Cây Lan Quân Tử hay còn gọi là cây Đại Quân Tử, Huệ Đỏ, Lan Huệ Da Cam. Cùng tìm hiểu công dụng, ý nghĩa cũng như cách trồng và chăm sóc cây Lan Quân Tử.
Cây Lan Quân Tử là cây cảnh phong thủy mang đến nhiều may mắn cho người trồng. Nếu bạn đang có ý định tìm một loại cây cảnh phù hợp với mình thì hãy cùng Bách hóa XANH tham khảo bài viết sau đây nhé!
1 Cây Lan Quân Tử là cây gì?
Nguồn gốc, ý nghĩa cây Lan Quân Tử
Cây Lan Quân Tử hay còn được gọi là cây Đại Quân Tử, Huệ Đỏ, Lan Huệ Da Cam, tên khoa học là Clivia nobilis. Đây là loại cây thuộc họ Amaryllidaceae, có nguồn gốc từ Nam Phi.
Cây Lan Quân Tử thuộc dòng cây thân thảo có chiều cao khoảng từ 0,3m-1m. Cây có sức sống mạnh mẽ nhờ bộ rễ ăn sâu vào lòng đất, có thể sống được trong các môi trường khắc nghiệt. Lá cây màu xanh đậm, xếp thành nhiều lớp đan xen nhau.
Hoa của cây Lan Quân Tử có thể nở tươi trong 1 tháng
Ý nghĩa phong thuỷ cây Lan Quân Tử
Lan Quân Tử có thể sinh trưởng trong điều kiện khắc nghiệt, tượng trưng cho lối sống mạnh mẽ, dù trong bất kỳ hoàn cảnh khó khăn nào cũng có thể vươn lên và phát triển.
Hoa Lan Quân Tử nở rộ từng chùm thể hiện cho sự sung túc và may mắn, mang đến sự may mắn trong công danh sự nghiệp. Đồng thời hoa của loài cây này khá lâu tàn nên tượng trưng cho sự thịnh vượng bền vững.
Hoa Lan Quân Tử tượng trưng cho lối sống mạnh mẽ
Đặc biệt, Lan Quân Tử thường ra hoa đúng dịp Tết nên nhiều người dùng nó trang trí trong nhà với ước mong có một năm mới sung túc, thịnh vượng, xua đuổi mọi tai ương, hoạn nạn ra khỏi cuộc sống của gia đình.
Hoa Lan Quân Tử có màu cam nổi bật, là màu tương sinh của hành Thổ, màu bản mệnh của hành nên nó cực kỳ hợp với mệnh Hỏa và mệnh Thổ. Lan Quân Tử sẽ mang lại năng lượng tích cực và nhiều may mắn cho những người thuộc hai mệnh này.
Ngoài ra, cây Lan Quân Tử cung rất hợp với những người sinh năm Kỷ Mùi (1979) và Tân Mùi (1931, 1991).
Đặc điểm, phân loại cây Lan Quân Tử
Cây Lan Quân Tử có hoa màu vàng, đỏ hoặc cam, hoa nở khá lâu, có thể duy trì khoảng 1 tháng. Quả của loài cây này có màu đỏ tươi, giống như một viên bi nhỏ và mất 1 năm để quả chín. Cây Lan Quân Tử có thời gian sinh trưởng khá lâu, phải mất ít nhất 6 năm từ khi gieo hạt để ra hoa.
2 Tác dụng của cây Lan Quân Tử
Ngoài những ý nghĩa về phong thủy như mang đến nhiều tài lộc, thịnh vượng, Lan Quân Tử còn giúp trang trí, làm đẹp không gian xung quanh. Nó còn có thể hút các tia điện tử từ điện thoại và máy tính, bảo vệ thị giác.
Lan Quân Tử giúp lọc không khí hiệu quả
Lan Quân Tử còn giúp lọc không khí rất hiệu quả, mang đến bầu không khí trong lành. Bạn cũng có thể dùng Lan Quân Tử để tặng cho người thân, bạn bè trong những dịp khai trương, tân gia để chúc họ có được nhiều may mắn, thể hiện lòng chân thành, sự yêu quý mà bạn dành cho họ.
3 Cách trồng và chăm sóc cây Lan Quân Tử
Cách trồng cây Lan Quân Tử tại nhà
Lan Quân Tử hợp với những người mệnh Hỏa và mệnh Thổ
Đất trồng
Là loại đất chua, thoáng khí và giàu dinh dưỡng. Bạn có thể trộn đất theo công thức 6 mùn/trấu hun: 2 lá khô mục: 1 đất cát: 1 phân hữu cơ và trồng cây trong chậu có lỗ thoát nước ở đáy.
