Không gì là không thể của George Matthew Adams mang thông điệp không có giới hạn nào trong tư duy của con người ngoài những giới hạn do chính con người đặt ra. Và như vậy chắc chắn rằng hành trình tìm kiếm thành công ở ngay trong bản thân mỗi người. Để giúp bạn hiểu rõ ràng và sâu sắc hơn về các dạng đề đọc hiểu liên quan đến văn bản này, cùng Top lời giải tham khảo một số đề đọc hiểu không gì là không thể dưới đây và xem gợi ý đáp án của từng đề bạn nhé:
ĐỀ ĐỌC HIỂU KHÔNG GÌ LÀ KHÔNG THỂ ĐỀ SỐ 1
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
Trong tiếng Anh, cộng hưởng là “together”. Để dễ nhớ, bạn có thể chiết tự nó thành ba chữ “to get there”, nghĩa là cùng đến đích. Trên thực tế, nếu bạn biết kết hợp mọi nguồn lực xung quanh hoặc biết tạo nên sự cộng hưởng bên trong mình thì nhất định bạn sẽ đạt được mục tiêu đã đề ra.Bạn đang xem: Không gì là không thể george matthew adams
Sức mạnh của một tập thể phụ thuộc vào động cơ gắn kết các thành viên trong đó. Nếu động cơ khuyến khích các thành viên tự nguyện hợp tác với nhau thì sức mạnh tập thể sẽ tồn tại lâu bền. Ngược lại, khi các thành viên ràng buộc nhau một cách miễn cưỡng, chắc chắn sức mạnh ấy chỉ mang tính tạm thời.
Hẳn bạn từng nghe câu chuyện ngụ ngôn về tay, chân, mắt, mũi, miệng. Vì tranh giành chức vị quan trọng nhất mà các bộ phận này đã bỏ rơi nhau. Chỉ khi tất cả cùng kiệt sức thì chúng mới nhận ra rằng, sự tồn tại của mình phụ thuộc vào sự tồn tại của các bộ phận khác, mỗi bộ phận tuy đóng vai trò riêng nhưng đều quan trọng như nhau.
Thật tuyệt vời nếu bạn biết kết hợp mọi nguồn lực bên trong để tạo nên sức mạnh cho riêng mình. Ý tưởng về sự cộng hưởng chính là ý tưởng về sự tiến bộ. Khi bạn tập trung mọi nguồn lực của mình vào một việc gì đó, nghĩa là bạn đã sẵn sàng tiến về phía trước. Sự cộng hưởng không những giúp tập thể đoàn kết hơn mà còn có khả năng giúp con người tăng cường sức mạnh của chính bản thân họ. Đây chính là một trong những yếu tố căn bản giúp con người đạt được thành công như mong muốn.
Hãy kết hợp mọi nội lực trong con người bạn, cũng như với mọi người xung quanh. Hãy ghi nhớ: Cộng hưởng nghĩa là cùng đến đích!
(Không gì là không có thể- George Matthew Adams, Thu Hằng dịch)
Câu 1. Chỉ ra thao tác lập luận chính của văn bản trên.
Câu 2. Theo tác giả, “cộng hưởng” là gì, có mấy loại cộng hưởng?
Câu 3. Theo anh/chị, mục đích tác giả đưa câu chuyện ngụ ngôn về tay, chân, mắt, mũi, miệng vào văn bản là gì?
Câu 4. Anh/chị có đồng tình với quan niệm của tác giả: “Sự cộng hưởng không những giúp tập thể đoàn kết hơn mà còn có khả năng giúp con người tăng cường sức mạnh của chính bản thân họ ” không? Vì sao?
ĐÁP ÁN ĐỀ ĐỌC HIỂU KHÔNG GÌ LÀ KHÔNG THỂ ĐỀ SỐ 1
Câu 1: Thao tác lập luận chính của văn bản trên là: Bình luận
Câu 2:
– Theo tác giả, “cộng hưởng” là: cùng đến đích
– Có 2 loại cộng hưởng
+ Cộng hưởng mọi nguồn lực xung quanh, giữa mọi người với nhau.
+ Cộng hưởng sức mạnh trong bản thân mỗi người.
