Như vậy, Reverse Logistics bao gồm toàn bộ những hoạt động đã như Logistics xuôi. Tuy nhiên chúng vận hành theo chu trình ngược. Do đó, Reverse Logistics là quy trình lên kế hoạch, thực hiện và kiểm soát một cách hiệu quả dòng hàng hóa cùng các dịch vụ và thông tin có liên quan từ điểm tiêu dùng (D) trở về nơi xuất phát (0) nhằm mục đích thu hồi các giá trị còn lại của hàng hóa hoặc thải hồi một cách hợp lý.
Việc vận hành Logistics ngược gặp nhiều khó khăn hơn so với Logistics xuôi vì trong Logistics ngược, việc dự báo nhu cầu khó khăn hơn, việc vận chuyển từ nhiều điểm về một điểm, giá cả và chất lượng sản phẩm không đồng nhất. Bên cạnh đó sự khác nhau được thể hiện ở mặt trong Logistisc ngược bao bì sản phẩm thường không nguyên vẹn, chất lượng sản phẩm không đồng nhất vì hàng bị trả lại vì nhiều lý do khác nhau, giá cả phụ thuộc vào nhiều yếu tố , không thể giảm sát chi phí trực tiếp và tốc độ thường không được xem là ưu tiên.
Xem thêm: Cargowise – phần mềm giải pháp Logistics tích hợp
2. Các bước thực hiện Reverse Logistics?
Logistics ngược được hình thành dựa vào nguyên nhân khác nhau như: thu hồi sản phẩm không bán được để cải tiến, thu hồi các bao bì có thể tái sử dụng, thu hồi các sản phẩm có khuyết tật, thu hồi các sản phẩm có thể tháo dỡ và tái sử dụng một phần,…
Vậy quy trình của Logistics ngược gồm những bước nào? Chúng ta cùng đi qua 4 bước sau để hiểu Logistics ngược:
- Tập hợp: là hoạt động thu hồi các sản phẩm không bán được, các sản phẩm khuyết tật, bao bì rồi vận chuyển chúng đến điểm thu hồi.
- Kiểm tra:tại điểm thu hồi sẽ tiến hành kiểm tra hàng hóa thu hồi lại về mặt chất lượng, chọn lọc và phân loại hàng hóa theo các tiêu chí. Công đoạn kiểm tra này có vai trò quan trọng và ảnh hưởng đến cách thực hiện công đoạn tiếp theo.
- Xử lý:lúc này với những hàng hóa được thu hồi lại thì doanh nghiệp có nhiều cách xử lý khác nhau: tái sử dụng trực tiếp hoặc bán lại, phục hồi sản phẩm: sửa chữa sản phẩm lỗi, sản xuất lại, tháo ra để lấy phụ tùng,… và một bước quan trọng là nếu không còn sử dụng được nữa thì sẽ xử lý rác thải (sao cho giảm thiểu được tác động đến môi trường)
- Phân phối sản phẩm đã được phục hồi. Lúc này Logistics sẽ diễn ra bình thường với các hoạt động dự trữ, vận chuyển và bán hàng.
Ví dụ:
Công ty A là công ty sản xuất hàng may mặc. Khi sản phẩm đưa ra thị trường lưu thông rồi mà sản phẩm có lỗi, không thể bán cho khách hàng được thì nó sẽ được trả về nơi sản xuất, tức là công ty A sẽ thu hồi những sản phẩm lỗi đó lại. Sau đó họ sẽ tiến hành kiểm tra xem chất lượng sản phẩm như thế nào, chọn lọc và phân loại, nếu có thể sửa lỗi sản phẩm thì tiến hành xử lý rồi đem phân phối lại thị trường.
Cũng có trường hợp, các sản phẩm của công ty A được đưa vào thị trường nào đó khá lâu nhưng không bán được vì không có nhu cầu hoặc nhu cầu đã bão hòa có thể được thu hồi để chuyển sang bán ở thị trường khác đang có nhu cầu hoặc bán thông qua các cửa hàng giảm giá.
3. Vai trò của Reverse Logistics
Trong chuỗi cung ứng, mọi người tập trung nhấn mạnh vai trò của Logistics vì nó quyết định đến chất lượng sản phẩm, giá cả cạnh tranh, chu kỳ vòng đời sản phẩm hợp lý, việc giao hàng đúng kế hoạch và tỷ lệ hàng hư hỏng thấp rất quan trọng và sẽ tiếp tục đóng vai trò quan trọng hơn nữa trong tương lai.
Nhưng hiện nay, thu hồi hàng hóa là một vấn đề hiển nhiên của các nhà sản xuất, các trung gian phân phối độc quyền, bán buôn, bán lẻ truyền thống và bán lẻ trực tuyến cũng như các nhà cung cấp dịch vụ Logistics. Logistics thu hồi sẽ là một cách để giảm được chi phí, tăng doanh thu và nâng cao dịch vụ khách hàng, từ đó giúp công ty giành được lợi thế cạnh tranh trên thị trường.
Khi mà Logistics đã trở thành một chuyện hiển nhiên trong mỗi doanh nghiệp thì Logistics ngược sẽ là yếu tố cạnh tranh khác biệt của doanh nghiệp, tạo được uy tín và ảnh hưởng đến nhu cầu mua hàng hóa của khách hàng.