Keycap là gì? Các loại keycap, profile keycap phổ biến nhất hiện nay

Keycap là gì? Các loại keycap, profile keycap phổ biến nhất hiện nay

Keycap là gì

Bạn là người mới tìm hiểu về bàn phím và keycap và không biết bắt đầu từ đâu. Bài viết sau đây sẽ cung cấp các khái niệm về keycap, profile keycap cũng như chất liệu và các profile keycap phổ biến trên thị trường ngày nay.

Keycap là gì? Các loại keycap, profile keycap phổ biến nhất hiện nay

Keycap là gì? Các loại keycap, profile keycap phổ biến nhất hiện nay

I. Keycap, profile keycap là gì?

1. Keycap

Keycap là phím dùng trên bàn phím cơ. Công dụng chính của keycap là tạo ra trải nghiệm gõ phím tốt hơn cho người dùng. Ngày nay, với sự phát triển của công nghệ, người ta có thể tạo ra các mẫu keycap vô cùng đẹp mắt, đa dạng về màu sắc, kích thước và chất liệu mà giá thành lại phải chăng, phù hợp với nhiều phân khúc khách hàng khác nhau.

Keycap

Keycap

2. Profile keycap

Profile keycap là thông số về độ cao và độ nghiêng của keycap. Tùy mỗi profile keycap sẽ mang lại cho bạn trải nghiệm gõ phím và thẩm mỹ khác nhau. Tuy có sự khác biệt nhưng các hãng đều hướng đến việc tạo ra một không gian làm việc thoải mái và linh hoạt cho người dùng.

Profile keycap

Profile keycap

II. Keycap được làm bằng chất liệu gì?

1. Nhựa ABS

Nhựa ABS (Acrylonitrile Butadiene Styrene) là loại nhựa có tính đàn hồi cao và khả năng chống chịu va đập tốt. Nhựa ABS thường được dùng trên các mẫu bàn phím cơ có giá thành rẻ. Màu phím làm bằng nhựa ABS rất đẹp và hút mắt do bản thân màu nền của nhựa này đã tươi sẵn, cộng thêm việc sờ vào phím cho cảm giác chắc chắn khiến bạn có thể dễ dàng nhận biết loại nhựa này.

Một ví dụ của nhựa ABS là gạch LEGO. Tưởng tượng cảnh bạn dẫm phải một mẩu LEGO thì bạn sẽ hình dung được độ cứng cáp của loại nhựa này. Keycap ABS khi gõ sẽ nghe tiếng *tách tách* trong trẻo đặc trưng.

Keycap làm bằng nhựa ABS

Keycap làm bằng nhựa ABS

Ưu điểm

  • Giá thành rẻ.
  • Chống va đập tốt.
  • Tính đàn hồi cao.
  • Mẫu mã đa dạng do nhựa dẻo, dễ đúc khuôn.

Nhược điểm

  • Bề mặt bị bóng sau một thời gian sử dụng.
  • Dễ bị ngả vàng khi tiếp xúc với ánh nắng trực tiếp.
  • Bám tay kém hơn do có độ trơn.

2. Nhựa PBT

Nhựa PBT (Polybutylene Terephthalate) có bề mặt nhám, cứng cáp hơn và có độ co nhiều hơn so với ABS. Keycap PBT khi gõ bạn sẽ nghe thấy âm thanh “bụp bụp”. Hầu như chỉ có các bàn phím thuộc tầm cận cao cấp trở lên mới sử dụng loại nhựa này, do nhựa có tốc độ kết tinh nhanh nên đòi hỏi kỹ thuật chế tác cao hơn. Còn các bàn phím có giá thành rẻ hơn sẽ sử dụng nhựa PBT cho keycap còn phần switch (khung bàn phím) sẽ dùng cả 2 loại nhựa PBT và ABS.

Keycap nhựa PBT

Keycap nhựa PBT

Ưu điểm

  • Độ bền cao và khả năng chống bụi bẩn tốt.
  • Bề mặt nhám hơn ABS.
  • Không bị bóng hoặc ngả màu sau một thời gian sử dụng.
  • Dễ vệ sinh do trơ với các hóa chất.
  • Chống chịu nhiệt độ tốt.

Nhược điểm

  • Giá thành cao
  • Dễ vỡ do chất liệu nhựa giòn.
  • Dễ cong vênh do co ngót chênh lệch cao.
  • Không có các tông màu tươi sáng.

3. Nhựa PC

Nhựa PC (Polycarbonate) trải qua điều kiện sấy nhất định nên có độ cứng cao. Nhờ độ trong suốt, nhựa PC thường được dùng cho các bàn phím có đèn LED. Tuy không phổ biến như PBT hay ABS nhưng bạn vẫn có thể tìm thấy chất liệu này trên các thiết kế cao cấp của Razer. Nhựa PC có thể được sản xuất riêng hoặc trộn với ABS để tạo thành ABS-PC.

Keycap nhựa PC

Keycap nhựa PC

Ưu điểm

  • Độ bền ngang ngửa ABS.
  • Không bị ngả vàng sau lâu ngày sử dụng.
  • Khả năng chống va đập tốt.
  • Tính thẩm mỹ cao do có độ trong suốt đặc trưng.
  • Tính ổn định nhiệt độ tốt.