Câu 3: Khi đưa câu chuyện ngụ ngôn vào văn bản tác giả nhằm làm tăng sức thuyết phục với người đọc về ý nghĩa, vai trò của sự cộng hưởng, tác động qua lại giữa mọi người với nhau. Chúng ta sống trong cộng đồng, cùng tồn tại và phát triển với cộng đồng, không ai có thể sống nếu hoạt động riêng lẻ.
Câu 4: Thí sinh được đưa ra quan điểm cá nhân là đồng tình hay không đồng tình, dùng lập luận để giải thích cho quan điểm của mình.
Ví dụ:
– Đồng tình với quan điểm của tác giả.
– Vì:
Khi mọi người đều có chung mục tiêu, một đích đến họ sẽ phấn đấu, nỗ lực gấp bội để đạt được mục tiêu đó. Hơn thế, khi có sự góp sức của tập thể sẽ tiến đến đích nhanh hơn.
Sự cộng hưởng còn tăng thêm sức mạnh cho mỗi cá nhân, giúp họ phát huy tối đa năng lực của bản thân.
=> Cộng hưởng là một điều tuyệt vời để tập thể và cá nhân phát huy sức mạnh, đường đến thành công sẽ được rút ngắn.
ĐỀ ĐỌC HIỂU KHÔNG GÌ LÀ KHÔNG THỂ ĐỀ SỐ 2
Đọc văn bản sau đây và trả lời những yêu cầu bên dưới:
Một ước mơ phù hợp là yếu tố quan trọng góp phần làm nên một việc có ý nghĩa. Ước mơ là hình ảnh của những điều nằm trong tâm trí ta, và nếu bạn là người có quyết tâm thì bạn sẽ tìm cách đạt được nó. Những người làm nên nghiệp lớn trên thế giới đều là những người biết mơ ước.
Ước mơ không bao giờ hình thành ở những người thờ ơ, lười biếng hay thiếu tham vọng. Bạn hãy đặt ra những ước mơ nằm trong khả năng của mình và lên kế hoạch cụ thể để từng bước hiện thực hóa chúng. Trong khi vạch ra kế hoạch cụ thể để đạt được thành công, cả trong sự nghiệp lẫn cuộc sống thường ngày, bạn đừng bị lung lay hay nhụt chí bởi những người xem bạn như là kẻ mơ mộng. Để đạt được thành công như mong muốn trong một thế giới đang có nhiều thay đổi này, bạn phải học hỏi tinh thần của các bậc tiền bối – những người đã cống hiến cả cuộc đời mình cho sự phát triển của văn minh nhân loại. Tinh thần ấy là dòng huyết mạch của sự phát triển và là cơ hội để bạn giải phóng hết năng lực tiềm ẩn của mình. Hãy biết quên những ước mơ không thành của ngày hôm qua. Thay vào đó, cần biến ước mơ của ngày mai thành những công việc cụ thể, để một ngày không xa trong tương lai, chúng sẽ trở thành hiện thực.
Ước mơ không phải là cái sẵn có, cũng chẳng phải là cái không thể có. Ước mơ chính là con đường chưa được định hình, là hình ảnh của những điều nằm trong tâm trí bạn mà nếu có đủ quyết tâm, bạn hoàn toàn có thể hiện thực hóa chúng.
Nếu bạn tin tưởng vào những ước mơ của mình thì hãy cố gắng thực hiện bằng tất cả.
(Không gì là không thể, George Matthew Adams)
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản trên.
Câu 2. Theo anh/chị, như thế nào là một ước mơ phù hợp và một kẻ mơ mộng?
Câu 3. Để hiện thực hóa ước mơ trong tâm trí của mình, tác giả văn bản trên khuyên chúng ta cần phải làm như thế nào?
Câu 4. Thông điệp nào trong văn bản trên có ý nghĩa nhất đối với anh/chị? Lí giải vì sao?
ĐÁP ÁN ĐỀ ĐỌC HIỂU KHÔNG GÌ LÀ KHÔNG THỂ ĐỀ SỐ 2
Câu 1: Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản trên là: Nghị luận
Câu 2:
– Một ước mơ phù hợp là ước mơ nằm trong khả năng, điều kiện, năng lực của bản thân; phù hợp với các chuẩn mực đạo đức và pháp luật.
– Một kẻ mộng mơ là kẻ có những mơ ước viễn vông, vượt ngoài khả năng, điều kiện của bản thân; không có ý thức cố gắng, quyết tâm để biến ước mơ thành hiện thực.
