Hay khóc là bệnh gì? Khi phải chịu đựng đau buồn và tổn thương quá lâu mà không thể chia sẻ với ai được, bạn có thể bật khóc như một đứa trẻ bất cứ khi nào.
Nếu bạn cứ ở trong sự đau buồn một thời gian dài thì những suy nghĩ tiêu cực sẽ dần khiến bạn mắc các bệnh về tâm lý.
>>> Đọc thêm: Người trầm cảm có tự khỏi được không?
Người dễ khóc một mình do trầm cảm thường có những dấu hiệu sau đây:
- Buồn bã và tuyệt vọng
- Giảm khả năng tập trung
- Cảm thấy bản thân vô dụng
- Cảm thấy mệt mỏi toàn thân
- Khóc không rõ nguyên nhân
- Gặp các vấn đề về tiêu hóa
- Dễ dàng nóng giận và bực tức
- Tự cô lập bản thân với mọi người
- Có dấu hiệu trầm cảm dẫn đến tự sát
- Rối loạn giấc ngủ
- Không hào hứng tham gia bất kỳ hoạt động xã hội nào
- Thay đổi khẩu vị ăn uống, lúc ăn rất nhiều lúc không muốn ăn gì
- Thay đổi tâm trạng nhanh chóng: Phút trước bạn đang tức giận, ngay sau đó bạn khóc không kiểm soát được
Tại sao lại dễ khóc? Cùng với những triệu chứng trên, người hay khóc một mình cũng sẽ gặp những vấn đề dưới đây:
• Rối loạn lo âu: Bạn không còn tự tin vào bản thân mình và thường xuyên thấy mình vô dụng.
• Rối loạn ăn uống: Biểu hiện này liên quan mật thiết đến những dấu hiệu trầm cảm. Bạn có thể ăn rất nhiều để quên đi nỗi buồn hoặc ăn rất ít vì không cảm thấy ngon miệng.
• Rối loạn giấc ngủ: Lo lắng và suy nghĩ nhiều sẽ khiến bạn trằn trọc khó ngủ hoặc ngủ rất nhiều. Đây cũng là một trong những dấu hiệu cho thấy bạn đã gặp chứng trầm cảm.
• Tăng cân hoặc giảm cân đột ngột: Do thói quen ăn uống thay đổi theo cảm xúc mà bạn có thể tăng cân nhanh chóng đẫn dến béo phì hoặc sụt cân đột ngột.
• Lạm dụng ma túy hoặc rượu bia: Khi buồn phiền, bạn cũng thường có xu hướng sử dụng các chất kích thích như ma túy hoặc rượu bia để giải tỏa cảm xúc.
>>> Tìm hiểu thêm: Cách nói chuyện với người trầm cảm: 9 điều giúp họ vượt qua khó khăn
Liệu pháp giúp hạn chế khóc một mình
>>> Tham khảo thêm: Trầm cảm theo mùa để phòng ngừa và điều trị
Dưới đây là một số gợi ý giúp bạn hạn chế khóc một mình dù có ở trong hoàn cảnh khó khăn nào:
1. Rèn luyện trí tuệ cảm xúc
Bạn có thể rèn luyện trí tuệ cảm xúc của mình bằng những cách dưới đây:
- Định hình lại bản thân và điều chỉnh cảm xúc
- Chấp nhận sự thật và đối mặt với cảm xúc tiêu cực
- Tránh những tình huống gây căng thẳng
2. Chăm sóc sức khỏe thật tốt
• Chăm sóc sức khỏe tinh thần: Bạn có thể tĩnh tâm và thư giãn bằng cách ngồi thiền, xây dựng thói quen đọc sách và tập yoga.
• Chăm sóc sức khỏe thể chất: Tập thể dục đều đặn, có chế độ sinh hoạt lành mạnh, ngủ sớm và ăn uống điều độ…
Bạn có thể tìm hiểu thêm: 9 cách để chăm sóc sức khỏe cơ thể và tinh thần của bạn
3. Chia sẻ cảm xúc
Khi gặp những chuyện buồn phiền, bạn có thể tìm đến những người thân mà mình thực sự tin tưởng để tâm sự và nhờ họ đưa ra những lời khuyên thay vì khóc một mình.
Nếu chưa tin tưởng ai, bạn có thể học cách viết nhật ký để giải tỏa stress và chăm sóc sức khỏe tâm lý.
4. Tìm kiếm đam mê riêng
Bạn có thể tìm kiếm những đam mê và trải nghiệm mới bằng cách lên kế hoạch đi du lịch, dành thời gian học một ngoại ngữ mới hoặc một bộ môn nghệ thuật mình yêu thích.
5. Tránh dùng chất kích thích
Lạm dụng rượu bia và các chất kích thích sẽ làm tăng triệu chứng trầm cảm, lo âu và hay quên. Với các triệu chứng về thể chất, bạn có thể gặp tình trạng đau dạ dày, tăng nhịp tim, vàng da và mất ý thức.
6. Điều trị bệnh trầm cảm
Nếu nhận ra bản thân thường khóc một mình kèm thêm nhiều dấu hiệu trầm cảm khác, bạn nên tìm cách điều trị sớm. Bác sĩ tâm lý có thể lắng nghe bạn tâm sự, đưa ra lời khuyên và kê toa thuốc chống trầm cảm nếu cần thiết.
Bạn có thể tìm hiểu thêm: Những lưu ý dùng thuốc chống trầm cảm hiệu quả
Nếu bạn là một người hay nhạy cảm và dễ bị tổn thương, bạn có thể khóc một mình ở những nơi khiến bạn cảm thấy thoải mái nhất. Tuy nhiên, bạn cần phải tôi luyện cho mình tinh thần lạc quan và mạnh mẽ để bứt phá bản thân mình khỏi những giới hạn. Bên cạnh đó, bạn nên tìm sự trợ giúp nếu phải chịu đựng cảm giác tổn thương, tiêu cực và cô đơn quá lâu nhé!