Key Message Là Gì? Làm Sao Để Xây Dựng Thông Điệp Truyền Thông Hấp Dẫn

Key message là gì

Thông điệp truyền thông (key message) là thông tin cốt lõi mà doanh nghiệp muốn khách hàng nghe, hiểu và ghi nhớ về những gì họ làm, những gì họ có thể giải quyết được cho khách hàng, vì sao khách hàng nên tin, và vì sao công chúng nên chọn doanh nghiệp đó thay vì các đối thủ cạnh tranh.

Một chiến dịch marketing thành công cần có những yếu tố như: Mục tiêu, thông điệp, báo cáo, kế hoạch truyền thông, ngân sách, sản xuất nội dung và thực thi. Trong bài viết này, Malu Design sẽ giúp bạn hiểu rõ về tầm quan trọng và cách để tạo nên một key message in sâu vào tâm trí khách hàng.

>>> Đọc thêm Marketing là gì?

Tại sao key message quan trọng?

Trong một chiến dịch marketing, key message đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy hành động của khách hàng. Có được một thông điệp ấn tượng là bước tiến lớn để tăng sự tương tác, tạo sự đồng nhất trên các kênh truyền thông, và tăng khả năng ghi nhớ với sản phẩm.

Trả lời câu hỏi: Cái gì? Cho ai? Vì sao?

Cái gì?

Bạn sẽ viết về điều gì trong thông điệp? Một thông điệp nên bắt đầu từ mục tiêu chính của công ty. Để có kết quả tốt hơn, hãy xem lại giá trị cốt lõi, tầm nhìn, sứ mệnh của công ty để đảm bảo kết quả cuối cùng đáp ứng mục tiêu thương hiệu.

Tham khảo thêm các thông điệp trước đó của thương hiệu để đảm bảo sự đồng nhất về giá trị, nhận diện, tông giọng, v.v

Cho ai? Tại sao?

Khi bạn đã nắm rõ về doanh nghiệp và thương hiệu, xác định được đối tượng khách hàng mục tiêu là bước tiếp theo.

Khi sáng tạo thông điệp, hãy tạo ra bản sắc riêng và đừng để key message của bạn “hao hao” giống nhãn hàng nào khác. Vì vậy, bạn cần phải nghiên cứu, cân nhắc thật kỹ càng để xác định phong cách, giọng điệu cho thông điệp. Sau đó tìm ra ý tưởng và linh hoạt thêm các keyword liên quan tới sản phẩm, dịch vụ, và thương hiệu.

Bạn có gặp khó khăn trong việc định vị thương hiệu và xác định khách hàng mục tiêu?

Yếu tố của một Key message hay

  • Ngắn và đơn giản

Thông điệp thường ngắn hơn 12 chữ và đơn giản để truyền tải thông tin một cách nhanh chóng. Trong một vài giây xuất hiện, khách hàng sẽ không thể nhớ hoặc đọc hết nếu thông điệp của bạn quá dài.

  • Khác biệt

Hãy nhớ thông điệp đại diện cho thương hiệu. Bạn sẽ không muốn khách hàng nghĩ tới thương hiệu khác khi đọc key message của bạn đúng không? Vậy nên hãy khéo léo thể hiện những bản sắc của thương hiệu vào thông điệp.

  • Tông giọng

Hãy tưởng tượng cách bạn giao tiếp với khách hàng, bạn sẽ chọn từ ngữ như thế nào? Vui vẻ, hài hước hay từ tốn, khiêm nhường? Đâu sẽ là ngôn ngữ khách hàng mục tiêu muốn nghe?

  • Cảm xúc

Hãy dựa vào chân dung khách hàng để thêm các yếu tố cảm xúc phù hợp vào thông điệp. Đừng tập trung quá nhiều vào lượng thông tin truyền tải. Việc nhồi nhét quá nhiều thông tin sẽ khiến key message trở nên khô khan và khó nhớ. Ngoài ra, thêm yếu tố hài hước sẽ là một điểm cộng nếu điều này phù hợp với dịch vụ & nhóm khách hàng của bạn.

