Lập trường là đức tính cần có ở mỗi người để thành công trong cuộc sống lẫn công việc. Vậy lập trường là gì? Biểu hiện của những người có lập trường như thế nào? Chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu bài viết này để nắm rõ các thông tin quan trọng của nội dung này nhé!
Lập trường là gì?
Lập trường là tập hợp những tố chất và cá tính bên trong mỗi người để tạo nên nét riêng biệt cho bản thân. Người có lập trường là người thể hiện được sự tự tin, chứng minh, bảo vệ và giữ vững được những quan điểm riêng của bản thân về các sự việc hoặc quan điểm nào đó.
Lập trường chính là nền tảng ban đầu để xây dựng nên các lập luận nhận thức về sau. Hầu hết các lập trường tư tưởng của người Việt vẫn còn yếu hoặc bị sai lệch dẫn đến thiếu nhận thức về phân loại thông tin ở trên mạng xã hội.
Xây dựng lập trường là quá trình cần đòi hỏi kinh nghiệm và thời gian. Muốn xác định được lập trường thông tin, chúng ta phải tiếp cận và phân tích kỹ nhiều dạng thông tin khác nhau. Thông qua việc tiếp cận này, chúng ta có thể đánh giá được tính chính xác của thông tin, cũng như những hạn chế và sự độc hại mà thông tin đó mang đến.
Lợi ích của những người có tính lập trường vững
Sau khi tìm hiểu kỹ các thông tin chi tiết về khái niệm người có lập trường là gì ở bên trên, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về những lợi ích mà nó mang lại trong phần này. Trong cuộc sống, chúng ta chắc chắn sẽ có nhiều lần đứng trước nhiều tình huống bất đồng quan điểm. Người có lập trường sẽ mang lại những lợi ích sau đây:
- Trau dồi thêm kỹ năng giao tiếp và trao đổi thông tin.
- Tăng khả năng thu thập thêm các thông tin.
- Tăng cường các kỹ năng phân tích vấn đề.
- Tích lũy thêm khả năng đưa ra quyết định.
- Cải thiện các kỹ năng kiểm soát cảm xúc tốt.
Biểu hiện của người giữ vững lập trường
Có những lúc lương tâm của chúng ta mách bảo, hãy đứng lên bảo vệ cho những điều mà bản thân mình nghĩ là đúng. Mỗi chúng ta là một cá thể riêng biệt, có những tình huống trong cuộc sống vô cùng phức tạp. Những người giữ vững lập trường sẽ có những biểu hiện sau đây.
Không phải lúc nào cũng luôn cư xử tốt
Nhiều người vì muốn cư xử lịch sự và tránh rủi ro trong mối quan hệ đã khiến cho tình huống vượt ra ngoài tầm kiểm soát. Thế nhưng lại có một sự khác biệt lớn giữa cư xử lịch sự và im lặng, không dám đứng lên đấu tranh vì chúng ta lo sợ hoặc không chắc chắn.
Hãy lắng nghe bản năng của mình trong những tình huống như này. Những người giữ vững lập trường sẽ đứng lên tự bảo vệ mình và người khác mà không hề quan tâm đến việc phải cư xử tốt với tất cả mọi người.
Luôn nhìn thẳng vào sự thật
Người giữ vững lập trường luôn có niềm tin và những căn cứ logic cùng dẫn chứng thực tế trong lập luận của mình. Cho nên họ thường rất chắc chắn về các thông tin đưa ra. Nếu cho rằng ai đó đang che giấu thông tin hay giải thích chúng không rõ ràng thì họ sẽ đặt hỏi cho đến khi hoàn toàn hiểu được vấn đề.
Không áp đặt suy nghĩ lên người khác
Ví dụ, các bạn cho rằng ăn thịt là sai. Thế nhưng việc chỉ trích những người khác ăn thịt là đang áp đặt suy nghĩ của mình lên họ. Những người giữ vững lập trường sẽ đưa ra dẫn chứng để thuyết phục người khác theo quan điểm của mình chứ không hề tỏ ra cứng đầu, ngạo mạn hay bắt buộc người khác phải làm theo.
