Thoát vị đĩa đệm (Disc Herniation) là hiện tượng đĩa đệm bị dịch chuyển ra khỏi vị trí bên trong đốt sống, thường xảy ra sau các tác nhân sang chấn hoặc trên nền đĩa đệm bị thoái hóa, nứt rách và trên lâm sàng thường biểu hiện chứng đau về thần kinh.
I. Đại Cương
– Thoát vị đĩa đệm (Disc Herniation) là hiện tượng đĩa đệm bị dịch chuyển ra khỏi vị trí bên trong đốt sống, thường xảy ra sau các tác nhân sang chấn hoặc trên nền đĩa đệm bị thoái hóa, nứt rách và trên lâm sàng thường biểu hiện chứng đau về thần kinh.
– Thoát vị đĩa đệm có thể xảy ra ở bất kỳ đoạn nào của cột sống, nhưng hay gặp thoát vị đĩa đệm ở vị trí thấp của lưng, trong trường hợp này sẽ gây ra chứng đau thắt lưng. Và khi thoát vị đĩa đệm có đè ép vào rễ dây Thần kinh tọa sẽ gây chứng đau thắt lưng và đau lan xuống chân. Khi thoát vị ở vị trí cổ, sẽ gây đau cổ gáy. Nếu kết hợp ép rễ thần kinh cánh tay sẽ gây đau cổ, vai và tay cùng bên bị chèn ép..
– Tuổi thường gặp 25-50, liên quan đến chế độ sinh hoạt
– Ở người già ít gặp do nhân nhầy đã thoái hóa xẹp lại không còn khả năng thoát vị nữa
II. Chẩn Đoán Hình Ảnh
1. Phồng đĩa đệm (Bulging disc)
– Không phải là một dạng của thoát vị đĩa đệm.
– Bờ của đĩa đệm lồi ra > 3mm.
– Bờ lồi ra > 50% chu vi đĩa đệm.
– 2 loại: phồng đối xứng & không đối xứng
=> Hình ảnh phồng đĩa đệm
– Dựa theo vị trí của ổ thoát vị so với dây chằng dọc sau cột sống: thoát vị dưới dây chằng và thoát vị xuyên dây chằng.
– Dựa theo vị trí của ổ thoát vị so với đĩa đệm gốc trên ảnh tái tạo cột sống theo mặt phẳng đứng dọc giữa Sagittal:
- Thoát vị di trú lên trên hoặc xuống dưới
-
Thoát vị có mảnh tách rời
-
Thoát vị nội xốp
=> Thoát vị nội xốp (Bệnh Scheuermann)
– Thoát vị nội xốp là hiện tượng thoát vị đĩa đệm vào thân đốt sống liền kề, có thể dẫn đến viêm tủy đốt sống.
– Bệnh được mô tả bởi Scheuermann năm 1920. 1-10% dân số, 13-16 tuổi. Biểu hiện đau lưng mạn tính hoặc thường được phát hiện tình cờ. Hình ảnh điển hình: gù vẹo cột sống, xẹp các thân đốt sống, thoát vị nội xốp trung tâm (nốt Schmorl) và bất thường hợp nhất của đường viền bản sụn.
– Cơ chế tổn thương: do nén ép cơ học, chấn thương lặp đi lặp lại làm tăng áp lực mãn tính lên phần trước của bản sụn đốt sống và tính dễ vỡ của chính bản sụn: liên quan đến các yếu tố gen.
– Phân loại Blumenthal:
- Type 1: Scheuermann cột sống lưng, điển hình, chiếm 75-80%, tổn thương thường từ T7 đến T9.
-
Type 2: Scheuermann cột sống ngực – lưng, không điển hình: 20-25%, tổn thương thường từ T10 đến T12 và các đốt sống thắt lưng.
-
Type 3: Scheuermann cột sống thắt lưng, hiếm gặp, thường gặp trẻ nhiều tuổi hơn 14-18.
– Tiêu chuẩn chẩn đoán:
- Tổn thương 3 đốt sống liền kề
- Gù cột sống ngực > 40 độ hoặc cột sống lưng > 30 độ. Góc Cobb là góc tạo bởi đường kẻ tiếp tuyến với bờ trên thân đốt T1 và bờ dưới thân đốt T12.
- Tổn thương đi kèm: Hình khuyết xương ăn sâu vào thân đốt ở mặt trên và dưới tạo hình khuyết bờ thân đốt sống (Limbus vertebra), vẹo cột sống (25% trường hợp), trượt đốt sống.
* Thoát vị thể lồi (Protrusion): bờ của đĩa đệm nhô ra < 50% chu vi đĩa đệm và phần thoát vị có chiều rộng > chiều cao
– Đáy hẹp (Focal Protrusion): bờ đĩa đệm nhô ra < 25% chu vi đĩa đệm.
– Đáy rộng (Broad Based or Diffuse Protrusion): bờ đĩa đệm nhô ra 25-50% chu vi.
* Thoát vị thể đẩy (Extrusion): bờ của đĩa đệm nhô ra < 50% chu vi đĩa đệm và phần thoát vị có chiều rộng < chiều cao.
* Chèn ép rễ thần kinh
– Cột sống cổ: rễ thần kinh bị chèn ép trong lỗ liên hợp là rễ mang tên tầng dưới. Ví dụ thoát vị đĩa đệm C3/4 sẽ chèn ép rễ thần kinh C4.
– Cột sống ngực & cột sống thắt lưng: rễ thần kinh bị chèn ép trong lỗ liên hợp là rễ màng tên tầng trên. Ví dụ thoát vị đĩa đệm T3/4, L3/4 sẽ chèn ép rễ thần kinh T3, L3.
– Rễ thần kinh bị chèn ép của chùm đuôi ngựa: rễ mang tên tầng dưới. Ví dụ thoát vị đĩa đệm L5/S1 sẽ chèn ép rễ thần kinh S1.
– Giải phẫu rễ thần kinh:
– Chèn ép rễ thần kinh:
– Phân độ chèn ép rễ:
+ Độ 0: không có sự tiếp xúc giữa đĩa đệm và rễ thần kinh, không xâm lấn lớp mỡ giữa rễ thần kinh và đĩa đệm.
+ Độ 1: có sự tiếp xúc giữa đĩa đệm và rễ thần kinh, mất lớp mỡ giữa đĩa đệm và rễ thần kinh. Rễ thần kinh vẫn ở vị trí bình thường.
+ Độ 2: rễ thần kinh bị đẩy ra phía sau
+ Độ 3: rễ thần kinh bị đẩy mạnh ra sau, khó phân biệt ranh giới với đĩa đệm.