Trong thời buổi hiện đại hóa ngày nay, những quán đồ ăn nhanh, đồ ăn được chế biến sẵn được đa phần giới trẻ ưa thích và ưu tiên lựa chọn, một phần do chúng khá tiện lợi mà giá cũng phải chăng, một phần do những món ăn đó có khả năng kích thích cả vị giác lẫn khứu giác. Thế nhưng, những loại thức ăn này lại có tính axit vô cùng cao, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của con người. Những món ăn chứa kiềm, tuy tốt, nhưng lại ít được ưa chuộng. Vậy chất kiềm là gì? Kiềm hóa là gì? Hãy đọc bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về kiềm cũng như công dụng của chất kiềm đối với cơ thể của chúng ta nhé!
Chất kiềm là gì?
Kiềm trong hóa học là gì?
Kiềm hay còn gọi là ba-zơ, trong hoá học, là hợp chất gồm một nguyên tử kim loại và một hoặc nhiều nhóm hidroxit (-OH) được liên kết với nhau, có công thức hóa học là A(OH)x.
Kim loại kiềm được cấu thành theo một loại cấu trúc rỗng – cấu trúc mạng tinh thể lập phương tâm khối và được liên kết bằng liên kết kim loại yếu. Chính bởi vậy, hợp chất này có màu trắng bạc và ánh kim. Tính dẫn điện của hợp chất tương đối tốt. Đồng thời, nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi của kiềm khá thấp. Khối lượng riêng của kiềm nhỏ, độ cứng khá thấp. Chất kiềm có thể tạo ra phản ứng hóa học với phi kim, axit và nước.
Ở trạng thái tự nhiên, kiềm tồn tại ở dạng hợp chất. Điển hình là dạng silicat và aluminat, hợp chất có ở trong đất. Ngoài ra còn có dạng NaCl chính là nước biển. Để điều chế kiềm, ta điện phân để làm nóng chảy hợp chất, từ đó khử được ion của kim loại kiềm trong hợp chất.
Tính kiềm là gì?
Chất hòa tan trong nước tạo thành một dung dịch có độ pH lớn hơn 7, đó là tính kiềm. Độ pH càng cao thì tính kiềm càng mạnh.
Môi trường bên trong cơ thể của con người là môi trường mang tính kiềm. Độ pH trong môi trường này dao động trong khoảng từ 7.3 đến 7.4. Đây là môi trường mà các tế bào sẽ khỏe mạnh và có thể hoạt động tốt nhất.
Độ kiềm là gì?
Độ kiềm là số đo khả năng trung hòa của axit trong nước. Độ kiềm bao gồm ba loại cơ bản: Bicarconate, Carbonate và Hydroxide. Độ kiềm tổng là tổng hàm lượng ion hydrocacbonat (HCO3-), cacbonat (CO32-), Hydroxyl (OH-) và các ion muối của một số axit yếu khác (photphat, silicat và axit muối hữu cơ).
Độ kiềm của nước tự nhiên có độ pH luôn nhỏ hơn 8,4. Đó là bởi nước tự nhiên chứa một lượng lớn ion hidrocacbonat HCO3-. Một số loại nước ngoài thiên nhiên còn chứa cả hợp chất của axit hữu cơ. Đối với trường hợp nước bị ô nhiễm hoặc bị kỵ khí, muối trong các chất axit acetic, propionic, hydrogen sulfide có thể tạo độ kiềm cho nước. Đối với các trường hợp khác, amoni và hydroxide là hai chất cũng có thể tạo ra độ kiềm của nước.
Ngoài ra, một khi đáp ứng được một số điều kiện nhất định, 2 chất cacbonat và hydroxide có thể làm ra một lượng lớn độ kiềm cho nguồn nước ngoài tự nhiên. Một trong các môi trường thường xảy ra hiện tượng này là môi trường nước mặn có tảo sinh sôi và phát triển. Tảo khi đó sẽ sử dụng khí cacbonic kết hợp với nước, độ kiềm lúc này có độ pH đạt từ 9 đến 10.