Câu 3: Để hiện thực hóa ước mơ trong tâm trí của mình, tác giả văn bản trên khuyên chúng ta cần phải:
+ Đặt ra những ước mơ nằm trong khả năng của mình và lên kế hoạch cụ thể.
+ Đừng bị lung lay hay nhụt chí bởi người khác.
+ Phải học hỏi tinh thần của các bậc tiền bối.
+ Biết quên những ước mơ không thành của ngày hôm qua, biến ước mơ của ngày mai thành những công việc cụ thể..
Câu 4: Thí sinh đưa ra quan điểm cá nhân và dùng lập luận lý giải.
ĐỀ ĐỌC HIỂU KHÔNG GÌ LÀ KHÔNG THỂ ĐỀ SỐ 3
Cơ hội là điều có thật chứ không phải là kết quả của một sự may mắn hay tình cờ nào đó. Cơ hội luôn hiện hữu xung quanh chúng ta nhưng thường núp dưới cái bóng rủi ro hoặc thất bại tạm thời. Đó là lý do khiến rất nhiều người bỏ lỡ cơ hội của mình, Gục ngã hoàn toàn sau thất bại đầu tiên và không bao giờ đứng dậy được nữa, họ không nhận ra rằng, đằng sau mỗi thất bại luôn ẩn chứa một cơ hội mới.
Nhiều người tin rằng thành công là kết quả của những bước ngoặt may mắn. Dù không thể phủ nhận sự may mắn, nhưng nếu chỉ trông chờ vào yếu tố này, thì gần như bạn sẽ luôn thất vọng. Bước ngoặt duy nhất mà bất kì ai cũng có thể dựa vào là bước ngoặt do chính họ tạo ra hoặc biết nắm bắt cơ hội mà cuộc sống mang đến cho mình,
Để làm được điều này, trước hết bạn hãy cố gắng nhận ra cơ hội của mình, đồng thời phân tích những thuận lợi và thách thức mà nó mang lại. Biển cơ hội thành hiện thực nghĩa là bạn sẵn lòng làm những công việc, từ đơn giản nhất, và cố gắng hoàn thành chủng một cách triệt để. Điều này cũng đồng nghĩa với việc bạn phải biết tận dụng từng phút giây quý báu của mình và làm phần việc được giao tốt hơn phạm vi trách nhiệm của bạn.
Những việc lớn lao thường tiềm ẩn và bắt đầu từ những cơ hội nhỏ nhặt mà chỉ người can đảm, kiên nhẫn mới có thể nhìn thấy. Nếu bỏ lỡ hoặc không nhận ra cơ hội trong quá khứ thì bạn sẽ khó lòng nắm bắt được cơ hội trong tương lai, khi chúng ngụy trang dưới những dạng thức khác nhau. Khi biết tận dụng cơ hội nhỏ nhất thì nhưng cơ hội lớn sẽ đến với bạn một cách tự nhiên, và bạn hoàn toàn có thể nắm bắt được chúng.
(Không gì là không thể, George Matthew Adams –
NXB Tổng hợp TP Hồ Chí Minh, 2018, tr 60.61)
Thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1. Lý do khiến rất nhiều người bỏ lỡ cơ hội của mình được nêu trong đoạn trích là gì?
Câu 2.Xem thêm: Tìm Bán Kính Đường Tròn Ngoại Tiếp Tam Giác, Bán Kính Đường Tròn Ngoại Tiếp Tam Giác Là Gì Trong đoạn trích, tác giả quan niệm thế nào về vai trò của yếu tố may mắn đối với thành công của con người?
Câu 3. Nêu mối quan hệ giữa cơ hội nhỏ và cơ hội lớn được đề cập trong đoạn trích.
Câu 4: Anh/Chị có đồng tình với quan điểm của tác giả: đằng sau mỗi thất bại luôn ẩn chứa một cơ hội mới”. Vì sao?
ĐÁP ÁN ĐỀ ĐỌC HIỂU KHÔNG GÌ LÀ KHÔNG THỂ ĐỀ SỐ 3
Câu 1: Lý do khiến rất nhiều người bỏ lỡ cơ hội của mình được nêu trong đoạn trích là: cơ hội thường núp dưới cái bóng của sự rủi ro hoặc thất bại tạm thời.
