Khu đô thị là khái niệm để chỉ về một khu vực được xây dựng đồng bộ về cơ sở hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật, cảnh quan,… Trong đó, tất cả các yếu tố quy hoạch, mật độ xây dựng, tiện ích cảnh quan, kết nối hạ tầng được tính toán chi tiết và kỹ càng.
Những tiêu chuẩn xây dựng, quy hoạch khắt khe cùng sự đầu tư đồng bộ về hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng giao thông… đã và đang giúp các khu đô thị dần thay da đổi thịt, thay đổi diện mạo Việt Nam trong mắt bạn bè quốc tế. Vậy thực tế, tiêu chí nào để xác định dự án khu đô thị hiện nay?
Khái niệm khu đô thị tại Việt Nam
Khái niệm “khu đô thị” tại Việt Nam xuất hiện cách đây khá lâu. Những năm 1990, nước ta có khoảng 500 khu đô thị và đến năm 2016, tăng lên 795 khu đô thị với tỉ lệ đô thị hóa đạt mức 35,2%. Hiện TP.HCM và Hà Nội được biết đến là hai thành phố lớn có tốc độ phát triển khu đô thị nhanh chóng đứng đầu cả nước.
Để xác định chính xác khái niệm đô thị, ta căn cứ Theo Điều 3, Luật Quy hoạch đô thị tại quyết định số 30/2009/QH12 ngày 17 tháng 6 năm 2009. Theo đó, đô thị được hiểu là khu vực có mật độ dân số cao, tập trung đông đảo dân cư và hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực kinh tế phi nông nghiệp. Đô thị là trung tâm chính trị, hành chính, kinh tế, văn hóa – xã hội, đóng vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội của một một địa phương, vùng lãnh thổ, quốc gia.
Tại Việt Nam, các điểm dân cư được gọi là khu đô thị cần phải hội tụ 4 đặc trưng gồm: Dân số tối thiểu từ 20.000 người, có tối thiểu 40% lượng lao động làm việc trong ngành kinh tế phi nông nghiệp, cơ sở hạ tầng và dịch vụ công công ở mức độ phù hợp, mật độ dân số và mật độ xây dựng cao hơn tại các vùng sản xuất nông nghiệp lân cận.
Theo nghị quyết về phân loại khu đô thị, có 5 tiêu chí để đánh giá đó có phải là khu đô thị gồm:
1. Vị trí, cơ cấu và trình độ phát triển kinh tế – xã hội, vai trò – chức năng của đô thị
2. Mật độ dân số của khu vực
3. Quy mô dân số tại khu vực
4. Tỷ lệ lao động trong lĩnh vực phi nông nghiệp tại khu vực
5. Trình độ phát triển kiến trúc cảnh quan đô thị và cơ sở hạ tầng tại khu vực
Các tiêu chí để định nghĩa và xác định một khu đô thị
Theo quy định về quy hoạch xây dựng Việt Nam, khái niệm khu đô thị được xác định là khu vực xây dựng với một hay nhiều khu chức năng của đô thị và được giới hạn bởi các ranh giới có thể là tự nhiên, nhân tạo hoặc các đường hành chính đô thị.
Theo quy định tại Điều 2, Khoản 8, Nghị định số 11/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 1 năm 2013 của Chính phủ về quản lý đầu tư phát triển đô thị, khái niệm dự án đầu tư phát triển đô thị được hiểu là dự án đầu tư xây dựng gồm một công trình hoặc tổ hợp công trình trong khu vực phát triển đô thị, tại đây đã được cấp có thẩm quyền quyết định và công bố về dự án. Theo đó, dự án đầu tư phát triển đô thị được chia thành 2 loại gồm: Dự án đầu tư xây dựng công trình trong đô thị và Dự án đầu tư xây dựng khu đô thị.
Tại Điều 3, Khoản 3 Luật Quy hoạch đô thị quy định, khu đô thị mới chính là một khu vực được đầu tư xây dựng mới đồng bộ về hạ tầng xã hội, cơ sở hạ tầng kỹ thuật và nhà ở trong đô thị. Tại Điều 2, Khoản 9 Nghị định số 11/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 01 năm 2013 của Chính phủ quy định, Khu đô thị mới “là dự án đầu tư xây dựng mới một KĐT trên khu đất được chuyển đổi từ đất khác thành đất được phép xây dựng đô thị”.
>> Thông tin được nhiều người quan tâm:
- Shophouse là gì? Nhà phố thương mại shophouse là gì?
- Khu phức hợp là gì? Đặc điểm khu phức hợp trên thị trường BĐS
Hiện nay, quy mô về khu đô thị hay khu đô thị mới hoàn toàn chưa có văn bản quy phạm pháp luật quy định cụ thể. Mặt khác, quy mô khu đô thị hoàn toàn do chủ đầu tư xin trình duyệt và được cấp phép, diện tích có thể từ vài hecta đến hàng trăm hecta.
Tính đến năm 2021, tại Việt Nam đang có 862 đô thị. Trong số đó có thể kể đến các khu đô thị nổi tiếng như: Khu đô thị Phú Mỹ Hưng; Khu đô thị Ciputra; Khu đô thị Manor Central Park, Khu đô thị Ecopark; Khu đô thị Royal City; Khu đô thị Vinhomes Times City; Khu đô thị Sunrise City; Khu đô thị Gamuda Gardens; Khu đô thị Vinhomse Central Park…
Bên cạnh chức năng dân cư, các khu đô thị còn được tích hợp và đảm bảo các chức năng dịch vụ, thương mại – tài chính, giải trí, ẩm thực nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt và nâng cao chất lượng cuộc sống cộng đồng. Những khu đô thị hiện đại, sang trọng mọc lên đang góp phần làm thay đổi mạnh mẽ bộ mặt đô thị Việt Nam, đáp ứng không nhỏ nhu cầu nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân.
Trên đây là những thông tin về khu đô thị là gì cũng như các tiêu chí để định nghĩa và xác định một khu đô thị. Homedy hy vọng rằng những thông tin trên sẽ hữu ích đối với bạn. Đừng quên tìm kiếm, so sánh các dự án khu đô thị dễ dàng ngay tại website thông tin bat dong san homedy.com ngay hôm nay!
N. P