Sỏi amidan chính là thủ phạm gây ra mùi hôi khó chịu cho hơi thở. Không những thế, việc chúng tồn tại lâu dài mà không được loại bỏ còn có thể gây nên những vấn đề không tốt cho hệ hô hấp. Vậy có cách lấy sỏi amidan nào tại nhà vừa dễ vừa an toàn không, bài viết dưới đây bàn về vấn đề ấy.
25/10/2022 | Sỏi amidan là gì và xử lý bằng cách nào?04/06/2022 | Cắt amidan có đau không? Người bệnh cần chú ý điều gì?29/03/2022 | Viêm amidan có lây không – những lý giải cặn kẽ
1. Do đâu mà có sỏi amidan?
1.1. Sỏi amidan thực chất là gì?
Amidan là một tổ chức hạch lympho nằm ở hầu họng có nhiệm vụ chính là bảo vệ cho cơ thể trước sự xâm nhập của tác nhân gây bệnh. Cấu tạo tổ chức này gồm nhiều khe kẽ lồi lõm.
Sỏi amidan nằm trong các hốc, kẽ của tổ chức này
Sỏi amidan chính là cục vón cứng do sự lắng đọng của các chất cặn bã của thức ăn và xác vi khuẩn trong khe rãnh của tổ chức amidan. Chất cặn bã này thay vì được bài xuất ra ngoài thì lại tích tụ và canxi hóa thành khối cứng màu trắng hoặc vàng nằm có mùi hôi ở cửa khe và trong khe amidan.
1.2. Nguyên nhân hình thành sỏi amidan
Sỏi amidan là kết quả hình thành từ quá trình tích tụ và lắng đọng của thức ăn dư thừa cùng các dịch mắc lại ở hốc amidan. Chúng tồn tại một thời gian dài ở đây và kết hợp với sự hoạt động của vi khuẩn khoang miệng để tạo thành các u bã đậu với kích thước từ hạt gạo đến bằng hạt lạc.
Ngoài ra, một số yếu tố sau cũng có thể gây nên sỏi amidan:
– Bệnh viêm xoang mạn tính: do dịch nhầy của viêm xoang chảy xuống cổ họng thường xuyên và mắc lại ở hốc của amidan nên hình thành sỏi amidan.
– Viêm amidan mạn: sưng viêm amidan làm cản trở việc di chuyển của thức ăn nên thức ăn bị mắc lại kết hợp với vi khuẩn trong khoang miệng để hình thành sỏi.
– Chế độ ăn uống: hay ăn đồ ăn nhiều canxi hoặc sản phẩm chế biến từ sữa góp phần thúc đẩy quá trình hình thành sỏi amidan. Ngoài ra, uống đồ uống có cồn và hút thuốc lá cũng gây nên sỏi.
– Răng miệng không vệ sinh sạch nên vi khuẩn phát triển và tạo thành sỏi amidan.
– Cơ địa dị ứng nên tiếp xúc với dị nguyên làm tăng tiết dịch rồi dịch đó tích tụ lại thành sỏi.
2. Cách lấy sỏi amidan đơn giản tại nhà
2.1. Có nên lấy sỏi amidan không?
Trước khi tìm cách lấy sỏi amidan bạn cần biết có nên tiến hành việc làm này không. Thực tế cho thấy hầu hết các trường hợp bị sỏi amidan với kích thước nhỏ không gây ra vấn đề về sức khỏe.
Sỏi amidan to, tồn tại lâu có thể biến chứng áp xe amidan
Tuy nhiên, nếu sỏi có kích thước lớn và nhiều rất dễ gây hôi miệng và một số biến chứng như: viêm tai, viêm xoang, viêm họng, viêm amidan hốc mủ, áp xe amidan,… Vì thế, tìm cách lấy sỏi amidan được xem là giải pháp giúp phòng ngừa nguy cơ mắc phải những biến chứng này.
2.2. Các cách lấy sỏi amidan dễ dàng
– Sử dụng máy tăm nước
Nếu viên sỏi có kích thước không quá to và số lượng không nhiều thì cách lấy sỏi amidan đơn giản nhất là dùng máy tăm nước. Đây là một loại thiết bị điện tử sử dụng tia nước áp suất cao để làm sạch khoang miệng, nướu, kẽ răng sau ăn. Do máy tăm nước có lực tác động mạnh nên có thể tận dụng để loại bỏ sỏi amidan bằng cách:
+ Lấy nước ấm súc miệng cho sạch để loại bỏ thức ăn thừa tích tụ ở hốc amidan.