  • Ngôn Ngữ

Ưu tiên lựa chọn những ngôn từ tích cực và dễ đọc. Việc sử dụng tiếng lóng có thể gây ấn tượng với một số nhóm khách hàng nhưng khả năng rủi ro sẽ khá cao. Vì vậy, hãy cân nhắc kỹ càng với từng từ ngữ trong key message.

Các bước viết thông điệp truyền thông hiệu quả

“Gãi đúng chỗ ngứa” của khách hàng – những lợi ích tuyệt vời mà bạn đem đến cho họ

Xác định thị trường mục tiêu hướng đến

Hay nói cách khác: Phân khúc thị trường mà bạn muốn hướng đến là ai? Một khi đã xác định chính xác phạm vi và đối tượng mục tiêu bạn muốn hướng đến, thông điệp truyền thông của bạn sẽ thu hẹp hơn và tiếp cận gần hơn với thị trường mục tiêu của bạn.

Xác định vấn đề khúc mắc đang tồn tại trong thị trường

Ai cũng có vấn đề, thị trường mục tiêu của bạn cũng thế. Có rất nhiều cách để xác định được “chỗ đau “của khách hàng, trong đó hiệu quả nhất có lẽ chính là trực tiếp nghe họ nói về “chỗ đau” ấy, trực tiếp cảm nhận và tìm cách giải quyết chúng. Việc xác định được vấn đề mà thị trường mục tiêu bạn đang gặp phải đồng nghĩa với việc bạn đã hiểu khách hàng của mình rồi.

Đồng thời bước này cũng một lần nữa thu hẹp lại phạm vi đối tượng mục tiêu bởi bạn đã hiểu được cảm giác và vấn đề của họ, từ đây bạn sẽ có cách làm sao để giúp họ giải quyết được chúng.

Giải pháp của bạn cho những khúc mắc trong thị trường đó

Giống như việc “gãi đúng chỗ ngứa” của khách hàng, việc đưa đến cho thị trường mục tiêu – khách hàng những giải pháp giống như việc bạn đem đến phương pháp chữa trị hiệu quả. Bạn sẽ cần phải trình bày những lợi ích hấp dẫn giúp họ cải thiện, thay đổi cuộc sống của mình và chữa được những “chỗ đau” của khách hàng, đồng thời khẳng định giải pháp của bạn là đơn giản, dễ thực hiện và đặc biệt ít rủi ro (tốt nhất là nên dùng những lợi ích của bạn áp đảo chúng).

Chứng minh giải pháp của bạn là hoàn hảo

Rõ ràng rồi! Muốn thuyết phục được ai đó luôn cần đến ví dụ chứng minh, nhất là khi khách hàng đã ngày càng trở nên thông thái, nhiều lựa chọn và nhiều tính toán hơn. Sẽ không bao giờ là đủ nếu bạn chỉ biết kể ra những lợi ích mà bạn đem lại cho họ. Bạn sẽ cần phải có những con người thật, công việc thật để chứng minh giải pháp của bạn là hoàn hảo nhất. Hoặc lấy luôn chính khách hàng làm ví dụ.

Bạn có thể trình bày theo 3 cách: trước khi khách hàng đến với giải pháp của bạn họ đã gặp phải những khó khăn thế nào, giải pháp của bạn đem đến cho họ, và cuối cùng là những thay đổi tuyệt vời sau khi áp dụng giải pháp của bạn. Đặc biệt là khi gắn liền với những con số thời gian sẽ đem lại cho bạn kết quả vô cùng tốt

Giải thích chỉ rõ giải pháp của bạn là khác biệt so với thị trường

Giữa một vòng tròn với rất rất nhiều đối thủ cạnh tranh đang cùng cung thị trường mục tiêu như bạn, bạn cần phải tạo nên sự khác biệt của mình, khác biệt trong giao tiếp, khác biệt trong thông điệp, khác biệt trong cách thức phục vụ khách hàng… Sự khác biệt sẽ tạo nên giá trị riêng cho bạn và cho cả chính khách hàng.

>>> Xem thêm bài viết: Triển Khai Big Idea Cho Chiến Dịch Marketing Của Doanh Nghiệp

Ví dụ Key Message hay của các thương hiệu nổi tiếng

Coca cola

  • Give Coke for ultimate family fun
  • Share a Coke, connecting friends

Starbucks

  • A perfect cup of coffee
  • ‘Third place’ between home and work
  • Customer service: welcoming, personalized
  • A good life with a good cup of coffee

Bitis

  • Đi để trở về

Vinamilk

  • Vinamilk – Mắt sáng dáng cao
  • Sữa chua vinamilk nha đam mới – Vị thật ngon, da thật đẹp

TẠO NÊN KEY MESSAGE (KM) THẾ NÀO ?

