Con tim tuy mềm mỏng và yếu đuối, nhưng khi đã đi vào tần số, nó trở nên mạnh mẽ đến nỗi lý trí có bản lĩnh mấy cũng không thể kiềm chế nó được. Có nhiều khi ta biết điều gì đó là sai, nhưng vẫn cứ cắm cổ nhào vào. Có nhiều khi ta chắc chắn rằng đi theo con đường đó là sẽ chết, nhưng chẳng hiểu sao có lực hút nào đó cứ cuốn mình vô. Ta thấy mình hệt như con thiêu thân nhỏ bé mong manh, từ xa nhìn đóm lửa sáng bừng bừng đẹp mắt, lao đầu vô sẽ tiêu tan, nhưng lại vẫn cứ bay vào để rồi rơi rụng xuống. Vì sao thế? Chẳng ai biết, chẳng ai tìm được lý do; nếu có tìm được, chắc cũng khó mà vạch ra được giải pháp; có giải pháp rồi, chưa chắc ta lại chịu làm theo. “Dại khờ” mà, vốn dĩ nó chẳng tuân theo mệnh lệnh của lý trí, có bảo gì nó cũng chẳng nghe. Có kiểu dại khờ vì bệnh lý. Có kiểu dại khờ vì trách nhiệm hay bản năng. Nhưng cũng có kiểu dại khờ do tiếng gào thét của con tim vào một khoảnh khắc bất chợt nào đó gây ra!
Ta yêu một ai đó, yêu đến điên cuồng, yêu đến quên cả trời trăng. Nhưng trớ trêu thay, ta cũng biết chắc rằng người đó chỉ xem ta là một người bạn, hay tệ hơn, chỉ là một người quen. Người ấy có thể đã trao trọn con tim cho người khác hoặc đã thuộc về người khác rồi.Bạn đang xem: Khờ khạo là gìXem thêm: Phường Trong Tiếng Anh Là Gì ? Cách Viết Địa Chỉ Trong Anh NgữXem thêm: Tiãªn Tri « Mã Tiền Khóa Của Khổng Minh ), Thanhloan1089 Ta chỉ là người thừa, người đến sau, người không có chỗ. Ta đừng bên ngoài thế giới của người đó, chỉ có thể ngưỡng vọng từ xa, chứ không thể bước vào. Đau đớn như muốn xé nát con tim. Lý trí bảo ta hãy cố gắng quên người đó đi, vì có cố tiến tới cũng chẳng được gì, không có tương lai tốt đẹp, càng lún sâu vào sẽ càng giãy chết. Lý trí khuyên ta đừng tiếp xúc nhiều với người đó, đừng để những hình ảnh quyến rũ, nét mặt dễ thương, nụ cười duyên dáng, cử chỉ trìu mến của người đó làm xao động con tim. Lý trí ra lệnh cho ta đừng hy sinh cho người ấy nữa, đừng nhớ đừng khóc vì người đó nữa… Nhưng ta có chịu nghe đâu!
Ta vẫn khờ dại nuôi dưỡng tình yêu ấy trong lòng, càng muốn quên lại càng nhớ nhiều hơn. Ta vẫn như chiếc bóng nhìn người ấy đàng xa. Hạnh phúc khi người ấy hạnh phúc, buồn khi người đó buồn. Một cách âm thầm, ta theo dõi từng động tác cử chỉ của người đó, để kịp đỡ người đó dậy khi người đó ngã, để kịp đưa đôi tay lau khô dòng nước mắt khi người đó khóc, để kịp trở thành đôi bờ vai cho người đó gục vào… Ta tình nguyện làm tất cả những điều đó chỉ vì yêu, trong đầu chẳng có chút tính toán gì cho bản thân. Con tim ngày càng héo úa, nhưng vẫn cứ dặn lòng rằng hạnh phúc của mình chính là hạnh phúc của người ấy chứ đâu. Mặc cho người ấy có biết hay không, có chấp nhận cho ta một cơ hội hay không, ta vẫn cứ vùi đầu vào một kiểu dại khờ như thế. Có một sự xung đột nào đó trong lòng: muốn quên đi nhưng chẳng nỡ; vừa muốn buông, vừa muốn giữ; vừa muốn quay lưng, vừa muốn ngoái lại dò tìm.
Ừ thì cứ dại khờ đi! Chẳng ai cấm mình không được dại khờ vì yêu, vì dù có cấm cũng chẳng cấm được. Nhưng đừng đồng hoá dại khờ với mù quáng, đừng hành động “dại khờ” theo kiểu của người ngu muội, đánh mất trí khôn và sự phán đoán. Hãy cứ hy sinh cho người mình yêu như con tim thúc đẩy, nhưng phải biết giới hạn của nó, biết đâu là điểm dừng, biết ranh giới phải dừng lại. Cũng đừng bao giờ quên rằng ta cần phải sống cho chính mình nữa. Đừng cho rằng mình dại khờ như vậy là cao thượng, là tuyệt vời khi nó làm ảnh hưởng đến cuộc sống của mình và của người khác. Ta có thể nói rằng: hãy khôn ngoan trong sự dại khờ của mình, hãy dại khờ một cách có suy nghĩ. Chỉ có những ai có bản lĩnh thật cao mới có thể làm được như thế. Quả vậy, biết cách dại khờ không làm cho người ta dại và khờ, nhưng là dấu chỉ một kiểu khôn ngoan thượng đẳng.