Câu 2: Quan niệm của tác giả về vai trò của yếu tố may mắn đối với thành công của con người đó là: không thể phủ nhận sự may mắn nhưng may mắn không phải là yếu tố giữ vai trò quyết định đối với thành công của con người.
Câu 3: Mối quan hệ giữa cơ hội nhỏ và cơ hội lớn được đề cập trong đoạn trích là:
– Cơ hội lớn thường tiền ẩn và bắt đầu từ những cơ hội nhỏ.
– Khi biết tận dụng những cơ hội nhỏ thì cơ hội lớn sẽ đến một cách tự nhiên.
Câu 4: Đưa ra quan điểm cá nhân đồng tình hoặc không đồng tình, sau đó đưa ra lập luận lý giải.
Ví dụ: Đồng tình với quan điểm của tác giả: “đằng sau mỗi thất bại luôn ẩn chứa một cơ hội mới” vì sau mỗi vấp ngã chúng ta luôn trưởng thành hơn, chính những vấp ngã, thất bại cho bạn cơ hội nhìn nhận lại bản thân và mọi thứ, để điều chỉnh, thích nghi hoặc tìm một con đường riêng giúp chính mình bứt phá hay sống trọn vẹn hơn. Chỉ cần giữ được lửa nhiệt huyết, tinh thần dám nghĩ dám làm, bạn sẽ từng bước đi đến tận cùng mục tiêu của mình.
ĐỀ ĐỌC HIỂU KHÔNG GÌ LÀ KHÔNG THỂ TRANG 103-104 ĐỀ SỐ 4
Đọc đoạn trích:
Mỗi chúng ta đều có một sứ mệnh trong cuộc đời này và phải nỗ lực hết mình để hoàn thành nó. Sứ mệnh đó bắt đầu từ khi bạn sinh ra và sẽ theo bạn cho đến hơi thở cuối cùng! Sứ mệnh đó được cụ thể hóa bằng trách nhiệm trong mỗi giai đoạn hoặc thời kỳ của cuộc đời mỗi người.
Trách nhiệm là yếu tố cơ bản làm nên một con người đích thực. Trách nhiệm điều chỉnh hành động của con người theo những nguyên tắc nhất định. Dù bạn là ai hay vị trí hiện tại của bạn là gì thì việc tỏ ra có trách nhiệm trong những việc mình làm là điều rất cần thiết. Trong tất cả những trách nhiệm mà bạn phải gánh vác thì trách nhiệm với chính bản thân là cao cả và nặng nề nhất. Nếu bạn tỏ ra hèn kém hoặc nghi ngại ngay trong chính suy nghĩ và quyết định của mình thì sớm muộn gì, bạn cũng sẽ thất bại.
Hãy sống dấn thân và thực hiện những mục tiêu mình đã đề ra. Nhưng quan trọng hơn, hãy sống với tinh thần trách nhiệm cao nhất, không chỉ với gia đình, công việc mà còn với chính bản thân. Khi làm bất kỳ việc gì, bạn hãy nỗ lực hết mình và biết chịu trách nhiệm với từng lời nói, hành động của mình. Bạn nên hiểu rằng, tiền bạc hay địa vị không phải là thứ có thể mang đến một cuộc sống hạnh phúc đích thực. Chỉ có những quyết định mang tính trách nhiệm mới có thể giúp bạn có được cuộc sống như bạn khao khát.
(Trích Không gì là không thể – George Matthew Adams, NXB Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh, 2019, Tr.103, 104)
Câu 1. Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên.
Câu 2. Theo đoạn trích, trong các trách nhiệm thì trách nhiệm nào được xem là cao cả và nặng nề nhất?
Câu 3. Dựa vào đoạn trích, anh/chị hãy cho biết “sống dấn thân” là sống như thế nào?
Câu 4. Lời khuyên “Khi làm bất kỳ việc gì, bạn hãy nỗ lực hết mình và biết chịu trách nhiệm với từng lời nói, hành động của mình” trong đoạn trích có ý nghĩa gì với anh/chị?
Câu 5. Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh / chị hãy viết 01 đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ) bàn về ý nghĩa của việc sống có trách nhiệm.