+ Điều chỉnh máy về mức độ phù hợp, tránh để nước quá mạnh dễ làm tổn thương và gây đau niêm mạc amidan.
+ Lấy chiếc gương lớn và đèn pin để tìm vị trí sỏi amidan sau đó dùng tia nước bắn trực tiếp vào viên sỏi.
+ Khi sỏi đã bị đánh bật khỏi bề mặt amidan thì dừng và lấy nước muối súc miệng để tránh viêm nhiễm.
– Dùng tăm bông
Nếu không có máy tăm nước thì bạn hãy lấy tăm bông đầu tròn để loại bỏ sỏi amidan bằng cách:
Mô phỏng cách lấy sỏi amidan bằng tăm bông
+ Lấy đèn pin soi vào khoang miệng và dùng gương để tìm vị trí viên sỏi.
+ Dùng tăm bông nhẹ nhàng ấn vào lớp mô amidan ở gần viên sỏi để nó nhô ra khỏi bề mặt sau đó loại bỏ chúng ra ngoài.
+ Khi đã loại bỏ hết sỏi amidan, súc lại miệng bằng nước muối sinh lý.
– Dùng nước súc miệng không cồn
Đây là cách lấy sỏi amidan được thực hiện dựa trên việc tạo ra các đợt sóng trong họng miệng để đánh bật viên sỏi ra khỏi amidan. Không những thế, nước súc miệng còn giúp loại bỏ lượng đáng kể vi khuẩn trong khoang miệng nên sẽ hạn chế được nguy cơ chúng tạo thành sỏi amidan.
– Dùng giấm táo
Giấm táo có chứa hàm lượng lớn acid acetic có khả năng làm nhỏ kích thước sỏi amidan. Không những thế nó còn giúp sát trùng và giảm viêm nên sẽ giảm sưng và giảm thiểu tình trạng hôi miệng do sỏi lắng đọng. Cách lấy sỏi amidan bằng giấm táo là mỗi ngày dùng 3 thìa cà phê giấm táo pha loãng với 300ml nước ấm và súc miệng 2 lần.
– Ho hoặc khạc
Khi phát hiện ra sỏi amidan bạn cũng có thể làm động tác ho hoặc khạc thật mạnh để khiến cho viên sỏi bật ra ngoài.
Những cách lấy sỏi amidan tại nhà trên đây chỉ phù hợp với trường hợp sỏi có kích thước nhỏ và số lượng chưa nhiều. Nếu sỏi có kích thước to và có các tình trạng sau thì tốt nhất nên thăm khám bác sĩ ngay:
– Sưng viêm và tấy đỏ ở amidan.
– Có triệu chứng của sỏi nhưng lại không tìm thấy sỏi.
– Không thể lấy được sỏi hoặc chỉ lấy được rất ít.
– Lấy sỏi amidan tại nhà xong cảm thấy bị đau trong họng.
Việc đến bác sĩ chuyên khoa kiểm tra sẽ giúp người bệnh biết được tình trạng của mình và có hướng điều trị sỏi hiệu quả. Tùy vào tình trạng phát triển của sỏi amidan mà bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp như: dùng thuốc hoặc tiến hành thủ thuật (cắt amidan, chiếu laser). Với trường hợp phải tiến hành thủ thuật, bác sĩ có thể sẽ dùng thuốc gây tê cục bộ để bệnh nhân không cảm thấy đau đớn, sau thủ thuật khoảng 1 tuần có thể trở lại sinh hoạt và ăn uống bình thường.
Có rất nhiều cách lấy sỏi amidan nhưng bạn cần biết trường hợp nào có thể lấy tại nhà và khi nào cần đến cơ sở y tế để được bác sĩ xử lý. Nếu bạn không thể xác định được phương hướng khắc phục, tốt nhất hãy gặp bác sĩ để có hướng điều trị chính xác, đảm bảo an toàn cho sức khỏe của chính bạn.
Quý khách hàng có nhu cầu thăm khám, xử lý sỏi amidan có thể đến trực tiếp Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC để được bác sĩ chuyên khoa đầu ngành kiểm tra, chẩn đoán và định hướng điều trị tốt nhất. Quý khách hãy gọi tới tổng đài 1900 56 56 56 đặt trước lịch khám để chủ động sắp xếp, tiết kiệm thời gian, tránh ảnh hưởng tới công việc của mình.