Trong xã hội hiện nay thuật ngữ LGBT không còn quá xa lạ với nhiều người. Tuy nhiên, để hiểu hết những thông tin về cộng đồng những người đống tính luyến ái không phải ai cũng nắm rõ. Vậy trong vấn đề chăm sóc sức khỏe các LGBT cần chú ý điều gì để đảm bảo an toàn?
19/10/2020 | LGBT là gì – những vấn đề xoay quanh đồng tính, song tính và chuyển giới06/05/2020 | Quan hệ đồng tính nữ – Những điều cần biết để tự bảo vệ sức khỏe
1. Thuật ngữ LGBT là gì?
LGBT là tên chính thức được xác nhận vào năm 1990 của cộng đồng những người có giới tính đặc biệt. Cộng đồng này bao gồm: đồng tính luyến ái nam, đồng tính luyến ái nữ, lưỡng tính, chuyển giới. Thuật ngữ mô tả xu hướng tình dục của một người, nghĩa là họ có sự hấp dẫn về tình yêu, tình dục với những người cùng giới tính.
LGBT là viết tắt của 4 từ tiếng Anh:
-
“Lesbian” (đồng tính nữ).
-
“Gay” (đồng tính nam).
-
“Bisexual” (lưỡng tính).
-
“Transgender” (chuyển giới).
Tuy nhiên, hiện có nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng có khoảng 3,5% số người còn có đa dạng các xu hướng tình dục hơn. Tức là họ cảm thấy mình không phải 100% là đồng tính, thẳng tính hay song tính. Những người này thường có xu hướng tình dục kiểu liên tục, lâu dài và cố định.
2. Định nghĩa về các nhóm LGBT
2.1 Lesbian (đồng tính nữ)
Đồng tính nữ vẫn hoàn toàn như phụ nữ bình thường về cơ quan sinh dục, biểu hiện tâm lý và sinh học. Tuy nhiên, họ thường bị thu hút về mặt tình yêu lẫn tình dục với những người nữ cùng giới với mình.
2.2 Gay (đồng tính nam)
Đồng tính nam sẽ có tình cảm với người cùng giới
Đồng tính nam cũng tương tự, họ chỉ có xu hướng tình dục và rung động về mặt tâm hồn giữa hai người nam với nhau. Tuy nhiên, hầu hết Gay cảm thấy bị thu hút bởi người đồng giới, họ không có suy nghĩ bản thân hoặc bạn tình là nữ. Chính vì vậy, đồng tính nam không có nhu cầu phẫu thuật chuyển giới.
2.3 “Transgender” (chuyển giới)
Đây là đối tượng LGBT có biểu hiện sinh học trên cơ thể thuộc giới này nhưng trong nhận thức lại thấy mình giống giới tính ngược lại. Vì cảm giác mang nhầm cơ thể nên họ luôn muốn phẫu thuật để chuyển sang giới tính mà mình muốn.
2.4 Bisexual (lưỡng tính)
Những người thuộc nhóm này sẽ có thể bị hấp dẫn về tình yêu và tình dục với cả nam và nữ. Vậy trong giới LGBT Bisexual sẽ yêu giới tính nào? Trên thực tế, họ sẽ yêu bất cứ giới tình nào đem đến cảm xúc yêu hơn, thường có tình cảm với người có giới tính bình thường.
3.Các vấn đề chăm sóc sức khỏe cho người LGBT
3.1 Chăm sóc sức khỏe tâm thần
Những người trong cộng đồng LGBT thường có xu hướng tình dục đặc biệt, họ có nguy cơ đối mặt với chứng trầm cảm, lo âu, nhất là ở người nữ. Bởi trong xã hội vẫn còn nhiều sự kì thị, xa lánh, phân biệt đối xử với người LGBT.
LGBT dễ bị tác động về mặt cảm xúc
Đặc biệt, trong chuyện tình cảm, họ dễ bị rạn nứt, dễ bị lạm dụng tình dục. Thông thường, người nữ sẽ cam chịu, không công khai bởi thiếu sự hỗ trợ của xã hội. Chính vì vậy, nếu nhận thấy bản thân có dấu hiệu trầm cảm, e ngại, không muốn chia sẻ hãy tham vấn bác sĩ hoặc chuyên gia tâm lý để điều trị sớm.