Nhân giống bằng cách gieo hạt
Bạn mua hạt giống từ nơi uy tín rồi ngâm trong nước ấm khoảng 30-35 độ C khoảng 30 phút rồi gieo hạt vào chậu có sẵn hỗn hợp đất đã trộn. Sau khi gieo, bạn đặt chậu hạt giống ở nơi có nhiệt độ khoảng 20-25 độ C, tưới nước 2 lần mỗi ngày.
Sau hai tuần, bạn sẽ thấy hạt giống nảy mầm và phát triển. Cứ mỗi 9 tháng, bạn nên trồng lại cây Lan Quân Tử trong đất mới vì môi trường cũ đã bị phá hủy và hệ thống thoát nước bị suy yếu.
Cách trồng cây Lan Quân Tử bằng tách gốc, tách thân.
Bạn có thể dùng một con dao sắc để tách từng thân cây đang phát triển sau đó trồng từng nhánh thân nhỏ tách được trong đất trộn sẵn như khi gieo hạt.
Thời gian mọc rễ của cây khoảng một tháng và cây sẽ phát triển và ra hoa trong 2 năm, ngắn hơn so với phương pháp gieo hạt. Tuy nhiên, bạn nên chọn cây bố mẹ chất lượng, có nhiều mầm cây phụ để cây con sinh trưởng tốt nhất.
Trồng Lan Quân Tử bằng cây con
Trồng Lan Quân Tử bằng cây con mua từ cửa hàng cây cảnh
Bạn có thể mua cây con từ các cửa hàng cây cảnh về để trồng. Sau khi mua về, bạn trồng cây trong chậu có đất đã trộn sẵn, tưới nước cho cây từ 2-3 lần mỗi tuần, và cứ mỗi 9 tháng, bạn nên trồng lại cây trong đất mới.
Cách chăm sóc cây Lan Quân Tử
Cung cấp đủ nước, độ ẩm và ánh sáng
Khi chăm sóc Lan Quân Tử, bạn cần duy trì đất trong chậu ẩm vừa phải, một tuần tưới khoảng 2-3 lần. Nếu không khí quá khô nóng làm cây héo lá, bạn nên phun sương hoặc xịt nước lên lá cây.
Lan Quân Tử vẫn có thể sống và phát triển tốt trong môi trường máy lạnh. Tuy nhiên, bạn nên phơi nắng cho cây 2-3 lần mỗi tuần.
Bạn nên tưới nước cho cây 2-3 lần mỗi tuần
Lưu ý khi trồng và chăm sóc cây Lan Quân Tử
- Lan quân tử không cần bón phân quá nhiều, bạn chỉ cần bón phân cho cây khoảng 1-2 lần mỗi năm. Bạn nên thường xuyên cắt tỉa lá cây để cây gọn đẹp hơn và phòng trừ nấm mốc cho cây. Bạn cũng nên dùng dụng cụ làm vườn để loại bỏ những con bọ và ốc sên gây hại cho cây.
- Bạn có thể sử dụng Carbendazim 50% pha loãng tưới lên lá cây khi cây gặp bệnh mốc trắng, rũ gốc, rệp lá,.. với 1 gói 50ml cho 100m2. Nếu cây bị rụng lá, lá vàng, thối rễ thì nên bón thêm phân hữu cơ, phân chuồng, cây sẽ tươi tốt trở lại.
- Hiện nay, Lan Quân Tử được bán với giá khoảng từ 300.000-400.000 đồng/cây với những cây chưa có hoa còn những cây có hoa thì giá khoảng 600.000-700.000 đồng/cây.
4 5 hình ảnh đẹp về cây Lan Quân Tử
Cây có sức sống mạnh mẽ nhờ bộ rễ ăn sâu vào lòng đất, có thể sống được trong các môi trường khắc nghiệt
Cây Lan Quân Tử hay còn được gọi là cây Đại Quân Tử, Huệ Đỏ, Lan Huệ Da Cam
Cây Lan Quân Tử thuộc dòng cây thân thảo có chiều cao khoảng từ 0,3m-1m
Cây có sức sống mạnh mẽ nhờ bộ rễ ăn sâu vào lòng đất, có thể sống được trong các môi trường khắc nghiệt
Cây có sức sống mạnh mẽ nhờ bộ rễ ăn sâu vào lòng đất, có thể sống được trong các môi trường khắc nghiệt
Trên đây là chia sẻ của Bách hóa XANH về cách trồng, chăm sóc cũng như ý nghĩa, công dụng của Lan Quân Tử. Cảm ơn bạn đã theo dõi và chúc bạn tìm được chậu cây cảnh thật ưng ý.
Chọn mua xịt phòng, sáp thơm bán tại Bách hóa XANH:
Bách hóa XANH