Thông thường, bạn cần phải đo đạc và tính toán kích thước cửa phù hợp nhất trước khi mua hoặc sửa chữa lại cánh cửa. Tuy nhiên, chỉ có kỹ thuật hoặc những người trong ngành mới hiểu rõ về cách đo lường cửa chính xác. Vì vậy, bạn nên hiểu các thuật ngữ thông dụng về các kích thước cửa để có những cánh cửa đẹp nhất nhé.
1, Kích thước thông thủy
Thông thủy là từ hán việt. Nó có nghĩa là dòng nước có thể chảy qua mà không bị bất cứ vật gì làm thay đổi dòng chảy của nó. Trong đời sống và với từng nghề, sẽ có cách gọi khác nhau như thợ mộc thì gọi là “lọt gió”. Còn với thợ điện thì nói là “lọt sáng”, ngoài ra, cách gọi “lọt lòng” cũng rất hay được sử dụng.
Kích thước cửa thông thủy
Trong xây dựng, kích thước thông thủy được tính bằng khoảng cách giữa 2 cạnh đối diện của kết cấu công trình. Như vậy, đối với nhà ở nó chính là kích thước từ mặt sàn đến mặt dưới của khuôn bao phía trên.
Đối với loại cửa vòm, chiều cao đo tính đến phần đỉnh vòm của cửa nữa nhé. Đối với cửa có phần lật hoặc cố định bên trên. Lúc này kích thước phong thuỷ chỉ tính với phần khung có cánh mở được bên dưới.
2, Kích thước ô chờ
Ô chờ (hay kích thước phủ bì) là khoảng không chờ cửa. Cụ thể đây chính là kích thước xây dựng của ô cửa sau khi đã chát hoàn thiện. Mỗi cánh cửa sẽ có kích thước ô chờ khác nhau còn tùy vào kích thước khuôn.
Kích thước ô chờ theo kích thước cửa thông thủy
Cách tính kích thước ô chờ theo kích thước cửa thông thủy và khuôn:
- Chiều cao ô chờ = chiều cao thông thủy + chiều dày khuôn cửa
- Chiều rộng ô chờ = chiều rộng thông thủy + 2. chiều dày khuôn cửa
Độ dày khuôn thường không cố định: Đối với cửa gỗ tự nhiên độ dày khuôn thường là 6cm, Đối với các loại cửa khác, như cửa lõi thép vân gỗ thì độ dày khuôn thường là 4,5cm hoặc mỏng hơn đối với một số loại cửa khác.
3, Lựa chọn kích thước cửa phù hợp phong thủy
Thông thường, nhiều người vẫn thường dùng kích thước thông thủy để xác định kích thước “tỷ lệ vàng” cho mỗi cánh cửa. Từ kích thước thông thủy, ta xác định được kích thước ô chờ tương ứng với chiều dày khuôn.
Thước lỗ ban
Để đo lường hợp phong thủy, dụng cụ cần thiết là thước Lỗ ban (bạn có thể mua tại các cửa hàng kim khí, vật liệu xây dựng). Có nhiều loại thước Lỗ ban, nên bạn cần chọn loại phù hợp nhé. Thường đo lường cửa, kỹ thuật hay sử dụng thước Lỗ ban loại 52.2cm.
Hoặc bạn cũng có thể không cần mua thước Lỗ ban, hãy tận dụng smartphone để tải các app về thước Lỗ ban. Sau đó, dùng kích thước đo được nhập vào, bạn sẽ biết được ngay kết quả.
Bên cạnh đó, ứng với mỗi loại cửa khác nhau như 1 cánh, 2 cánh đều, 2 cánh lệch hay cửa 4 cánh lệch hay đều… Chúng sẽ có những kích thước cửa phong thủy khác nhau sao cho phù hợp với không gian công trình.
4, Kích thước cửa thép vân gỗ Koffmann với từng loại
Hiện tại, Koffmann đang cung cấp các loại cửa thép vân gỗ với đa dạng mẫu mã, chủng loại. Chẳng hạn như cửa deluxe 1 cánh, cửa 2 cánh lệch, đều và cửa 4 cánh lệch đều,… Tương ứng với mỗi loại, sẽ có các kích thước khác nhau, tùy nhu cầu của người dùng.
Chiều dày khuôn thông thường là 50mm.
ĐVT: mm
Loại cửa
Kích thước thông thủy
Kích thước ô chờ
Kích thước khuôn
Cao
Rộng
Cao
Rộng
Cao
Rộng
Cửa 1 cánh
2120
810
2165
900
130
85
Cửa 2 cánh lệch
2120
1160
2165
1250
160
80
Cửa 2 cánh đều
2120
1640
2575
1730
160
80
Cửa 4 cánh lệch
2120
3410
2525
3500
130
85
Cửa 4 cánh đều
2120
3410
2525
3500
130
85
– Lưu ý:
Cửa thép Koffmann thường dựa vào kích thước cửa ô chờ để báo giá cho khách hàng. Nên bạn đang quan tâm đến dòng cửa thép vân gỗ, hãy đo đạc sơ, không cần chính xác kích thước ô chờ. Vì khi 2 bên đã thỏa thuận, sẽ có nhân viên kỹ thuật Koffmann đến tận nhà bạn, đo lường chính xác nhất.
Hy vọng, bài viết này đã giúp cho bạn có thêm thông tin về kích thước cánh cửa phong thủy. Nhờ đó, bạn sẽ có thể xây dựng nên được một mái ấm, công trình hoàn thiện nhất!