3.2 Bảo vệ bản thân trước các bệnh lây nhiễm tình dục
Trong quan hệ tình dục đồng tính nữ sẽ dễ lây truyền các bệnh qua đường tình dục như HPV, viêm âm đạo nhiễm trùng, trùng roi âm đạo,… Đặc biệt, con đường lây truyền HIV-AIDS, herpes sinh dục vẫn chưa có cách điều trị hoàn toàn. Do đó, phòng tránh tốt nhất đó là quan hệ tình dục an toàn. Để bảo vệ bản thân trước các bệnh lây truyền, cộng đồng LGBT nên:
-
Kiểm tra sức khỏe của bản thân và bạn tình xem có HIV hoặc các bệnh khác lây truyền qua đường tình dục hay không. Chú ý nên đi khám sức khỏe thường xuyên để phát hiện bệnh kịp thời.
-
Quan hệ tình dục an toàn: sử dụng dụng cụ bảo vệ, làm sạch đồ chơi tình dục sau mỗi lần sử dụng,…
-
Chung thủy với 1 bạn tình để tránh mắc các bệnh lây truyền tình dục.
-
Tiêm chủng để ngăn ngừa các bệnh như viêm gan virus A và B. Bên cạnh đó, nữ 26 tuổi trở xuống có thể tham khảo tiêm vac xin ngừa HPV.
3.3 Tìm kiếm giúp đỡ khi sử dụng chất kích thích
Bạn nên chia sẻ với chuyên gia khi lạm dụng chất kích thích quá đà
LGBT hay những người có xu hướng tình dục đặc biệt thưởng sử dụng thuốc lá, hay chất kích thích, rượu để tăng cường ham muốn hơn.
Nếu bạn đang trong tình trạng này hãy tìm đến sự giúp đỡ của các trung tâm cộng đồng, tổ chức giới tính, trung tâm chăm sóc sức khỏe tâm thần để tìm sự trợ giúp.
3.4 Nạn bạo hành
Trong bất cứ mối quan hệ nào xuất hiện nạn bạo hành chắc chắn không thể duy trì lâu dài. Những người LGBT gặp phải vấn đề này thường hay giấu kín bởi:
-
Sự đe dọa tiết lộ xu hướng tình dục khác thường từ kẻ bạo hành.
-
Sợ bị kỳ thị, phân biệt, đối xử.
Nếu không sớm công khai, bạn sẽ dễ rối loạn lo âu, rơi vào tuyệt vọng, và bị bạo hành nặng hơn. Chính vì vậy, hãy tìm kiếm sự giúp đỡ cả mọi người xung quanh hoặc bất cứ ai bạn thấy tin tưởng.
3.5 Kiểm tra sức khỏe định kỳ
LGBT nên kiểm tra sức khỏe thường xuyên tránh bệnh lây nhiễm
Đây là điều rất quan trọng mà cộng đồng LGBT cần lưu ý để bảo vệ sức khỏe của mình. Hãy tham vấn bác sĩ, chuyên gia và chia sẻ cho họ biết xu hướng tình dục của bản thân sẽ giúp ích trong những đợt khám sức khỏe định kỳ.
Tùy theo độ tuổi, các bác sĩ sẽ kiểm tra nồng độ cholesterol, sàng lọc ung thư vú, huyết áp, ung thư cổ tử cung,..
Với những thông tin cụ thể trên, mong rằng bạn đã nắm rõ được các vấn đề LGBT và việc chăm sóc sức khỏe. Khi có nhu cầu tư vấn hãy tham vấn với đội ngũ bác sĩ tâm lý, chuyên môn cao của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC qua tổng đài 1900565656.
Tại đây, chúng tôi sẽ lắng nghe, thấu hiểu và chia sẻ đến bạn những điều cần biết về LGBT, giúp bạn tự tin và khỏe mạnh trong cuộc sống. Có trên 24 năm thành lập và xây dựng, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC sẽ là địa chỉ tin cậy, uy tín, đảm bảo cho bất cứ ai đến kiểm tra và điều trị bệnh.