Cách giữ vững lập trường
Với các thông tin bên trên chắc chắn các bạn có thể hiểu rõ giữ vững lập trường là gì? Biểu hiện của nó như thế nào? Trong phần này, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu chi tiết hơn về cách để giữ vững lập trường nhé!
Xác định giá trị cốt lõi của vấn đề trước
Giá trị cốt lõi chính là nét đặc trưng của từng sự vật, hiện tượng để chúng ta có thể phân biệt và tạo nên giá trị riêng. Bất kì một tình huống nào xảy ra trong cuộc sống này cũng đều có giá trị riêng của nó.
Việc chúng ta xác định giá trị cốt lõi chính là tìm ra những ẩn ý đằng sau của vấn đề bằng cách thu thập các thông tin liên quan tới vấn đề đó. Đi tìm giá trị cốt lõi của vấn đề là tiền đề xây dựng nên các quan điểm, giữ vững lập trường và tạo nên sự tự tin, nét cá tính cho bạn.
Tìm hiểu, phân tích đúng, sai trong một vấn đề
Nhờ vào việc tìm kiếm các thông tin và xác định được giá trị cốt lõi sâu xa của vấn đề, các bạn sẽ phân tích kỹ lưỡng từng chi tiết và đưa ra những nhận định đúng sai trong vấn đề đó. Điều này sẽ giúp cho các bạn tỉnh táo hơn khi có những quan điểm bất đồng xảy ra.
Lúc này, các bạn sẽ tránh được những trường hợp “gió chiều nào theo chiều đó”, tức là các bạn vẫn chưa có những nhận định đúng đắn về vấn đề. Khi người khác thể hiện ra các quan điểm của họ quá mạnh mẽ thì các bạn cũng sẽ xuôi theo ý kiến họ mà quên đi những quan điểm của bản thân.
Hợp tác khi giao tiếp
Giao tiếp chính là quá trình trao đổi và thu thập thêm các thông tin để tiếp tục xây dựng nền tảng vững chắc cho các quan điểm của mình. Hợp tác khi giao tiếp chính là thể hiện quan điểm của mình nhẹ nhàng, khéo léo và tránh gây ra quá nhiều sự bất đồng. Đây không phải là việc xem nhẹ các quan điểm bản thân hay nhượng bộ cho đối phương. Nó là việc kiểm soát tình huống tốt để không đi quá gây bất hòa hay không tập trung vào lợi ích của bản thân.
Không được áp đặt suy nghĩ của mình vào người khác
Giữ vững lập trường không phải là việc chúng ta thể hiện quan điểm của mình rồi áp đặt người khác phải nghe theo. Đôi khi các bạn cũng phải thừa nhận rằng bản thân mình sai vì không phải lập trường nào mình đưa ra cũng đúng. Nhưng việc giữ lập trường cũng là điều tốt tạo nên cá tính riêng, sự tự tin của bạn.
Hãy để mọi thứ qua đi
Sẽ có lúc các bạn phải thừa nhận bản thân mình sai, nhượng bộ và làm điều tốt nhất cho tình huống đó. Dù vậy bằng cách chủ động giữ vững lập trường, các bạn có được cơ hội bộc lộ cá tính cũng như bày tỏ tâm tư và nguyện vọng của bản thân. Sếp và đồng nghiệp cũng sẽ tôn trọng bạn vì những điều đó.
Mặt khác, nếu thường xuyên phải làm những việc trái với lương tâm và niềm tin của mình thì các bạn có thể xem xét chuyển sang môi trường làm việc khác. Cố gắng chọn một đơn vị phù hợp với bản thân bằng cách đọc kỹ các thông tin về tổ chức, sứ mệnh và tầm nhìn. Tuy nhiên cách tốt nhất để thu thập được thông tin là trao đổi trực tiếp với các nhân viên hiện đang làm tại đó.
Có thể bạn quan tâm:
- Nhận thức là gì? Các khái niệm liên quan theo quan điểm Triết
- Founder là gì? Làm sao để trở thành một Founder thực thụ?
Hy vọng bài viết mang đến những thông tin hữu ích để các bạn có thể hiểu rõ lập trường là gì? Và các biểu hiện của người giữ vững lập trường. Nếu các bạn có thắc mắc gì về nội dung trong bài viết này, hãy bình luận ở bên dưới để nhận được giải đáp chi tiết nhất nhé!