Nhược điểm

  • Dễ nhìn thấy các vết trầy xước do va đập mạnh.
  • Cần vệ sinh keycap thường xuyên để đảm bảo tính thẩm mỹ.

4. Nhựa POM

Nhựa POM (Polyoxymethylene) có độ chống chịu rất cao, kèm theo khả năng chống trầy xước – chống chất tẩy rửa nên nó được xếp vào hàng cực phẩm. Do giá thành quá đắt và quá khó để tùy biến nên có rất ít nhà sản xuất chọn loại nhựa này để làm keycap. Thường thì những dòng keycap cao cấp kiểu này sẽ được dùng để đánh dấu sự độc quyền hay đẳng cấp của hãng.

Keycap nhựa POM

Keycap nhựa POM

Ưu điểm

  • Bền bỉ, chống va đập cực tốt.
  • Chống hóa chất tẩy rửa giúp bạn dễ dàng vệ sinh keycap.
  • Chống trầy xước.
  • Tính thẩm mỹ cao.

Nhược điểm

  • Giá thành cao, ít nguồn sản xuất.
  • Khó chế tác.
  • Độ bám bề mặt ít, có cảm giác trơn trượt.

5. Nhựa PVC

Nhựa PVC (Polyvinyl Chloride) khá cứng, chủ yếu được dùng để làm keycap. Độ phổ biến chỉ đứng sau ABS, được các hãng công nghệ lớn sử dụng do có giá thành rẻ. Tuy nhiên nhựa PVC chỉ có độ cứng và độ bền trung bình, kèm theo đó là dễ bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ.

Keycap nhựa PVC

Keycap nhựa PVC

Ưu điểm

  • Giá thành phải chăng.
  • Màu sắc và kiểu dáng đa dạng.
  • Dễ vệ sinh và làm sạch do có bề mặt mịn.
  • Ít bị cong vênh.

Nhược điểm

  • Khả năng chịu nhiệt kém.
  • Độ cứng trung bình.
  • Độ bám tay không quá cao.

6. Kim loại

Ngày nay, nhiều nghệ nhân keycap cũng bắt đầu nâng tầm cuộc chơi khi sử dụng kim loại để tạo nên những mẫu keycap độc lạ, có một không hai trên thị trường. Kim loại được sử dụng chủ yêu là nhôm, kẽm hoặc hợp kim của chúng (do có trọng lượng nhẹ). Keycap kim loại sẽ có giá thành nhỉnh hơn ABS do tốn chi phí gia công nhưng đổi lại, thành phẩm sẽ vô cùng ưng ý và đẹp mắt. Hơn thế, bạn còn có thể tùy ý in chữ/hình hoặc khắc chữ/hình nổi lên keycap của riêng mình.

Keycap kim loại

Keycap kim loại

Ưu điểm

  • Khá bền, chống chịu nhiệt và va đập tốt.
  • Thành phẩm đẹp mắt, độc đáo.
  • Đa dạng màu sắc và kiểu dáng.

Nhược điểm

  • Giá thành cao.
  • Tạo tiếng ồn lớn khi gõ.
  • Một số keycap kim loại bám vân tay.

III. Một số keycap profile phổ biến nhất hiện nay

1. OEM

OEM (Original Equipment Manufacturer) là loại keycap profile thông dụng nhất. Dạng keycap này thuộc loại sculpted profile (phím ở mỗi hàng sẽ có độ cao và nghiêng khác nhau để phù hợp với chuyển động của các ngón tay khi gõ) nên độ cao và độ nghiêng giữa các hàng sẽ có sự chênh lệch và bề mặt các keycap hơi cong lên như hình trụ để ôm các ngón tay, hay còn được gọi là phím Grab.

Giống như tên gọi của nó, OEM profile được áp dụng cho các bàn phím gốc của các hãng khi vừa tung ra thị trường. Hầu hết các hãng lớn như Razer, Corsair, Logitech,… đều sử dụng OEM keycap profile cho sản phẩm của họ. Nhưng vì quá phổ biến nên các OEM profile thường được đánh giá là gây ra cảm giác “nhàm chán” khi gõ.

OEM profile

OEM profile

Ưu điểm

  • Độ cao và độ nghiêng được thiết kế vừa phải.
  • Độ cong bề mặt được dàn đều theo chiều ngang giúp phân bố lực hợp lý cho các ngón tay, giúp các đầu ngón dễ phân biệt các phím từ đó gõ nhanh và chính xác hơn.
  • Dễ làm quen, dễ sử dụng.
  • Giá thành phải chăng.
  • Phổ biến trên thị trường nên dễ tìm mua.

Nhược điểm

  • Không thể thay đổi vị trí của keycap.
  • Tùy mỗi hãng thì OEM profile sẽ được tinh chỉnh riêng nên cần lưu ý về kích thước và hình dạng khi muốn đổi keycap mới.
  • Không phù hợp với các bạn có bàn tay nhỏ do phải vươn tay nhiều, gây mỏi tay.

