Theo như nghiên cứu hiện tại có rất ít tài liệu đề cập chi tiết đến khái niệm nghề khai vấn / huấn luyện (coach) bởi lẽ bởi đây là một nghề mới phổ biến hiện nay. Vậy khai vấn (coach) là gì? Tìm hiểu và hiểu đúng về khai vấn qua bài viết dưới đây.
1. Khai vấn là gì?
Khai vấn hay còn gọi là huấn luyện viên (Coach) có được nhiều đơn vị đào tạo chính thức định nghĩa khác nhau như:
“Coaching là hợp tác cùng khách hàng (coachee) trong một quá trình gợi mở những suy nghĩ mới và sự sáng tạo, từ đó tối đa hóa tiềm năng của họ trong cuộc sống và công việc.”
– ICF (Liên đoàn Huấn luyện Quốc tế)
“Coaching là một quy trình cho phép sự học hỏi và phát triển xảy ra, từ đó tăng cường kết quả đạt được.”
– Mùi tây (1999)
“Mục tiêu tổng quát của coaching là hỗ trợ khách hàng trong một thế giới ngày càng cạnh tranh và áp lực để giúp họ phát triển kỹ năng. cải thiện hiệu suất, tối đa hóa tiềm năng và trở thành con người mà họ muốn trở thành”
– CIPD (Viện Nhân sự và Phát triển Điều lệ)
“Huấn luyện (Khai vấn) là một hành vi và phong cách quản lí hoàn toàn trái ngược với ra lệnh và kiểm soát”
– John Whitmore (Huấn luyện Hiệu suất)
Có nhiều cách định nghĩa khác nhau về khai vấn (Coaching) tuy nhiên về bản chất chúng đều giống nhau là: Giúp khách hàng phát huy tối đa tiềm năng bản thân họ để họ đạt được những điều có ý nghĩa trong cuộc sống và công việc. Bên cạnh đó khai vấn còn là công cụ hữu ích trong việc định hướng tư duy tích cực cho những cá nhân, chủ doanh nghiệp, các công ty và các tổ chức phi lợi nhuận ở mọi cấp độ.
Nếu bạn vẫn thắc mắc và chưa hoàn toàn hiểu “Khai vấn là gì?”, mời bạn xem video này:
2. Lịch sử nghề khai vấn
Nghề khai vấn (Coaching) mặc dù mới được khai thác và được dự đoán đạt mức phát triển nhất từ năm 2020 trở đi nhưng nếu nói về ông tổ thì hẳn là Socrates. Socrates (399-460 TCN) là một nhà hiền triết Hy Lạp cổ đại.
Socrates là một nhà giáo vĩ đại và phương pháp giảng dạy của ông được ghi chép lại gọi là hệ thống câu hỏi Socratic Coaching Questions). Hệ thống này đặt câu hỏi và giúp học viên tự tìm được câu trả lời. Mục đích chính giúp học viên đã suy nghĩ và tìm kiếm chính xác đáp án cho vấn đề này hay chưa, thúc đẩy họ hướng tới mục tiêu cuối cùng.
Ngày nay, các chuyên gia khai vấn (coach) sử dụng hệ thống câu hỏi Socrates trong khai vấn với mục đích:
- Giúp khách hàng hướng vào bên trong mình để khám phá, làm rõ và nắm bắt xác định mục tiêu mình mong muốn đạt được điều gì trong cuộc sống.
- Khuyến khích, thúc đẩy khách hàng tự khám phá, tìm hiểu và nâng cao nhận thức về bản thân mình thông qua những câu hỏi mở và khơi gợi từ coach
- Khởi tạo ra một môi trường an toàn, cởi mở để khách hàng có thể bộc bạch và chia sẻ cảm xúc, suy nghĩ của bản thân.
- Khơi gợi, kiến tạo cùng với khách hàng lên kế hoạch hành động đi tìm giải pháp để đạt được mục tiêu của mình.
- Phản hồi chân thật cho khách hàng về những gì mà chuyên gia Coaching nhìn nhận, quan sát được từ khách hàng.
- Đảm bảo rằng khách hàng là người chịu trách nhiệm 100% cho chính cuộc sống của mình.
- Cam kết luôn đồng hành cùng bạn trong quá trình bạn hiện thực hóa mục tiêu của mình.
Theo sách: Hành Trình trở thành coach chuyên nghiệp (Tác giả: Trần Tiến Công)
3. Khai vấn (Coaching) thực hiện như thế nào?
Khai vấn (Coaching) là một cuộc đối thoại, hoặc một chuỗi các hoạt động đối thoại giữa chuyên gia khai vấn (Coach) với khách hàng. Mục tiêu tạo một cuộc đối thoại bình thường, cởi mở và sẵn sàng chia sẻ. Thông qua cuộc hội thoại này khách hàng sẽ có nhận thức tốt hơn rõ ràng hơn về bản thân, về các vấn đề đang gặp khó khăn, có những nhận thức mới và khai mở những lựa chọn mới. Khách hàng sẽ sẵn sàng vượt qua khó khăn bước tới các mục tiêu của cuộc đời mình.
Đó là lý do nhiều người còn gọi Khai vấn với từ “Khai” nghĩa là khai thông, khai sáng, mở ra; “Vấn” là câu hỏi cũng là tự vấn bản thân. Khai vấn nghĩa là thông qua các câu hỏi giúp khách hàng tự vấn bản thân theo hướng chuyên sâu và tự khai mở ra những nhận thức mới của bản thân. Trong quá trình Coaching (Khai vấn) người Coach sẽ là người lắng nghe và đặt câu hỏi không kèm tư vấn góp ý cá nhân, giúp khách hàng tự tìm ra câu trả lời của chính bản thân họ.
4. Lợi ích của Coaching
Lợi ích của Khai vấn (Coaching) đối với một cá nhân:
- Cải thiện hiệu suất, mục tiêu và mục tiêu của cá nhân
- Tăng sự cởi mở với học tập và phát triển cá nhân
- Tăng khả năng xác định giải pháp cho các vấn đề liên quan đến công việc cụ thể
- Tăng khả năng chịu trách nhiệm cao hơn
- Phát triển sự tự nhận thức
- Cải thiện các kỹ năng hoặc hành vi cụ thể
- Sự rõ ràng hơn trong vai trò và mục tiêu
- Cơ hội để sửa chữa những khó khăn về hành vi/ hiệu suất
Lợi ích của Khai vấn (Coaching) đối với một tổ chức:
- Tối ưu hóa sử dụng tài năng/ tiềm năng của các cá nhân
- Thể hiện cam kết với các cá nhân và sự phát triển của họ
- Hiệu suất/ năng suất tổ chức cao hơn
- Tăng tính sáng tạo, học tập và kiến thức
- Thúc đẩy, tạo động lực cho mọi người
- Tạo điều kiện cho việc áp dụng một phong cách quản lý/ văn hóa mới
- Cải thiện mối quan hệ giữa mọi người và phòng ban
Hiểu rõ về khai vấn sẽ giúp bạn hiểu đúng hơn về ngành nghề này cũng như lợi ích của khai vấn (Coaching) trong cuộc sống của bạn.