Bạn thường thấy hệ thống điện mặt trời 1kwp, 3 kWp, 5 kWp, 10 kWp… Vậy đơn vị kWp là gì và nó có ý nghĩa như thế nào trong hệ thống điện mặt trời? Hãy cùng Vũ Phong Solar tìm hiểu nhé!
- Có nên lắp điện năng lượng mặt trời không, bao lâu hoàn vốn?
- Năng lượng mặt trời là gì, được dùng để làm gì?
- Phát triển bền vững năng lượng tái tạo tại Việt Nam
- Tư vấn lắp đặt điện mặt trời cho gia đình
kWp là gì? Quy đổi sang MWp, GWp như thế nào?
kWp (kilowatt peak) là thuật ngữ được dùng để biểu thị công suất đỉnh của một hệ thống hoặc bảng điều khiển PV. Hay nói cách khác, kWp là đơn vị đo lường công suất tức thời tại điều kiện tiêu chuẩn của hệ thống điện mặt trời. Điều kiện tiêu chuẩn được định nghĩa là điều kiện mà tấm quang điện (solar panel/module) có thể hoạt động ở tối đa công suất thiết kế. Điều kiện tiêu chuẩn được tính toán bao gồm: cường độ ánh sáng (bức xạ mặt trời) 1000W/m2, áp suất khí quyển 1.5AM, nhiệt độ cells pin ở 25 độ C. Như vậy, từ số kWp (gọi chung là số công suất), ta có thể biết được quy mô hệ thống cũng như ước lượng được số lượng điện tạo ra (đơn vị kWh).
Bạn có biết một số đơn vị đo công suất hệ thống điện mặt trời khác ngoài kWp là gì không? Để đo công suất đỉnh của hệ thống điện mặt trời, ngoài đơn vị kWp, người ta còn sử dụng các đơn vị GWp (gigawatt peak), MWp (megawatt peak)…
Chi tiết quy đổi từ GWp, MWp sang kWp như sau: 1 GWp = 1.000 MWp = 1.000.000 kWp 1 MWp = 1.000 kWp
1kWp bằng bao nhiêu kWh?
Đơn vị kWh (kilowatt – giờ) được sử dụng rất phổ biến, bạn có thể nhìn thấy chúng thường xuyên, chẳng hạn như trong hóa đơn tiền điện bạn nhận được mỗi tháng. kWh cũng là một đơn vị đo năng lượng điện, có thể đo mức độ sử dụng hoặc sản xuất năng lượng điện trong một khoảng thời gian nhất định.
Với năng lượng sản xuất: Hệ thống điện mặt trời 1 kWp hoạt động với công suất tối đa trong 1 giờ sẽ tạo ra 1 kWh điện. Để tính số kWh điện năng sản xuất từ hệ thống điện mặt trời trong một ngày, cần dựa vào thời gian nắng, cường độ bức xạ mặt trời. Trong thực tế, số giờ nắng mỗi ngày khác nhau, tùy theo mùa và theo khu vực, cường độ bức xạ cũng khác nhau. Tại Việt Nam, ở các tỉnh miền Trung và miền Nam, cường độ bức xạ trung bình khoảng 4,5-5,5kWh/m2/ngày, ở các tỉnh miền Bắc khoảng 4-4,5kWh/m2/ngày.
Ví dụ, hệ thống điện mặt trời 3 kWp có quy mô nhỏ hơn so với hệ thống 5 kWp. Một hệ thống 3 kWp được lắp đặt ở khu vực có lượng bức xạ mặt trời khoảng 4,5-5 kWh/m2/ngày thì mỗi ngày sẽ tạo ra khoảng 13,5-15 kWh điện. Cũng hệ thống đó nếu được lắp đặt ở khu vực có lượng bức xạ mặt trời khoảng 5,5-6 kWh/m2/ngày thì mỗi ngày sẽ tạo ra khoảng 16,5-18 kWh điện. (Tham khảo Bản đồ bức xạ mặt trời tại Việt Nam theo từng khu vực)
Một hệ thống điện mặt trời 10 kwp hoà lưới hộ gia đình mới hoàn thành, do Vũ Phong Solar thi công – Sử dụng 28 tấm pin quang điện LG hiệu suất cao, công suất 360Wp
Lắp đặt 1 kWp tấm pin năng lượng mặt trời cần bao nhiêu m2?