2. Cherry

Cherry profile có nguồn gốc từ hãng Cherry“ông trùm switch cơ” đến từ Đức. Profile này có bề mặt phẳng đều, độ nghiêng khá lớn ở các hàng cuối. Đây là dạng keycap được đánh giá là dễ sử dụng, có tính thẩm mỹ cao và tạo cảm giác chắc chắn, êm ái khi gõ. Tuy không phổ biến như OEM nhưng Cherry cũng được rất nhiều người ưa chuộng do có nhiều kiểu dáng, mẫu mã thiết kế đẹp mắt, cộng thêm sự tỉ mỉ đến từng chi tiết của các kỹ sư người Đức.

Cherry khá giống với OEM nhưng độ cao có phần thấp hơn. Do vậy mà độ nghiêng ở các hàng cuối cũng được tinh chỉnh để cân bằng lực của tay khi thao tác. Cherry đặc biệt phù hợp với các bạn có bàn tay nhỏ hơn hoặc không muốn vươn tay quá nhiều khi gõ. Đây cũng là lý do chủ yếu mà nhiều người chuyển từ OEM sang Cherry, dù giữa chúng không có quá nhiều sự khác biệt.

Cherry profile

Cherry profile

Ưu điểm

  • Cho trải nghiệm gõ phím cực tốt, ít mỏi tay khi phải gõ trong thời gian dài.
  • Phím gõ chắc và êm ngay cả khi gõ với tốc độ nhanh.
  • Thoải mái, dễ sử dụng.
  • Tính thẩm mỹ cao, nhiều kiểu dáng độc lạ.

Nhược điểm

  • Không tương thích với switch có đèn LED nằm dưới cùng.
  • Giá thành cao.

3. SA

SA profile được thiết kế bởi hãng Signature Plastics của Mỹ, hãng nổi tiếng với sự chỉn chu trong từng công đoạn sản xuất khi mỗi keycap đều được đúc theo công nghệ doubleshot và cho ra chất lượng hàng đầu. Keycap SA thuộc dạng “hardcore”, với độ cao phím hơn hẳn OEM, thích hợp với những người dùng nhiều lực khi gõ phím hay những người thích cảm giác mạnh. Profile này có độ lõm vừa phải, dáng cao và khi kết hợp với nhựa ABS tạo ra độ bóng mượt đặc trưng cho các phím, tạo cảm giác vô cùng thuận mắt và lên hình cực đẹp.

Tuy không cho trải nghiệm gõ tối ưu như OEM hay Cherry nhưng SA lại rất được săn đón do thiết kế đẹp mắt mà lại rất hiếm trên thị trường. Đối với dân chơi bàn phím cơ thì việc sở hữu keycap profile SA chứng tỏ được niềm đam mê to lớn cũng như sự kiên nhẫn của họ bởi phải mất vài tháng, thậm chí vài năm để mua được, chưa kể trường hợp bạn không tìm được nơi bán dòng profile này.

SA profile

SA profile

Ưu điểm

  • Keycap cực bền bỉ với công nghệ gia công doubleshot.
  • Thiết kế đẹp mắt với các đường cong rõ ràng, chắc nịch nhưng không kém phần hài hòa.
  • Trình tự sắp xếp các hàng hợp lý tạo cảm giác hút mắt.
  • Nhiều kiểu dáng độc lạ, tạo nên chất riêng của bạn.

Nhược điểm

  • Không tối ưu như OEM hay Cherry.
  • Giá thành cao.
  • Độ cao phím dễ gây mỏi tay, thường phải mua kèm miếng đệm kê tay.

4. DSA

DSA profile cũng đến từ nhà SP. Khác với người anh em SA, keycap DSA có độ cao keycap thấp và mỗi hàng đều cao bằng nhau. Bề mặt có phần hơi lõm nhẹ để ôm các ngón khi thao tác. Ngoài ra các phím cũng được thiết kế với bề mặt rộng, giúp người dùng tránh cảm giác gò bó khi sử dụng. Tổng thể DSA cho người dùng cảm giác đơn giản, hài hòa và thanh lịch. Tuy nhiên với độ thấp đặc trưng thì DSA không phù hợp với các loại switch tactile hay clicky, âm thanh bật ra sẽ không trong hay sáng như các loại high profile (phím cao).

DSA profile

DSA profile

Ưu điểm

  • Keycap thấp nên gõ lâu không bị mỏi tay.
  • Đơn giản, gọn nhẹ, thanh lịch.
  • Bề mặt rộng và lõm vào trung tâm cho trải nghiệm gõ tốt.
  • Kí tự to dễ nhìn nằm chính giữa keycap.
  • Dễ làm quen, dễ sử dụng.

Nhược điểm

  • Không phù hợp với switch dạng tactile hay clicky.

Hi vọng bài viết đã cung cấp cho bạn thông tin cần thiết trong quá trình tìm hiểu về keycap. Nếu thấy hữu ích, hãy chia sẻ ngay đến bạn bè và người thân và đừng quên để lại bình luận đóng góp bên dưới nhé!

Một số mẫu bàn phím gaming xịn sò đang kinh doanh tại Thế Giới Di Động: