[Tâm Lý] Bạn Có Phải Người Dễ Sa Vào Lưới Tình? – YBOX

[Tâm Lý] Bạn Có Phải Người Dễ Sa Vào Lưới Tình? – YBOX

Lưới tình là gì

Đã có kết luận rằng: Những người thường xuyên ‘quăng lưới’ và ‘lọt lưới’ trong chuyện tình ái là những người dễ bị thu hút bởi những người sở hữu tính cách độc hại.

Trong cuộc sống, có một số người khiến chúng ta vô cùng ngạc nhiên bởi họ ‘thay bồ như thay áo’ – họ có xu hướng lao bắt đầu một mối quan hệ tình cảm mới rất dễ dàng, nhanh chóng và thường xuyên. Xu hướng này được gọi là Emophilia. Nó được thể hiện bằng các suy nghĩ như:

“Tôi yêu một người rất dễ dàng.”

“Tôi cảm thấy có kết nối cảm xúc ngay lập tức với người đó.”

“Tôi thích cảm giác yêu một ai đó.”

“Tôi thay người yêu thường xuyên.”

“Tôi không mất quá nhiều thời gian có một mối quan hệ mới sau khi chia tay.”

Emophilia hoàn toàn khác biệt với một số khái niệm khác cũng mang nghĩa ‘phát triển một mối quan hệ tình cảm mới nhanh chóng’. Ví dụ, điều thu hút một người Emophilia yêu là thực tế rằng họ cho những cảm xúc yêu đương là bổ ích; ngược lại, những người bình thường còn lại cũng nhanh chóng tham gia vào các mối quan hệ mới, nhưng không phải vì động cơ “bổ ích” như ở trên — điều thực sự thúc đẩy họ là sự ức chế hoặc họ đang muốn lảng tránh trạng thái cảm xúc tiêu cực nào đó (ví dụ như sự sợ hãi và lo lắng).

‘Thay bồ xoành xoạch’ nghe có vẻ thú vị và lãng mạn nhưng cũng khó tránh có những mặt tối. Cụ thể, nếu bạn luôn sẵn sàng để yêu và thấy mình bị người khác quyến rũ rất nhanh (kiểu “yêu từ cái nhìn đầu tiên”), thì điều này có thể khiến bạn dễ bỏ qua những ‘red flags’ của riêng bạn về mối quan hệ và yêu phải những người bạn chưa bao giờ nghĩ là gout của bạn— những người có thể sử dụng sự phiêu lưu tình ái dễ dãi của bạn để thao túng bạn.

Những nét tính cách của Bộ ba Đen tối này thường được coi là không mong muốn, đặc biệt là trong một mối quan hệ lâu dài. Tuy nhiên, đối với mối quan hệ ngắn hạn, chúng có thể bị nhầm lẫn với các đặc điểm hấp dẫn, cuốn hút. Ví dụ: khi bạn không biết quá rõ về một người ái kỷ (Narcissist) thì xu hướng nói về bản thân quá mức của họ có thể được coi là cởi mở và tự tin. Những người ái kỷ cũng có thể khá giỏi trong việc tạo nên một lớp vỏ bọc hấp dẫn. Ví dụ: họ có thể đầu tư nhiều thời gian và công sức hơn cho vẻ ngoài của mình, bao xung quanh mình là những biểu tượng của sự giàu sang hào nhoáng và thành công, đồng thời nỗ lực hơn nữa để nói những điều “đúng” (ngay cả khi chúng không đúng) để trông họ trở nên thật đáng để người khác thèm muốn.

Những gì các nhà nghiên cứu phát hiện ra là những người có điểm số Emophilia cao (so với những người thấp) có khuynh hướng mô tả người bạn đời lý tưởng của họ có điểm số cao ở các hạng mục liên quan đến đăc điểm tính cách của Bộ ba đen tối.

Các hồ sơ được sử dụng trong nghiên cứu được lấy từ một nghiên cứu riêng biệt, trong đó nam sinh viên đại học viết những lời giới thiệu bản thân của riêng họ và hoàn thành một cuộc khảo sát riêng về tính cách. Các nhà nghiên cứu đã chọn những lời giới thiệu được viết bởi những người có đặc điểm Bộ ba đen tối cao hoặc thấp.

Các nhà nghiên cứu đã tìm thấy gì? Những người có Emophilia cao (so với những người thấp) thực sự bị thu hút bởi các hồ sơ sở hữu tính cách Bộ ba Bóng tối nhưng hơn nữa, họ thể hiện sự bị thu hút của mình với gần như mọi hồ sơ. Nói cách khác, theo các nhà nghiên cứu, “những cá nhân có tỷ lệ mắc Emophilia cao thể hiện mức độ quan tâm, hứng thú cao hơn đối với tất cả các hồ sơ, bất kể bản chất của hồ sơ hoặc ai đã viết lời tự giới thiệu.”

Tất nhiên, những kết quả nghiên cứu này bị giới hạn ở một số khía cạnh quan trọng. Một là, các nhà nghiên cứu chỉ đang xem xét những nét tính cách “lý tưởng hóa” mà các người khảo sát phác họa ra cho đối tác của họ và nghiên cứu sự bị thu hút của người khảo sát đối với một mục tiêu giả định. Do đó, điều quan trọng đối với nghiên cứu trong tương lai là phải xem xét tình trạng Emophilia diễn ra như thế nào trong bối cảnh cụ thể, chẳng hạn như một sự kiện hẹn hò speed-dating để xem nó có ý nghĩa gì đối với hành vi thực tế trong thế giới thực. Ngoài ra, trong khi nghiên cứu đầu tiên bao gồm cả nam giới và phụ nữ, nghiên cứu thứ hai chỉ bao gồm những người nữ dị tính tham gia. Do đó, cần có nhiều nghiên cứu hơn nữa để hiểu rõ về Emophilia ở các quần thể đa dạng hơn về giới.

Điều đó nói lên rằng, những phát hiện này rất thú vị và giúp chúng ta hiểu được một số điều. Một là những người có tỷ lệ mắc Emophilia cao không chỉ bị thu hút bởi những người có đặc điểm Bộ ba đen tối; thay vào đó, họ dường như có xu hướng phát triển sự thu hút đối với bất kỳ ai. Tuy nhiên, họ chắc chắn bị thu hút bởi những tính cách “đen tối” hơn những người ít mắc Emophilia. Ngoài ra, thói quen yêu đương của họ có thể khiến họ đặc biệt bị thu hút bởi những người bạn đời có tính cách độc hại và dễ mắc phải sai lầm giống nhau trong các mối quan hệ khác nhau, chẳng hạn như rơi vào tình trạng bị “bỏ bùa yêu” với động cơ thầm kín.

Dịch giả: Ngọc Vũ

Biên tập: BranDy

Nguồn ảnh: Ngọc Vũ

Link bài gốc: psychologytoday.com

(*) Bản quyền bài dịch thuộc về YBOX.VN. Khi chia sẻ, cần phải trích dẫn nguồn đầy đủ tên tác giả và nguồn là “Tên dịch giả – Nguồn: Tâm Lý Học Tuổi Trẻ”. Các bài viết trích nguồn không đầy đủ cú pháp đều không được chấp nhận và phải gỡ bỏ.

(***) Follow Facebook Tâm Lý Học Tuổi Trẻ tại www.facebook.com/tamlyhoctuoitre để đọc các bài dịch khác và cập nhật các bài viết mới hằng ngày.

(***) Follow Instagram tamlyhoctuoitre_ybox tại https://www.instagram.com/tamlyhoctuoitre_ybox/ để đọc thêm nhiều quotes hay mỗi ngày.