Khởi sự kinh doanh
Khái niệm
Khởi sự kinh doanh hay khởi nghiệp trong tiếng Anh được dịch là starting a business hay startup.
Khởi sự theo từ điển tiếng Việt là bắt đầu một cái gì mới.
Khởi sự kinh doanh theo nghĩa tiếng Việt là việc bắt đầu tạo lập một công việc kinh doanh mới.
Từ trước tới nay có 2 cách tiếp cận:
– Từ góc độ lựa chọn nghề nghiệp
“Khởi sự kinh doanh là một sự lựa chọn nghề nghiệp của cá nhân giữa việc đi làm thuê hoặc tự tạo việc làm cho mình”
Hoặc
“Khởi sự kinh doanh là lựa chọn nghề nghiệp của những người không sợ rủi ro tự làm chủ công việc kinh doanh của chính mình và thuê người khác làm công cho họ”.
Làm thuê được hiểu là cá nhân sẽ làm việc cho một doanh nghiệp hoặc tổ chức do người khác làm chủ.
Như vậy, khởi sự kinh doanh được hiểu là tự tạo việc làm theo nghĩa trái với đi làm thuê, là tự làm chủ – tự mở doanh nghiệp.
– Từ góc độ tạo dựng doanh nghiệp mới
Wortman định nghĩa:
“Khởi sự kinh doanh là việc một cá nhân chấp nhận rủi ro để tạo lập một doanh nghiệp mới và tự làm chủ nhằm mục đích làm giàu”
Hoặc:
“Khởi sự kinh doanh là việc bắt đầu tạo lập một công việc kinh doanh mới bằng đầu tư vốn kinh doanh, hay mở cửa hàng kinh doanh”.
Giữa khởi sự kinh doanh góc độ tự tạo việc làm và theo góc độ tạo lập doanh nghiệp mới có sự khác biệt đôi chút.
Tự tạo việc làm nhấn mạnh tới khía cạnh tự làm chủ chính mình, không đi làm thuê cho ai cả trong khi khởi sự kinh doanh theo góc độ thứ hai còn bao gồm cả những người thành lập doanh nghiệp mới để tận dụng cơ hội thị trường nhưng lại không quản lí mà thuê người khác quản lí nên anh ta vẫn có thể đi làm thuê cho doanh nghiệp khác.
Tuy có sự khác biệt nhưng khởi sự kinh doanh đều đề cập tới việc một cá nhân (một mình hoặc cùng người khác) tạo dựng một công việc kinh doanh mới.
Lí do khởi sự kinh doanh
– Thứ nhất, trở thành người chủ của chính mình:
Trở thành giám đốc
Có quyền tự quyết mọi việc của
– Thứ hai, theo đuổi ý tưởng của chính mình:
Theo đuổi đam mê
Có ý tưởng hay
– Thứ ba, theo đuổi lợi ích tài chính:
Kiếm tiền nhanh
Biểu tượng của thành đạt giàu có trong xã hội
Các loại hình khởi sự kinh doanh
Khởi sự kinh doanh qua việc tạo lập một doanh nghiệp mới có thể có các đặc điểm, mục đích, phạm vi khác nhau. Có thể phân biệt các dạng khởi sự khác nhau theo các tiêu chí khác nhau.
– Theo tiêu chí nền tảng kiến thức khi khởi sự
Có thể phân biệt khởi sự theo hai loại: doanh nghiệp hoạt động vì kế sinh nhai (khởi sự thiếu kiến thức nghề nghiệp) và doanh nghiệp khởi sự trên cơ sở tận dụng cơ hội thị trường (khởi sự có kiến thức nghề nghiệp).
– Theo mục đích khởi sự
Có thể phân biệt khởi sự theo hai loại với mục đích của người tạo lập doanh nghiệp khác nhau: tạo lập doanh nghiệp nhằm mục đích lợi nhuận (kiếm tiền) và thành lập doanh nghiệp không vì mục đích lợi nhuận (xã hội).
(Tài liệu tham khảo: Khái lược về khởi sự kinh doanh, Tổ hợp Công nghệ Giáo dục Topica)