Bình ắc quy được ví như trái tim trong xe, có vai trò quan trọng là lưu trữ năng lượng, cung cấp nguồn điện để khởi động động cơ, vận hành và duy trì hoạt động các thiết bị, hệ thống điện – điện tử. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng ắc quy không tránh khỏi những hư hỏng, lỗi kỹ thuật và đa phần là lỗi do người sử dụng. Theo những thống kê thực tế, nguyên nhân phổ biến làm ắc quy giảm hiệu suất, khả năng vận hành, tuổi thọ, nhanh hư hỏng nhiều nhất là hiện tượng Sulfat hoá trong ắc quy.
Để bảo đảm tình trạng sức khoẻ ắc quy luôn ở trạng thái hoạt động tốt nhất, Ắc Quy Cao Cấp cung cấp một số thông tin, kiến thức quan trọng để Quý khách hàng tìm hiểu, nhận biết, phân tích các hiện tượng, nguyên nhân gây ra, cách phòng ngừa, giảm thiểu và khắc phục khi ắc quy có dấu hiệu hoặc bị sulfat hoá.
1. Sunfat hoá là gì?
– Trong quá trình sử dụng, các tinh thể muối Chì Sunfat PbSO4 là một chất rắn màu trắng dạng tinh thể nhỏ, nó còn được gọi là muối chì axit sulfuric hoặc anglesite được hình thành nhưng không có hại. Khi thời gian sử dụng kéo dài, ắc quy chì axit không được sạc điện thường xuyên hoặc sạc không đủ điện năng cần thiết làm cho số lượng các tinh thể PbSO4 này lớn dần lên, lắng đọng trên các tấm thẻ (tấm cực, battery plate). Điều này làm giảm khả năng hoạt động, hiệu suất vận hành ắc quy.
– Sunfat hoá hay còn được gọi là Sulfat, Sulfate, Sulfation, Sunphat, Sun Phát. Ion Sunfat là ion có công thức hóa học SO42-. Là hợp chất vô cơ có khối lượng phân tử là 96.06 g/mol, có thể hòa tan trong nước.
2. Muối Chì Sunfat PbSO4
Thông tin vật lý, hoá học muối chì Sunfat PbSO4:
– Công thức hoá học: PbSO4
– Khối lượng phân tử: 303,26 g/mol
– Khối lượng mol: 303.26 g/mol
– Độ hòa tan trong nước: 0.0032 g/100 mL (15°C); 0.00443 g/100 mL (20°C)
– Độ hòa tan: không hòa tan trong alcohol
– Tích số tan, Ksp: 2.13 x 10−8 (20°C)
– Nhiệt độ tan chảy: 1087°C
3. Phân loại
Sulfat hóa gồm có 2 loại:
– Sunfat đảo ngược (sunfat nhẹ): Nếu ắc quy được bảo dưỡng sớm sẽ khắc phục được.
– Sunfat hóa lâu bền, kéo dài (sunfat nặng): Xảy ra khi Khi ắc quy được sạc ở trạng thái thấp hoặc không sạc trong thời gian dài và gần như không có hình thức phục hồi.
4. Dấu hiệu nhận biết
Các dấu hiệu nhận biết ắc quy bị Sunfat hoá như sau:
– Điện thế ở trạng thái < 12,6V (nhỏ hơn 12,6 Volt), khi sạc điện thì điện thế tăng dần.
– Điện thế lớn hơn 12V nhưng khi tải nhẹ thì cường độ dòng điện và công suất đều giảm do điện thế sụt mạnh, dòng điện nhỏ.
Dấu hiệu nhận biết bình ắc quy bị sulfate hóa
– Nồng độ, tỷ trọng dung dịch axit Sulfuric giữa các Cell (hộc, hộp, ngăn) ắc quy đều nhau ở mức 1,100 – 1,200.
Xem thêm: Dung dịch acid sulfuric
– Sau khi sạc nạp điện năng thì điện thế & nồng độ dung dịch acid ổn định.
– Không sử dụng được ắc quy hoặc thời gian sử dụng ngắn hơn bình thường.
– Khởi động yếu hoặc không khởi động được.
– Sạc điện khó vào, không thể sạc đầy được, bị chai, bình nóng do nội trở ắc quy cao.
– Đầu cọc bình (thiết bị đầu cuối, terminal battery), điểm kết nối với ắc quy bị Sulfate hoá.
5. Hiện tượng Sulfat hoá xảy ra với ắc quy gì?
Hiện tượng Sunfat hoá xảy ra trên các loại bình acquy axit chì như: acquy khô, truyền thống, MF, CMF, miễn bảo dưỡng,…
6. Nguyên nhân
– Đối với xe ô tô: quá trình sunfat xảy ra khi ắc quy axit chì không được sạc nạp đầy điện năng lúc xe chạy. Đặc biệt trong thành phố, phải dừng chờ đèn đỏ, kẹt xe, di chuyển trong quãng đường ngắn cũng là nguyên nhân khiến ắc quy không được sạc đủ lượng điện năng đã tiêu hao. Ngoài ra, Dynamo xe không sạc, sạc ở tốc độ thấp nên không thể sạc đầy ắc quy. Những điều này làm ắc quy ôtô dễ dàng bị Sunfat hoá.
– Trong thời gian dài ắc quy không được sử dụng, hoặc do sử dụng không đúng hướng dẫn kỹ thuật nhà sản xuất.