Có thể thấy rằng, có rất nhiều chất có thể tạo ra được độ kiềm trong nước. Tuy nhiên, độ kiềm của nước ngoài tự nhiên chủ yếu được tạo thành từ ba chất. Theo thứ tự độ pH giảm dần, ba chất đó lần lượt là: Hydroxide (OH-), cacbonate (CO3-) và bicarbonate (HCO3-).
Độ kiềm của nước khi được làm mềm bằng cách trao đổi ion cũng có thể xác định được hàm lượng ion HCO3- trong đó. Trong một số trường hợp, chúng ta có thể xác định cả hợp chất của axit hữu cơ nếu nó có tồn tại. Đối với nước sau khi được làm mềm bằng phương pháp hóa học sử dụng vôi hoặc soda, nước lúc này thường chứa hai chất cacbonat và hydroxide.
Chất kiềm là gì? Gồm những chất nào?
Trong bảng tuần hoàn hoá học, hợp chất kiềm thuộc nhóm IA. Hợp chất bao gồm các nguyên tố: natri (Na), Franxi (Fr), kali (K), rubidi (Rb), liti (Li), và Xêsi (Cs). Cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố đó lần lượt là: Na: [Ne]3s1, K: [Ar]4s1, Rb: [Kr]5s1, Li: [He]2s1 và Cs: [Xe]6s1. Nói đến những hợp chất quan trọng của kim loại kiềm, có thể kể đến: Natri hiđroxit (NaOH), Natri hiđrocacbonat (NaHCO3), Natri cacbonat (Na2CO3) và Kali nitrat (KNO3).
Ở phần này, bài viết đã giúp người đọc giải đáp câu hỏi kiềm là gì một cách chi tiết nhất. Ở phần tiếp theo, người đọc sẽ hiểu được tại sao kiềm lại quan trọng với cơ thể, đồng thời có thể tự mình giải đáp được câu hỏi liệu chúng ta có nên ăn nhiều thức ăn chứa kiềm hơn là chứa axit?
Kiềm hóa là gì?
Kiềm hóa việc tăng độ kiềm và đảm bảo cân bằng tỷ lệ nồng độ axit-kiềm trong cơ thể.
Công dụng của kiềm là gì?
Trong nền công nghiệp sản xuất cũng như cuộc sống sinh hoạt hàng ngày, kim loại kiềm đóng một vai trò vô cùng to lớn.
Đối với ngành công nghiệp sản xuất, kiềm có thể ứng dụng trong việc chế tạo hợp kim mà phần ngoài cùng có nhiệt độ thấp. Ngoài ra, chất kiềm cũng dùng để tạo ra Li – Al, loại hợp kim siêu nhẹ được dùng chủ yếu trong kĩ thuật hàng không. Kim loại kiềm còn được dùng đề làm ra Cs là nguyên liệu chính cho tế bào quang điện.
Còn đối với cuộc sống sinh hoạt hàng ngày, kiềm rất quan trọng cho sức khoẻ của chính chúng ta. Theo như kết quả của cuộc nghiên cứu do nhà sinh học Warburg thực hiện, các tế bào và khối u ung thư sống và phát triển mạnh nhất ở môi trường có độ pH thấp hơn 6, hay còn gọi là môi trường axit. Bởi vậy, kiềm hóa cơ thể là một việc dễ thực hiện nhất và cũng không kém phần quan trọng trong việc phòng và chống bệnh ung thư.
Nếu có thể duy trì được tính kiềm bên trong cơ thể mình, không chỉ ung thư, con người có thể tránh được nhiều loại bệnh, kể cả có mắc thì cũng sẽ rất nhẹ và dễ chữa hơn rất nhiều. Không những vậy, nếu cơ thể chúng ta luôn ở trạng thái cân bằng kiềm, các hoocmon có lợi sẽ được kích thích tăng trưởng. Từ đó, cơ thể con người sẽ luôn trong trạng thái tích cực và mạnh khỏe.
Tác hại khi dư thừa tính Axit đối với cơ thể
Ngày nay, nhiều đối tượng người trẻ tuổi lựa chọn một lối sống không hề lành mạnh. Họ liên tục ăn một lượng lớn những đồ ăn được chế biến sẵn và đồ uống có ga mà chẳng màng đến sức khỏe của chính họ.
