỉnh sửa và tạo hiệu ứng video phong phú, đa dạng; ngoài ra cũng dễ dàng xuất và chia sẻ video theo nhiều kênh khác nhau và dưới các định dạng phổ biến. Bên cạnh đó BluffTitler cũng có nhiều phiên bản khác nhau để người dùng tùy chọn theo nhu cầu sử dụng, hệ thống Template và video chỉ dẫn cơ bản khá đồng bộ nên bạn có thể thoải mái sáng tạo và thao tác mà không gặp bất kỳ trở ngại nào.

Các phần mềm tạo Intro video bạn nên biết
BluffTitler

Với phần mềm này, người dùng có thể sáng tạo và sản xuất Intro một cách ấn tượng mà không cần quá nhiều thao tác phức tạp. BluffTitler sẽ giúp bạn tạo ra những thước phim ấn tượng với màu sắc, nội dung, tiêu đề và thời gian chạy Frames được chỉnh sửa tùy thích theo ý muốn. Nhờ vậy mà đây là công cụ không thể thiếu với những ai đang chập chững bước vào nghề.

Các phần mềm tạo Intro video bạn nên biết
BluffTitler

Vipid

Vipid là một ứng dụng trực tuyến giúp bạn tạo ra các video sinh động từ hình ảnh, clip và nội dung có sẵn, Bởi vậy đây cũng được coi là một công cụ hữu ích nếu như bạn muốn sáng tạo và sản xuất những Intro Video ấn tượng. Đặc biệt hơn, thông qua vipid, người dùng có thể tiếp cận với nền tảng công nghệ cao phổ biến trong các phim điện ảnh Hollywood. Chỉ với một giao diện web đơn giản nhưng Vipid lại chứa đựng những công nghệ cao giúp bạn thao tác dễ dàng hơn rất nhiều.

Các phần mềm tạo Intro video bạn nên biết
Vipid

Đặc biệt, người dùng có thể sử dụng hàng chục chủ đề khác nhau trong ứng dụng này. 3 dạng chủ đề chính mà Vipid cung cấp như sau:

  • Famous themes: chủ đề từ intro của các clip nổi tiếng
  • Original themes: chủ đề tập hợp từ các bài thuyết trình trong kinh doanh hoặc từ các channel ID trực tuyến
  • Parody themes: chủ đề nhái thường được sử dụng để làm quả tặng hoặc video gia đình

Như vậy, bài viết đã mang đến những thông tin hữu ích và quan trọng về Intro mà bạn đọc quan tâm. Hy vọng với những nội dung chia sẻ phía trên, bạn có thể dễ dàng hơn trong việc tạo các Intro Video của mình qua các phần mềm được giới thiệu trong bài viết. Nếu bạn đam mê về thiết kế đồ họa và đang tìm kiếm những khóa học chuyên sâu về lĩnh vực này thì đừng quên truy cập website của FPT Arena để được tư vấn và hỗ trợ ngay hôm nay nhé.

Viện Đào Tạo Quốc Tế FPT

FPT Arena Multimedia – https://arena.fpt.edu.vn