– Sạc quá mức (quá sạc), sạc với cường độ dòng điện lớn.
– Ắc quy bị sử dụng cạn kiệt dung lượng Ah nhưng không được sạc bổ sung điện.
Xem thêm: Dung lượng Ah ắc quy
– Rò rỉ chất điện phân.
Xem thêm: Dung dịch điện phân
– Ắc quy bị cạn hoặc châm quá nhiều dung dịch chất điện phân.
– Rò rỉ khí hydro.
– Lỗi quá trình sạc điện, bảo dưỡng làm cho bản cực chì ắc quy tác dụng với dung dịch axit Sulfuric tạo thành tinh thể chì sulfat PbSO4 màu trắng trên bản cực, ngăn cản quá trình điện hoá, suy giảm nghiêm trọng dung lượng, tăng nội trở ắc quy. Mắt nhìn vào tấm bản cực ắc quy sẽ có nhiều kết tủa rắn màu trắng xám trên bề mặt bản cực, đây chính là chất chì sun phát. Chất này là tinh thể rắn chắc, cách điện, cản trở dòng điện và phản ứng hóa học bình thường trong ắc quy.
– Sạc bổ sung điện không đúng chế độ, không đủ dung lượng cần thiết, hoặc nhiều lần sạc thiếu dung lượng dẫn đến tích tụ sunfat ngày càng nhiều.
– Bộ phận sạc nạp điện xe, thiết bị hoạt động kém, không ổn định.
– Hệ thống dây dẫn xe bị chạm mạch làm tự phóng điện của nguồn ắc quy.
– Châm bổ sung bằng dung dịch H2SO4 thay vì bằng nước cất.
7. Cách phòng tránh, giảm thiểu Sunfat hoá
Cách phòng tránh, hạn chế, giảm thiểu Sunfat hoá bên trong ắc quy:
– Sạc bổ sung điện kịp thời, đúng yêu cầu kỹ thuật.
Xem thêm: Sạc bổ sung điện cho ắc quy
– Không để ắc quy cạn kiệt dung lượng mới tiến hành sạc điện bổ sung, tốt nhất là khi ắc quy còn 40% dung lượng trở lên cần tiến hành sạc điện ngay.
– Bảo dưỡng, kiểm tra định kỳ hệ thống điện, hệ thống – thiết bị sạc ắc quy.
– Vệ sinh, bôi trơn bằng dung dịch chuyên dụng chống ăn mòn các thiết bị đầu cuối, cọc bình ắc quy, các bộ phận tiếp xúc với ắc quy để giảm thiểu Sunfat hoá.
Thường xuyên vệ sinh sạch sẽ, bôi trơn thêm dung dịch chống ăn mòn, sulfat hoá cọc bình ắc quy
– Tuyệt đối không châm thêm dung dịch axít Sulfuric H2SO4, chỉ châm thêm nước cất khi ắc quy bị cạn dung dịch.
Xem thêm: Cách châm nước cất, axít Sulfuric H2SO4 vào ắc quy
– Đối với các xe sử dụng không thường xuyên cần sạc nạp điện bổ sung vào ắc quy như sau:
-
Nếu 1 tháng xe không chạy quá 2000km hoặc 1 lần sử dụng năng lượng liên tục nhỏ hơn 90 phút thì 60 ngày cần sạc điện bổ sung 1 lần, sạc 1h – 3h với dòng sạc bằng 1/10 dung lượng ắc quy.
-
Nếu 1 tháng xe không chạy quá 2000km hoặc 1 lần sử dụng năng lượng nhỏ hơn 180 phút thì trong 90 ngày cần nạp điện bổ sung 1 lần, sạc 1 – 3h với dòng sạc bằng 1/10 dung lượng ắc quy.
8. Giải pháp, cách khắc phục
Giải pháp, cách khắc phục, xử lý ắc quy bị Sulfat hoá:
– Có nhiều phương pháp khử sunfat khôi phục ắc quy chì như tháo dỡ bản cực khử sunphat, định hình lại bản cực (tái chế). Sử dụng hóa chất kết hợp xạc xả ắc quy. Tuy nhiên, những cách này thường khó thực hiện, gây độc hại tới môi trường và người thao tác.
– Công nghệ mới nhất hiện nay là sử dụng thiết bị tạo xung điện với cường độ và tần số phù hợp để tác động vào tấm bản cực và lớp chì sulfat làm chúng hoạt hóa, phân rã và khôi phục lại dung lượng và chất lượng bình ắc quy.
– Sử dụng ắc quy lithium-ion có số lượng chu kỳ sạc xả cao và tuổi thọ vượt trội để thay thế các loại ắc quy chì axit. Tuy nhiên, chi phí mua ắc quy lithium-ion thường cao gấp 2 – 3 lần.
Đối với trường hợp ắc quy có dấu hiệu hoặc đang bị Sulfat hoá, bạn hãy liên hệ hoặc cầm ắc quy đến trung tâm bảo hành, hỗ trợ và chăm sóc khách hàng, để Acquycaocap tiến hành kiểm tra, khắc phục và tư vấn chuyên sâu. Tuyệt đối không nên khắc phục ắc quy bị Sun phát hoá tại nhà vì có thể gây ra nguy hiểm, mất an toàn cho sức khoẻ cả người, thiết bị và ắc quy.
Copyright by acquycaocap.vn – Premium Battery Company Limited.