Trong khi đó, những món rau củ bổ dưỡng thì họ lại chẳng thèm động đũa. Lối ăn uống không khoa học ấy hiện nay rất được ưa chuộng, một phần do chủ quan, phần còn lại do thiếu kiến thức. Tuy nhiên, tính kiềm rất dễ mất. Khi tính kiềm mất, cơ thể sẽ bị axit hóa.
Hậu quả về mặt tinh thần của việc này có thể kể đến là stress và các bệnh tâm lý nghiêm trọng khác. Ngoài ra, tính axit còn có ảnh hưởng không hề nhỏ đối với cơ thể vật lý của chúng ta. Cụ thể, nó là mầm mống cho các căn bệnh khó chữa, không thể chữa hay thậm chí còn nguy hiểm đến tính mạng con người như ung thư, bệnh dạ dày,… May thay, tính kiềm dễ mất nhưng cũng rất dễ để có thể ổn định lại. Và tiếp theo đây là những cách để có thể ổn định và kiềm hóa cơ thể.
Cách để ổn định và trung hòa axit trong cơ thể để phòng chống ung thư
Chế độ dinh dưỡng
Bước đầu cũng là bước đơn giản nhất trong chuỗi các bước cân bằng axit trong cơ thể đó là có một chế độ ăn mà trong đó, thực phẩm có tính kiềm là chủ yếu. Ở chế độ ăn này, ít nhất 80% thực phẩm trong bữa ăn sẽ là thực phẩm có tính kiềm.
Thực phẩm có tính kiềm cao
Phần thực phẩm có tính axit còn lại là phần cần hạn chế ăn hết mức có thể. Trong đó, thực phẩm có tính kiềm cao nhất lần lượt là các loại trái cây như chanh, dưa hấu, bưởi, xoài, đu đủ, các loại thức ăn thuộc nhóm rau, củ, quả như măng tây, hành tây, rau bina, cải bó xôi, cải xanh, tỏi, mùi tây, các loại dầu oliu, các loại nước sạch, nước ion kiềm để cân bằng cơ thể…
Các thực phẩm có tính kiềm thấp
Các loại thực phẩm có tính kiềm thấp nhất lần lượt là các chất làm ngọt như mật ong, đường thô; các loại trái cây như cam, chuối, cherry, dứa, đào, bơ; các loại đậu, rau, củ, quả như cà chua, cà rốt, nấm, bắp cải, ngô, đậu hà lan, vỏ khoai tây, đậu nành; các loại hạt như hạt dẻ; các loại ngũ cốc như hạt kê, lúa hoang;…
Các loại trái cây như cherry chua; các loại đậu, rau, củ, quả như khoai tây không vỏ, các loại đậu; các loại hạt như hạt điều, các loại ngũ cốc như gạo trắng, lúa mạch đen,…
Các thực phẩm có chất làm ngọt
Tiếp đó là các chất làm ngọt như siro lá phong, siro gạo; các loại trái cây như sung, dưa tây, kiwi, nho, táo, lê, dâu; các loại đậu, rau, củ, quả như đậu bắp, bí, đậu xanh, cần tây, dau diếp, khoai lang; các loại hạt như hạnh nhân;…
Các thực phẩm có tính axit thấp
Và những thực phẩm có tính axit thấp nhất lần lượt là các chất làm ngọt như mật ong đã qua xử lý, mật mía; các loại trái cây như mận, nước trái cây chế biến; các loại đậu, rau, củ, quả như đậu tây, đậu que; các loại dầu như dầu bắp; các loại hạt như hạt bí, hạt hướng dương; các loại ngũ cốc như ngũ cốc thô (lúa mì, gạo lứt…)
Các thực phẩm có tính axit cao cần hạn chế
Về thực phẩm có tính axit lần lượt là các chất làm ngọt như đường hóa học; các loại trái cây như việt quất, mận khô; các loại đậu, rau, củ, quả như cacao; các loại hạt như lạc, hạt óc chó; các loại ngũ cốc như lúa mì, bột mì trắng, bánh ngọt làm từ bột mì và đường;…
Tập luyện thể dục thể thao
Tập luyện thể dục thể thao sẽ giúp các bạn phòng chống được các loại bệnh tật. Các bài tập rèn luyện thể dục thể thao không được mất cân đối hay quá tập trung vào một bộ phận nào trên cơ thể. Khi đó, dù cho cường độ tập luyện có nặng thì cơ thể cũng sẽ không bị mất cân đối. Lưu ý, bạn là nên hạn chế sử dụng những vật hỗ trợ tập luyện có cân nặng lớn hơn 1,5 kg để tránh bị thương và phải luôn ở trạng thái tập trung cao độ khi tập luyện.
