Hệ thống giao thông thông minh (ITS) là gì?

Its là gì

Hệ thống giao thông thông minh (ITS) là gì? Hệ thống này có vai trò như thế nào trong an ninh giao thông hiện nay. Hãy cùng xem qua bài viết này để hiểu thêm về sự đóng góp của chúng nhé.

1. Hệ thống giao thông thông minh ITS là gì?

Hệ thống giao thông thông minh ITS có tên tiếng Anh là Intelligent transportation system- ITS. Hiện nay đây là một ứng dụng tiên tiến nhằm cung cấp các dịch vụ sáng tạo liên quan đến các phương thức vận tải và quản lý giao thông khác nhau, đồng thời cho phép người dùng được cung cấp thông tin tốt hơn và sử dụng mạng lưới giao thông an toàn hơn, phối hợp hơn và thông minh hơn.

Hệ thống được ứng dụng khoa học kỹ thuật công nghệ, gồm các thiết bị như cảm biến, điện tử, tin học, viễn thông để điều khiển, điều hành và quản lý các hệ thống giao thông vận tải tối ưu nhất nhằm giảm thiểu ùn tắc giao thông, giảm tại nạn, giảm tiêu hao nhiên liệu làm hạn chế ô nhiễm môi trường.

2. Mục tiêu của Hệ thống giao thông thông minh (ITS)

Hệ thống giao thông thông minh (ITS) bao gồm con người, phương tiện tham gia giao thông, cơ sở hạ tầng giao thông. Các thành phần được liên kết chặt chẽ với nhau nhằm bảo đảm cho hệ thống giao thông đạt các mục tiêu sau:

  • Giúp hoàn thiện kết cấu hạ tầng đường bộ và xử lý khẩn cấp các sự cố giao thông.
  • Hiện đại hoá các trạm thu phí tự động và trạm cân điện tử…
  • Giảm tai nạn, ùn tắc giao thông và giảm ô nhiễm môi trường…
  • Tiết kiệm thời gian, tiền bạc và nhiên liệu, tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho việc đi lại và vận chuyển hàng hóa.
  • Quản lý các đường trục giao thông chính, điều tiết việc đi lại của phương tiện trên đường bằng biển báo điện tử.
  • Tạo ra hệ thống thông tin cho người đi đường, phổ cập văn hoá giao thông và hỗ trợ quá trình khai thác, điều hành hệ thống giao thông công cộng, chống kẹt xe.
  • Góp phần trong việc sản xuất các phương tiện thông minh, nâng cao hiệu quả của thiết bị an toàn giao thông.

3. Đặc điểm của Hệ thống giao thông thông minh (ITS)

Được áp dụng các công nghệ, ứng dụng khoa học thông minh, có tính đa dạng và mức độ ứng dụng của hệ thống giao thông thông minh cao. Một số công nghệ nổi trội như định vị ô tô, điều khiển tín hiệu giao thông, quản lý container, dấu hiệu thông báo biến, nhận dạng biển số tự động, camera giám sát tốc độ, camera giám sát an ninh, hệ thống phát hiện sự cố, hệ thống phát hiện phương tiện đang dừng,…

Trong an ninh nội, hệ thống giám sát các tuyến đường trong hệ thống giao thông luôn được ưu tiên. Phần lớn cơ sở hạ tầng và quy hoạch liên quan đến hệ thống giao thông thông minh sẽ đi đôi với nhu cầu về hệ thống an ninh nội địa.

Một hệ thống giao thông thông minh (ITS) sẽ bao gồm các hệ thống nhỏ như sau tạo thành:

  • Hệ thống phần mềm quản lý và điều hành giao thông (Traffic Management System – TMS)
  • Hệ thống điều khiển đèn tín hiệu giao thông và dòng lưu thông (Traffic Flow Control System – TFC)
  • Hệ thống bảng quang báo hiển thị thông tin giao thông trực tuyến
  • Hệ thống thu phí không dừng
  • Hệ thống đo đếm và phân tích lưu lượng xe lưu thông
  • Hệ thống cân tự động
  • Hệ thống quản lý xe buýt
  • Hệ thống giám sát trật tự an toàn giao thông: giám sát tốc độ phương tiện lưu thông, giám sát vị phạm hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông, sai làn, lấn tuyến, ngược chiều

4. Vai trò của hệ thống giao thông thông minh (ITS)

Hệ thống giao thông thông minh (ITS) thúc đẩy hơn nữa bởi sự tập trung ngày càng tăng vào an ninh nội địa. Có vai trò quan trọng trong việc sơ tán hàng loạt nhanh chóng người dân ở các trung tâm đô thị sau các sự kiện thương vong lớn như hậu quả của một thảm họa tự nhiên hoặc mối đe dọa.

Việc sử dụng hệ thống giao thông thông minh là một trong những giải pháp tối ưu để giảm thiểu cũng như khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, ô nhiễm không khí, hiệu ứng nhà kính. Trước những tình trạng phương tiện giao thông ngày càng nhiều, tạo ra ô nhiễm không khí đáng kể, gây ra rủi ro an toàn đáng kể và làm trầm trọng thêm cảm giác bất bình đẳng trong xã hội.

Các ứng dụng của hệ thống giao thông thông minh (ITS) di động: nhằm mục đích cung cấp tuyến đường ngắn nhất giữa các cặp điểm đi-điểm đến xem xét các yếu tố như khoảng cách, thời gian, mức tiêu thụ năng lượng,… giúp giám sát và quản lý hiệu suất của hệ thống giao thông bằng cách điều chỉnh tín hiệu giao thông, quản lý động các hoạt động chuyển tuyến hoặc điều động các dịch vụ bảo trì khẩn cấp.

>>> Tham khảo: Công nghệ 4.0 là gì?