Trong quá trình mua bán hàng hóa, thuật ngữ lưu thông hàng hóa được sử dụng thường xuyên nhưng không phải ai cũng hiểu rõ và sử dụng đúng ngữ cảnh. Vậy lưu thông hàng hóa là gì? Hãy cùng Công ty Luật ACC theo dõi bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ cung cấp kiến thức liên quan về vấn đề này và sẵn sàng giải đáp mọi thắc mắc của bạn đọc.
1. Lưu thông hàng hóa là gì?
Lưu thông hàng hoá là hoạt động trưng bày, vận chuyển, lưu giữ hàng hoá trong quá trình mua bán hàng hoá, trừ trường hợp vận chuyển hàng hoá của tổ chức cá nhân nhập khẩu hàng hoá từ cửa khẩu về kho lưu giữ.
Hàng hóa lưu thông trên thị trường phải được người bán hàng thực hiện các yêu cầu về quản lý chất lượng sau đây:
- Tuân thủ các quy chuẩn kỹ thuật tương ứng trong quá trình lưu thông hàng hóa hoặc tự áp dụng các biện pháp kiểm soát chất lượng nhằm duy trì chất lượng của hàng hóa do mình bán;
- Chịu sự kiểm tra chất lượng hàng hóa theo nội dung kiểm tra quy định tại khoản 2 Điều 27; trình tự, thủ tục kiểm tra quy định tại Điều 39; xử lý vi phạm pháp luật quy định tại Điều 40 của Luật chất lượng sản phẩm hàng hóa.
Quá trình lưu thông hàng hóa là khâu tất yếu của quá trình sản xuất hàng hóa nếu không có lưu thông hàng hóa thì quá trình sản xuất hàng hóa sẽ bị gián đoạn, ngưng trệ hoặc thậm chí là chấm dứt quá trình sản xuất hàng hóa. Chính quá trình lưu thông giúp cho sản xuất hàng hóa diễn ra thuận lợi hơn, phân phối hàng hóa nhanh hơn, xa hơn, sản phẩm hàng hóa được đưa đến tận tay người tiêu dùng ở cả vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo. Góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân.
2. Quy định về xử phạt khi vi phạm chất lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường
Theo Điều 20 Nghị định 119/2017/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung Khoản 34 Nghị định 126/2021/NĐ-CP quy định như sau:
– Áp dụng quy định để xử phạt đối với hành vi vi phạm về chất lượng hàng hóa của tổ chức, cá nhân khi buôn bán hàng hóa trên thị trường được quy định như sau:
+ Áp dụng quy định tại khoản 1 Điều 17 Nghị định này để xử phạt các hành vi vi phạm đối với hàng hóa không công bố tiêu chuẩn áp dụng; áp dụng quy định tại điểm a khoản 2 Điều 17 Nghị định này để xử phạt các hành vi vi phạm đối với hàng hóa có chất lượng không phù hợp với tiêu chuẩn công bố áp dụng;
+ Áp dụng quy định tại khoản 1 Điều 18 Nghị định này để xử phạt các hành vi vi phạm đối với hàng hóa có chất lượng không phù hợp với tiêu chuẩn được sử dụng để công bố hợp chuẩn;
+ Áp dụng quy định tại khoản 1 Điều 19 Nghị định này để xử phạt các hành vi vi phạm đối với hàng hóa có chất lượng không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.
– Áp dụng các quy định của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hoạt động thương mại để xử phạt các hành vi về sản xuất, kinh doanh hàng giả.
– Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi bán hàng hóa phải có dấu hợp quy nhưng không có dấu hợp quy, dấu hợp quy không đúng quy định.
– Phạt tiền từ 01 lần đến 02 lần tổng giá trị sản phẩm, hàng hóa vi phạm đã tiêu thụ đối với hành vi bán hàng hóa có chất lượng không phù hợp với tiêu chuẩn công bố áp dụng hoặc không phù hợp với tiêu chuẩn áp dụng đã công bố hợp chuẩn.
– Phạt tiền từ 02 lần đến 03 lần giá trị sản phẩm, hàng hóa vi phạm đã tiêu thụ đối với một trong các hành vi sau đây:
+ Thay thế, đánh tráo, thêm, bớt thành phần hoặc chất phụ gia, pha trộn tạp chất làm chất lượng sản phẩm, hàng hóa không phù hợp với tiêu chuẩn công bố áp dụng;
+ Bán hàng hóa có chất lượng không phù hợp quy chuẩn kỹ thuật tương ứng hoặc quy định của cơ quan có thẩm quyền;
+ Bán hàng hóa khi hàng hóa chưa được thực hiện các biện pháp quản lý theo quy định tại các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng hoặc chưa được thực hiện chứng nhận hợp quy hoặc giám định phù hợp quy chuẩn kỹ thuật trong thời hạn quy định đối với hàng hóa nhóm 2 (được sửa đổi bởi khoản 35 Điều 2 Nghị định 126/2021/NĐ-CP).