Ngoài ra, để tăng hiệu quả luyện tập, bạn nên luyện tập trong một không gian ấm áp. Bằng cách đó, các cơ của bạn sẽ trở nên linh hoạt hơn và việc tiết mồ hôi cũng sẽ dễ dàng hơn. Đặc biệt, các bài tập nên được thay đổi liên tục về góc độ và cường độ, tránh để các cơ quen với những bài tập nhất định, gây cảm giác chán nản.
Chế độ sinh hoạt
Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng, để trung hòa axit trong cơ thể, chính là có một chế độ sinh hoạt khoa học. Đây là một điều không thể thiếu. Theo khoa học, thời gian lý tưởng để thức dậy là 6 giờ sáng. Sau khi vệ sinh cá nhân, hãy có thói quen uống một cốc nước alkaline. Không chỉ giúp cho bản thân trở nên tỉnh táo hơn, thói quen này còn giúp cơ thể nạp được thêm chất kiềm ngay khi ngày mới vừa bắt đầu.
Và như đã nhắc đến phía trên, cơ thể nên được vận động từ 15 đến 30 phút. Đặc biệt, chúng ta nên dùng ít nhất ba bữa một ngày bằng những món ăn giàu chất kiềm và ngủ đủ 8 tiếng một ngày, trong đó có thời gian nghỉ trưa. Buổi chiều, sau khi vừa ngủ trưa dậy, chúng ta nên vận động cơ thể một chút để đảm bảo độ tỉnh táo và để công việc có thể đạt được hiệu quả cao nhất.
Cuối chiều, chúng ta nên tiếp tục rèn luyện cơ thể nhằm đào thải những độc tố trong cơ thể và những năng lượng còn thừa lại vào cuối ngày. 30 phút sau khi tập luyện là thời gian thích hợp nhất để tắm rửa. Và trước 7 giờ tối là thời gian thích hợp nhất để dùng bữa bởi nếu ăn sau thời gian đó, thức ăn sẽ rất khó để tiêu. Những công việc dọn dẹp sau bữa ăn là rất cần thiết cho quá trình tiêu hoá thức ăn.
Luy ý, để có thể đi vào giấc ngủ một cách đơn giản và trọn vẹn nhất, bạn không được ăn bất kì loại thực phẩm nào vào 3 tiếng trước khi ngủ, 2 tiếng trước khi ngủ cần ngưng làm việc và 1 tiếng trước khi ngủ không được sử dụng điện thoại, máy tính, ti vi.
Lời kết
Qua bài viết này, chắc hẳn bạn đọc đã hiểu được kiềm là gì , chất kiềm là gì và tầm quan trọng của lối sống lành mạnh rồi nhỉ! Tuy nhiên, hiểu được là một việc, nhưng có đủ quyết tâm để duy trì nó không lại là một việc khác.
Một trong những nguyên do chính trong việc gặp khó khăn khi duy trì lối sống lành mạnh chính là quá khắc nghiệt với bản thân. Nếu có món ăn mà bạn ưa thích là một loại thực phẩm thuộc nhóm đồ ăn có tính axit, đừng bỏ hẳn nó, hãy ăn nó một cách có điều độ, có chừng mực.
Việc từ bỏ sở thích của bản thân sẽ khiến bạn trở nên dễ bị tiêu cực hơn, việc duy trì lối sống với mục đích trung hòa axit trong cơ thể từ đó cũng khó khăn hơn rất nhiều. Hãy cố gắng cân bằng sở thích và sức khỏe của bản thân cùng Ocany bạn nhé!
Xem thêm: Nước điện giải là gì ? 10 Loại nước uống bù điện giải đơn giản dễ tìm
Xem thêm: 5 phút biết tuốt – Phân biệt nước kiềm, nước ion kiềm, nước ion kiềm giàu hydro