LMIA là gì? 2 miễn trừ quan trọng trong việc xin LMIA

Lmia canada là gì

LMIA là gì?

LMIA là chữ viết tắt của cụm từ – LMIA (Labour Market Impact Assessment), làm một văn bản đánh giá tình trạng việc thuê lao động nước ngoài có ảnh hưởng như thế nào đến tình hình lao động trong nước.

Điều này có nghĩa là lao động nước ngoài đến Canada làm việc tại một vị trí nhất định, công việc nhất định có tác động tiêu cực, tích cực, trung lập đối với thị trường lao động tại Canada.

– LMIA được đánh giá là tích cực nếu như tại vị trí đó công việc đó thiếu hụt nguồn nhân lực, lao động Canada không đủ để có thể là vào vị trí đó.

– LMIA được đánh giá là tiêu cực nếu như tại vị trí đó công việc đó không thiếu nguồn lao động và lực lượng lao động tại Canada có thể đảm nhận được công việc không cần phải thuê mướn nhân công từ nước ngoài.

– LMIA được đánh giá là trung lập nếu như tại vị trí đó hoặc công việc đó việc sử dụng lực lượng lao động nước ngoài không ảnh hưởng gì đến tình trạng lao động tại Canada.

1. Miễn trừ LMIA đối với người sử dụng lao động là chủ sở hữu/ người điều hành

Đăng ký miễn trừ

  • Đối với các mục đích của Chương trình Lao động Nước ngoài Tạm thời (Temporary Foreign Worker Program), “Chủ sở hữu / người điều hành” được định nghĩa là một công dân nước ngoài nắm giữ vốn chủ sở hữu trong một doanh nghiệp ở Canada và được phân loại theo phân loại nghề nghiệp quốc gia (NOC) loại 0, A hoặc B. Ngoài ra, các yêu cầu mà ESDC đưa ra cho đến nay là, nói một cách ngắn gọn nhất: chủ sở hữu / người điều hành phải chứng minh rằng họ có mặt trong việc vận hành doanh nghiệp hàng ngày và sẽ tham gia tích cực vào các quy trình kinh doanh / cung cấp dịch vụ tại Canada. ESDC sẽ có sự cân nhắc nghiêng về các đơn đăng ký thể hiện việc tạo hoặc duy trì công việc của Canada. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ làm thế nào một ứng viên cần cung cấp tài liệu cần thiết theo các yêu cầu này.
  • Tương tự, tỷ lệ sở hữu bắt buộc của người nộp đơn xin LMIA trong danh mục này là không rõ ràng. ESDC cho biết họ đang trong quá trình cập nhật các hướng dẫn dành cho chủ sở hữu / người điều hành. Trong khi đó, cả viên chức và luật sư ESDC đều đang đánh giá và chuẩn bị hồ sơ bằng cách tham khảo Bản tin Temporary Foreign Worker Program Bulletin năm 2012. Bản tin đó cho biết chủ sở hữu / người điều hành có thể là bất kỳ chủ sở hữu 100%, chủ sở hữu chính (51% cổ phần trở lên), đồng sở hữu (49% trở xuống) hoặc một trong nhiều người có quyền sở hữu. Nhưng có sự không nhất quán cả giữa hướng dẫn và đánh giá đơn đăng ký thực tế và giữa các viên chức khác nhau đánh giá các đơn đăng ký khác nhau.
  • Một số chuyên gia nhập cư đề nghị tỷ lệ sở hữu càng cao (hơn 50%) thì càng tốt. Nhưng nhiều người cho rằng chủ sở hữu/ người điều hành phải là một cổ đông thiểu số, vì dựa trên kinh nghiệm sở hữu hơn 50% tức họ tự làm chủ và nằm trong danh mục “tự do kinh doanh” (self-employed) của work permit; trong khi danh mục này được miễn xin LMIA, ứng viên phải đáp ứng các tiêu chí hẹp và bao quát để đáp ứng yêu cầu của nó. Trường hợp này, các ứng viên có quyền sở hữu từ 25% đến 40%, hay thậm chí có quyền sở hữu thấp tới 7% thì đơn đăng ký cũng có cơ hội thành công. Nếu Công nhân nước ngoài tạm thời là chủ sở hữu duy nhất của doanh nghiệp, thì công ty sẽ hoàn thành mẫu đơn LMIA khi chủ lao động và chủ sở hữu mới ký đơn đăng ký trong bất kỳ vai trò nào mà chủ sở hữu nắm giữ trong công ty; Service Canada chấp nhận rằng Công nhân nước ngoài tạm thời, với tư cách là nhân viên được ủy quyền của công ty, có thể đưa ra lời đề nghị việc làm cho chính mình.
  • Việc người nộp đơn có phải sở hữu doanh nghiệp Canada hay không khi họ nộp đơn xin LMIA của mình là vấn đề con gà và quả trứng. Do đó việc này phần lớn phụ thuộc vào kinh nghiệm của các viên chức xử lý đơn. Ứng viên phải cân nhắc rủi ro khi mua doanh nghiệp hoàn toàn trước khi LMIA xác nhận (positive LMIA) được ban hành so với rủi ro khi mua nó một cách có điều kiện. Nếu người nộp đơn mua một doanh nghiệp Canada trước khi positive LMIA được ban hành, Họ sẽ phải đối mặt với nguy cơ ESDC từ chối cấp LMIA, người nộp đơn sẽ không được phép làm việc tại Canada và vẫn còn quyền như người chủ sở hữu của một công ty Canada nơi họ không thể làm việc. Một chiến lược để đối phó với rủi ro này là cho người nộp đơn tham gia hợp đồng mua bán “có điều kiện” trong một doanh nghiệp Canada mà phụ thuộc vào điều kiện về việc cấp LMIA và work permit. Nhưng cũng có những rủi ro đối với chiến lược này: các nhân viên ESDC đã đặt câu hỏi về tính hợp pháp của một thỏa thuận mua bán có đầy đủ các điều kiện; ví dụ, họ đã xem xét kỹ các đơn đăng ký trong đó việc mua doanh nghiệp phụ thuộc vào việc có work permit, trên cơ sở người nộp đơn chưa phải là chủ sở hữu của doanh nghiệp nên không phải là chủ sở hữu / người điều hành. Nếu người nộp đơn chọn chiến lược này và cân nhắc phương án khác như Chương trình đề cử tỉnh bang PNP, họn nên thận trọng chuẩn bị kỹ đơn đăng ký.