1 . Brainstorm

Xác định mục tiêu truyền thông (key message nên bám theo mục tiêu này), khách hàng mục tiêu: Họ cần gì và muốn nghe gì từ bạn? Bạn có nhiều đối tượng mục tiêu không? Nếu có, hãy điều chỉnh để phù hợp với từng nhóm.

Phát triển KM bằng cách trả lời những câu hỏi sau:

  • Nội dung của thông điệp mà bạn muốn truyền tải tới khách hàng

  • Tại sao nó lại quan trọng đối với họ?

  • Tại sao nó độc đáo và khác biệt?

  • Tại sao khách hàng mục tiêu lại quan tâm đến những thông tin này?

  • Những lợi ích và giá trị cho khách hàng ở đây là gì? Hãy nghĩ về WIFM (what’s in it for me) đối với công chúng

  • Có rào cản hay thách thức nào khi triển khai?

2 . Chỉnh sửa và hoàn thiện key message

Sau khi cho ra bản draft, hãy review lại bằng những câu hỏi sau:

  • Nó có bám sát mục tiêu truyền thông không ?

  • Nó có thể áp dụng cho doanh nghiệp mình không hay áp dụng cho các đối thủ cạnh tranh?

  • Khi đọc ra tiếng, nó có tạo thành âm thanh trò chuyện không?

  • Bạn có thể đơn giản hóa ngôn ngữ hoặc làm nó ngắn gọn hơn không?

  • Nó có thúc đẩy khách hàng mục tiêu hành động không?

Khi thiết kế một thông điệp, ba quyết định quan trọng cần quan tâm đó là quyết định về chủ đề (điểm hấp dẫn), cấu trúc và định dạng của thông điệp. Thường có 3 chủ đề lôi cuốn: Lý trí, tình cảm hay đạo đức

  • Chủ đề lý trí

Thường liên quan đến lợi ích cá nhân của công chúng, cho thấy rằng sản phẩm đó sẽ đem lại những lợi ích gì cho họ. Đó thường là những thông điệp thể hiện chất lượng, giá trị, tính kinh tế và hiệu quả của sản phẩm

Ví dụ: Với sản phẩm mỳ ăn liền, Omachi đã cho thấy chất lượng vượt trội của mình so với đối thủ bằng cách nhấn mạnh: “Mỳ khoai tây omachi rất ngon mà không sợ nóng”.

  • Chủ đề cảm xúc

Là những thông điệp cố gắng thúc đẩy tình cảm, cảm xúc tích cực hoặc tiêu cực liên quan đến việc mua hàng như tình yêu, niềm vui, sự hài hước, sợ hãi… Điều này xuất phát từ nhận định: Người tiêu dùng thường cảm nhận trước rồi mới suy nghĩ và bản chất của sự thuyết phục thuộc về yếu tố tình cảm.

Quảng cáo bánh Chocopie từng khiến khán giả bùi ngùi xúc động về tình ông cháu thật thiêng liêng

  • Dạng lôi cuốn đạo đức

Nhằm vào cảm giác của công chúng tin về những gì được cho là “chuẩn mực” và “lương thiện”, thường hướng đến ủng hộ các vấn đề xã hội, tính nhân đạo, bảo vệ môi trường.

Thông điệp: “Hãy gặm móng tay thay vì sử dụng sừng tê giác” của Trung tâm giáo dục thiên nhiên (ENV) là một ví dụ điển hình

>>> Xem thêm Slogan Là Gì? 26+ Slogan Hay Nhất Của Thương Hiệu Nổi Tiếng

Tổng kết

Như vậy Malu đã đưa đến cho bạn những thông tin về thông điệp truyền thông – key message là gì. Đặc biệt đã giới thiệu đến bạn những thông điệp truyền thông ấn tượng, sáng tạo nhất đến từ các thương hiệu. Mong rằng bạn có thể ứng dụng và tạo được key message đầy thu hút.