Ở các tấm pin năng lượng mặt trời, hiệu suất chuyển đổi quang năng càng cao thì công suất tấm pin càng cao (trên một đơn vị diện tích). Do vậy, nếu hệ thống sử dụng các tấm pin chất lượng với hiệu suất/công suất cao thì sẽ tiết kiệm diện tích hơn so với việc sử dụng các tấm pin hiệu suất/công suất thấp. Tuy nhiên, nhìn chung, với các tấm pin năng lượng mặt trên thị trường hiện nay, để lắp 1 kWp solar panel trên mái nhà cần khoảng 6-7 m2. Ví dụ, với hệ thống điện mặt trời áp mái công suất 3 kWp, sẽ cần diện tích mái khoảng 20 m2. Tương tự, hệ thống điện mặt trời áp mái 5 kWp thì sẽ cần diện tích lắp đặt 30-35 m2.
Nên lắp đặt hệ thống bao nhiêu kWp cho gia đình?
Nên lắp đặt hệ thống điện mặt trời có công suất bao nhiêu kWp là thắc mắc thường gặp của các hộ gia đình khi mới tìm hiểu về nguồn năng lượng sạch này.
Trước đây, các hộ gia đình lắp điện mặt trời chủ yếu để tạo ra điện phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt nên thường căn cứ vào số lượng điện tiêu thụ để tính toán công suất hệ thống cho phù hợp, với tỷ lệ sản lượng điện tạo ra từ hệ thống điện mặt trời bằng 50-70% so với nhu cầu điện năng. Tuy nhiên, hiện nay, cách tính này không còn phổ biến nữa. Vì sao lại như vậy và căn cứ mới để tính hệ thống nên có công suất bao nhiêu kWp là gì?
Bạn có biết căn cứ mới để các hộ gia đình quyết định lắp đặt hệ thống có công suất bao nhiêu kWp là gì?
Kể từ khi Chính phủ đưa ra các cơ chế, chính sách ưu đãi để phát triển điện mặt trời, đặc biệt là giá FIT và giá FIT 2, các hộ gia đình đã lắp đặt điện mặt trời như một hình thức đầu tư sinh lời thay vì chỉ phục vụ nhu cầu sử dụng. Bởi vì, nếu gia đình không dùng hết điện tạo ra từ hệ thống áp mái, phần điện dư này sẽ được tự động đẩy thẳng lên lưới, bán trực tiếp cho EVN hoặc đơn vị được ủy quyền với mức giá cố định được áp dụng đến 20 năm kể từ ngày vận hành thương mại. Hiện nay, giá bán điện mặt trời áp mái khá hấp dẫn là 1.943 VNĐ/kWh (chưa tính VAT – xem chi tiết tại đây).
- Cách tính điện năng tiêu thụ của gia đình căn cứ trên công suất các thiết bị điện
- Lắp đặt điện mặt trời tại Cần Thơ-EPC hộ gia đình 5kWp
- Thủy điện tích năng – mảnh ghép cho bức tranh phát triển năng lượng tái tạo
- Ưu nhược điểm của năng lượng hóa thạch và than đá
Do đó, công suất lắp đặt hệ thống điện mặt trời áp mái hiện phụ thuộc chủ yếu vào khả năng tài chính của chủ đầu tư và điều kiện mái (diện tích lắp đặt). Nếu có mái nhà rộng, khả năng tài chính tốt, các chủ đầu tư có thể lắp đặt hệ thống có công suất cao hơn.
Trên đây Vũ Phong Solar đã giải thích giúp bạn hiểu rõ hơn đơn vị kWp là gì. Để được tư vấn chi tiết về hệ thống điện mặt trời phù hợp với khả năng tài chính và điều kiện lắp đặt, bạn vui lòng liên hệ Tổng đài miễn cước 1800 7171 để Vũ Phong Solar hỗ trợ. Với kinh nghiệm 12 năm trong ngành, đã thi công hơn 1.000++ dự án mọi quy mô, ở mọi vùng miền (Tham khảo các dự án đã hoàn thành), Vũ Phong Solar cam kết mang đến cho bạn hệ thống chất lượng cao nhất, chế độ bảo hành tốt nhất với chi phí phải chăng!
Vũ Phong Solar