Tài liệu cần thiết

  • Ứng viên sẽ tham gia vào hoạt động hàng ngày của doanh nghiệp như thế nào.
  • Quyền sở hữu của ứng viên. Cổ phiếu, sổ đăng ký cổ phần, bản sao hợp đồng mua bán, thư của CEO hoặc bất kỳ bằng chứng nào về quyền sở hữu cổ phiếu đều hữu ích; Các nhân viên ESDC cũng sẽ muốn xem một bản sao của hợp đồng cho thuê thương mại và tài liệu thuế, nếu có, như một bằng chứng cho thấy công ty đang tích cực tham gia kinh doanh.
  • Bằng chứng là việc cấp LMIA và work permit cho người nộp đơn sẽ có tác động trung lập hoặc tích cực đến thị trường lao động Canada như thế nào. Khi đánh giá đơn đăng ký, ESDC sẽ nghiêm túc xem xét liệu việc nhập cảnh tạm thời của người nộp đơn sẽ sẽ tạo ra thêm hoặc duy trì công việc cho lao động người Canada và/ hoặc người nộp đơn có chuyển giao các kỹ năng hay chuyên môn nào cho người Canada và thường trú nhân hay không. Đơn đăng ký nên đưa ra một cái nhìn rõ nét về việc người Canada sẽ được hưởng lợi và các công việc hoặc kỹ năng sẽ được chuyển giao như thế nào, chẳng hạn như số lượng người Canada / Thường trú nhân hiện đang làm việc và thông tin về các kế hoạch trong tương lai để thuê và / hoặc đào tạo nhân viên mới.
  • Có đủ lợi nhuận để trả tiền lương của chủ sở hữu / người điều hành mới cũng như các nhân viên hiện có. Viên chức có thể yêu cầu thêm tài liệu, chẳng hạn như báo cáo ngân hàng và tài liệu thuế / bảng lương, để chứng minh rằng doanh nghiệp đủ khả năng. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải biết rằng một khi LMIA được chấp thuận và chủ sở hữu / người điều hành nhận được work permit thì một số viên chức ESDC yêu cầu người chủ lao động trả cho chủ sở hữu / người điều hành mới mức lương hiện hành cho mã NOC hiện có. Thực tế thì việc này lại không có sự nhất quán trong cách thực hiện. Bản tin Temporary Foreign Worker Program Bulletin năm 2012 chỉ ra rằng chủ sở hữu / người điều hành không nên bắt buộc phải trả mức lương hiện tại và ESDC không nên xem đó là tiêu chí đánh giá đơn đăng ký LMIA của nchủ sở hữu / người điều hành. Nhiều ý kiến ​​cho rằng không hợp lý vì chủ doanh nghiệp thường không tự trả cho mình một mức lương đã định nhưng nhận được bất kỳ khoản lợi nhuận nào còn lại sau khi trừ hết các loại chi phí.

Kế hoạch chuyển tiếp (Transition Plan)

2. Miễn trừ LMIA đối với người sử dụng lao động là kỹ thuật viên/ nhà cung cấp dịch vụ chuyên môn hóa

Đăng ký miễn trừ

  • Hình thức kinh doanh của người sử dụng lao động để cung cấp những ngữ cảnh về vai trò của nhà cung cấp dịch vụ chuyên môn hóa sẽ đảm nhận.
  • Dự án hoặc vai trò một cách chi tiết mà người lao động sẽ đảm nhận.
  • Kinh nghiệm cụ thể của người lao động, bao gồm số năm mà người sử dụng lao động làm việc với người lao động và bất kỳ kiến ​​thức đặc thù nào về các sản phẩm hoặc dịch vụ của người sử dụng lao động mà người lao động hiểu được.
  • Vai trò của người lao động trong vị trí này quan trọng như thế nào đối với sự thành công của dự án hay rộng hơn là sự thành công của doanh nghiệp.
  • Mục đích mà công ty yêu cầu dịch vụ của nhà cung cấp dịch vụ chuyên môn hóa.
  • Thời hạn mà người lao động sẽ yêu cầu các dịch vụ của nhà cung cấp dịch vụ chuyên môn hóa.
  • Mô tả về vai trò và trách nhiệm nhà cung cấp dịch vụ chuyên môn hóa.
  • Mô tả về kiến thức đặc thù và kinh nghiệm của nhà cung cấp dịch vụ, giải thích lý do tại sao kiến ​​thức này là duy nhất và độc quyền.
  • Lời giải thích tại sao kiến ​​thức chuyên ngành đặc thù là rất quan trọng cho vị trí này.

Kế hoạch chuyển tiếp (Transition Plan)