ĐÁP ÁN ĐỀ ĐỌC HIỂU KHÔNG GÌ LÀ KHÔNG THỂ TRANG 103-104 ĐỀ SỐ 4
Câu 1. Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận
Câu 2. Theo đoạn trích, trong tất cả những trách nhiệm mà bạn phải gánh vác thì trách nhiệm với chính bản thân là cao cả và nặng nề nhất.
Câu 3.
– Dựa vào đoạn trích, “sống dấn thân” là sống: nỗ lực hết mình để hoàn thành sứ mệnh; sống có trách nhiệm.
– Ngoài ra, “sống dấn thân” còn được hiểu là:
+ Sống hết mình, năng động, không ngại khó khăn gian khổ, không sợ thất bại.
+ Biết vượt ra khỏi “vùng an toàn”, dám mạo hiểm, dám thành công.
+ Hãy biến mình thành nhà thám hiểm, hãy khám phá những vùng đất mới, những điều chưa ai làm, hãy mở lối đi riêng, hãy là người dẫn đường.
+ Tuy nhiên việc “sống dấn thân” phải gắn liền với ước mơ khát vọng thực tế chứ không phải là sống với mơ ước viễn vông xa rời thực tế. Muốn dấn thân phải có hiểu biết và biết mình là ai.
Câu 4.
– Lời khuyên “Khi làm bất kỳ việc gì, bạn hãy nỗ lực hết mình và biết chịu trách nhiệm với từng lời nói, hành động của mình” trong đoạn trích là một lời khuyên đúng đắn, bổ ích. Lời khuyên ấy giúp ta nhận ra: làm việc gì cũng cần phải biết cố gắng, biết nỗ lực, siêng năng chăm chỉ, miệt mài lao động. Hơn nữa cần phải chịu trách nhiệm với lời nói, hành động của mình, phải sống có uy tín và gắn liền chữ tín với công việc.
– Với riêng bản thân em, lời khuyên ấy là một lời khuyên quý giá:
+ Lời khuyên ấy giúp em nhận ra những thiếu sót của bản thân: chưa nỗ lực, chưa trách nhiệm. Nhận thấy điều đó giúp em thay đổi bản thân để sống đúng với trách nhiệm và nghĩa vụ của mình.
+ Là động lực thúc đẩy bản thân phải biết cố gắng, nỗ lực không ngừng nghỉ trong học tập và lao động để biến ước mơ thành hiện thực. Sống phải có ý chí, quyết tâm.
+ Biết đấu tranh loại bỏ thói vô trách nhiệm, thói lười biếng ra khỏi bản thân.
+ Làm sai phải biết nhận trách nhiệm, chịu trách nhiệm trước lời nói và hành động. Sống phải có lòng tự trọng.
Câu 5.
Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh / chị hãy viết 01 đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ) bàn về ý nghĩa của việc sống có trách nhiệm.
Có thể làm theo nhiều cách khác nhau nhưng phải dựa trên các ý cơ bản như sau:
– Sống có trách nhiệm có nghĩa là phải ý thức đúng đắn về trách nhiệm của mình trên mọi cương vị, vị trí công việc mà không ỷ lại, dựa dẫm hay đùn đẩy trách nhiệm cho người khác.
– Sống và làm việc hết mình, nỗ lực không ngừng nghỉ; sống với khát vọng được cống hiến cho gia đình và xã hội. Biết chịu trách nhiệm trước lời nói và hành động.Xem thêm: Cảm Nhận Về Bài Thơ Dáng Đứng Việt Nam (Lê Anh Xuân), Đến Với Bài Thơ Hay: Dáng Đứng Việt Nam
– Sống có trách nhiệm là lối sống cao đẹp, thể hiện nhân cách cao cả, hướng đến người khác. Đó cũng là một nét đẹp trong truyền thống văn hóa của dân tộc ta. Bởi vậy, người sống có trách nhiệm luôn thành công và luôn có một cuộc sống hạnh phúc, được người khác yêu mến, kính trọng, giúp đỡ. Ngược lại, kẻ sống vô trách nhiệm thường chỉ nhận được thất bại và sự thiếu tôn trọng từ mọi người.
–
Trên đây là một sốđề Đọc hiểu không gì là khôngthểmà Top lời giải đã sưu tầm được, mong rằng sẽ giúp ích cho các em trong quá trình ôn tập tại nhà!