Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là báo cáo tài chính mà doanh nghiệp bắt buộc phải lập vào định kỳ cuối mỗi năm tài chính. Và một trong những đặc trưng khác biệt của báo cáo lưu chuyển tiền tệ là doanh nghiệp có hai phương pháp lập để lựa chọn. Cùng bài viết đi tìm hiểu cụ thể để nắm bắt được những điểm giống và khác nhau giữa hai phương pháp lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ.
- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là gì?
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là báo cáo tài chính phản ánh về tình hình dòng tiền vào và dòng tiền ra của doanh nghiệp trong một khoảng thời gian nhất định.
- Phân tích điểm giống và khác nhau của hai phương pháp lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ:
Một đặc trưng khác biệt của báo cáo lưu chuyển tiền tệ là có thể được lập theo một trong hai phương pháp là phương pháp trực tiếp và phương pháp gián tiếp.
Phương pháp trực tiếp là phương pháp lập mà khi đó luồng tiền liên quan đến hoạt động kinh doanh sẽ được tính toán và xác định bằng cách điều chỉnh lợi nhuận trước thuế thu nhập doanh nghiệp của hoạt động kinh doanh.
Xem thêm: Các loại kế toán trong doanh nghiệp
Còn phương pháp gián tiếp là phương pháp lập mà khi đó luồng tiền liên quan đến hoạt động kinh doanh sẽ được xác định và trình bày trong báo cáo lưu chuyển tiền tệ trước hết bằng cách điều chỉnh lợi nhuận trước thuế thu nhập doanh nghiệp của hoạt động kinh doanh khỏi ảnh hưởng của các khoản mục không phải bằng tiền, các thay đổi trong kỳ của hàng tồn kho, các khoản phải thu, phải trả từ hoạt động kinh doanh và các khoản mà ảnh hưởng về tiền là luồng tiền từ hoạt động đầu tư.
Như vậy có thể thấy một khác biệt rõ rệt và cơ bản giữa 2 phương pháp trên là liên quan đến việc xác định luồng tiền từ hoạt động kinh doanh. Nếu như theo phương pháp trực tiếp thì luồng tiền từ hoạt động kinh doanh sẽ được xác định trực tiếp dựa vào số liệu từ các sổ kế toán thì với phương pháp gián tiếp, luồng tiền từ hoạt động kinh doanh sẽ được lấy căn cứ là kết quả về lợi nhuận trước thuế thu nhập doanh nghiệp sau khi đã thực hiện một số bút toán điều chỉnh.
Xem thêm: Thị trường bán lẻ thương mại điện tử tại Việt Nam
Chính vì cách thức xác định luồng tiền từ hoạt động kinh doanh của hai phương pháp là khác nhau nên các chỉ tiêu được dùng để tính toán cũng sẽ không giống nhau. Cụ thể là:
+ Với phương pháp trực tiếp thì kế toán cần tập hợp các chỉ tiêu là tiền thu và chi liên quan đến hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ, tiền lãi vay đã trả, thuế thu nhập doanh nghiệp đã nộp.
+ Với phương pháp gián tiếp thì kế toán ngoài việc tập hợp chỉ tiêu về lợi nhuận trước thuế thì phải thực hiện một số bước tính toán phụ để xác định mức điều chỉnh về khấu hao, dự phòng, lãi lỗ từ chênh lệch tỷ giá hối đoái, … và để xác định được lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh trước thay đổi vốn lưu động.
Có thể thấy rằng, lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ theo phương pháp trực tiếp là khá đơn giản, trong khi theo phương pháp gián tiếp lại phức tạp hơn khi phải thực hiện nhiều bước tính toán trung gian mới có được số liệu cần thiết. Và cũng chính vì đòi hỏi nhiều thời gian và kỹ thuật tính toán hơn nên số liệu trên báo cáo lưu chuyển được lập theo phương pháp gián tiếp sẽ là hữu ích hơn khi phản ánh được mối liên hệ giữa kết quả hoạt động kinh doanh với kết quả lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh, đồng thời các số liệu đó còn có thể đối chiếu được với số liệu trong các báo cáo tài chính khác, trong khi số liệu trên báo cáo lưu chuyển tiền tệ được lập theo phương pháp trực tiếp sẽ không làm được điều này.
Như vậy, khác biệt chủ yếu giữa 2 phương pháp lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ là cách trình bày sự thay đổi về tài sản thuần từ hoạt động kinh doanh. Còn cách xác định và trình bày các dòng tiền từ hoạt động đầu tư và hoạt động tài chính của hai phương pháp là giống nhau.
Ngoài ra, hai phương pháp trên còn có điểm tương đồng là đều phải tuân thủ theo đúng các nguyên tắc và cơ sở lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ.
Xem thêm: Những phần mềm kế toán thông dụng hiện nay.