– Phạt tiền từ 03 lần đến 05 lần giá trị hàng hóa vi phạm đã tiêu thụ đối với hành vi thay thế, đánh tráo, thêm, bớt thành phần hoặc chất phụ gia, pha trộn tạp chất hoặc có chất mất an toàn cho người, động vật, thủy sản nuôi, tài sản, cây trồng và môi trường làm chất lượng sản phẩm, hàng hóa không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng hoặc quy định của cơ quan có thẩm quyền (được sửa đổi bởi khoản 36 Điều 2 Nghị định 126/2021/NĐ-CP).
– Hình thức xử phạt bổ sung: tước quyền sử dụng giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh từ 01 tháng đến 03 tháng đối với vi phạm quy định tại khoản 7 Điều này.
– Biện pháp khắc phục hậu quả: đối với hành vi vi phạm quy định tại các khoản 5, 6 và 7 Điều này được thực hiện theo thứ tự ưu tiên sau đây:
+ Buộc thu hồi và thay đổi mục đích sử dụng;
+ Buộc thu hồi và tiêu hủy hàng hóa vi phạm gây hại cho sức khỏe con người, động vật, thủy sản nuôi, tài sản, cây trồng và môi trường (sửa đổi bởi khoản 2 Điều 56 Nghị định 42/2019/NĐ-CP và khoản 37 Điều 2 Nghị định 126/2021/NĐ-CP).
3. Câu hỏi thường gặp
1. Hàng hóa là gì?
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 3 Luật Chất lượng sản phẩm hàng hóa: “Hàng hóa là sản phẩm được đưa vào thị trường, tiêu dùng thông qua trao đổi, mua bán, tiếp thị.”
2. Vai trò của lưu thông đối với tiêu thụ nông sản
– Lưu thông góp phần cung ứng hàng hoá nông sản cho chế biến, tiêu dùng và xuất khẩu. Lưu thông có vai trò rất quan trọng, nắm giữ khâu trung gian trong mối quan hệ giữa người nông dân và người tiêu dùng sản phẩm nông nghiệp.
– Trong lưu thông, có thể dự trữ, bảo quản hàng hoá nông sản, đảm bảo ổn định nguồn hàng, chất lượng cho tiêu dùng nông sản. Thông qua đó, lưu thông góp phần bảo đảm cung ứng nông sản thường xuyên, ổn định, bình ổn giá cả thị trường, góp phần ổn định đời sống xã hội.
– Lưu thông tạo thêm giá trị gia tăng, nâng cao chất lượng, tăng khả năng cạnh tranh của hàng nông sản. Bằng hệ thống kho bãi, phương tiện vận chuyển đáp ứng yêu cầu kỹ thuật bảo quản nông sản, lưu thông đưa nông sản hàng hóa đến đúng tay người có nhu cầu, duy trì và làm gia tăng giá trị của nông sản.
>> Xem thêm: Quy định chế độ hóa đơn chứng từ đối với hàng hóa lưu thông trên thị trường
Trên đây là toàn bộ nội dung giải đáp về “Lưu thông hàng hóa là gì?” mà chúng tôi muốn mang đến cho bạn đọc. Trong quá trình tìm hiểu, nếu bạn có bất kỳ vấn đề gì thắc mắc hoặc có nhu cầu sử dụng dịch vụ của chúng tôi, hãy liên hệ ngay với Công ty Luật ACC, chúng tôi sẽ hỗ trợ và giải đáp một cách tốt nhất.
✅ Dịch vụ thành lập công ty ⭕ ACC cung cấp dịch vụ thành lập công ty/ thành lập doanh nghiệp trọn vẹn chuyên nghiệp đến quý khách hàng toàn quốc ✅ Đăng ký giấy phép kinh doanh ⭐ Thủ tục bắt buộc phải thực hiện để cá nhân, tổ chức được phép tiến hành hoạt động kinh doanh của mình ✅ Dịch vụ ly hôn ⭕ Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn ly hôn, chúng tôi tin tưởng rằng có thể hỗ trợ và giúp đỡ bạn ✅ Dịch vụ kế toán ⭐ Với trình độ chuyên môn rất cao về kế toán và thuế sẽ đảm bảo thực hiện báo cáo đúng quy định pháp luật ✅ Dịch vụ kiểm toán ⭕ Đảm bảo cung cấp chất lượng dịch vụ tốt và đưa ra những giải pháp cho doanh nghiệp để tối ưu hoạt động sản xuất kinh doanh hay các hoạt động khác ✅ Dịch vụ làm hộ chiếu ⭕ Giúp bạn rút ngắn thời gian nhận hộ chiếu, hỗ trợ khách hàng các dịch vụ liên quan và cam kết bảo mật thông tin