LW là gì? Đây là tên gọi của một vị trí thi đấu trong môn thể thao Vua. Tuy nhiên không phải anh em nào đam mê túc cầu cũng nắm được. Đội hình bóng đá có nhiều vị trí và được viết tắt bằng các ký hiệu khác nhau. Việc hiểu rõ những ký hiệu này giúp anh em theo dõi trận cầu dễ dàng hơn.
LW là gì trong bóng đá?
LW nghĩa là gì? Đây là viết tắt của Left Wing trong tiếng Anh. Thuật ngữ này được sử dụng chỉ các cầu thủ có nhiệm vụ tạt bóng hay chạy về phía khung thành. LW đá vị trí nào? Họ chơi ở vị trí tiền vệ cánh trái. Tùy thuộc vào từng tình huống, họ sẽ thi đấu ở phía sau cầu thủ tiền đạo. Ngoài ra cũng có thể là những người phát động tấn công và tìm kiếm bàn thắng.
Vai trò của LW trong bóng đá là gì?
Vai trò của LW cực kỳ quan trọng trong thi đấu túc cầu. Đó là:
- Tiền vệ cánh trái có không gian hoạt động chủ yếu ở dọc đường biên sân.
- Ở sơ đồ chiến thuật chữ W truyền thống, tiền vệ cánh trái được các huấn luyện viên sắp xếp chơi vị trí tiền đạo. Đồng thời gọi là ngoài bên trái hoặc ngoài bên phải.
- Theo thời gian, sự thay đổi của các chiến thuật, tiền vệ cánh trái hiện đại thường chạy lùi sâu về để phát động tấn công. Thông thường sẽ được thực hiện trong sơ đồ 4-4-2 hoặc 4-5-1.
- Với bóng đá hiện đại, dường như không có khoảng cách giữa tiền đạo cánh trái và tiền vệ cánh trái. LW thường được sắp xếp ở vị trí tấn công biên trong sơ đồ 3-4-3 hoặc 4-3-3. Mặc dù vậy, tùy theo tình hình cụ thể trên sân, tiền vệ cánh trái có thể chơi biến hóa đa dạng dựa vào chiến thuật của huấn luyện viên.
Bóng đá thế giới ghi nhận rất nhiều cầu thủ chơi vị trí tiền vệ cánh trái tạo ra không ít bàn thắng, cụ thể gồm các huyền thoại bóng đá như:
- Arjen Robben.
- Gareth Bale.
- Alexis Sanchez.
- Angel Di Maria.
- Kevin De Bruyne.
- Eden Hazard.
- Julian Draxler.
- Douglas Costa.
Trong đó, Arjen Robben của Hà Lan đang là cái tên chơi nổi bật và hàng đầu thế giới ở vị trí này.
Nhiệm vụ của LW bóng đá là gì?
LW là vị trí nào hay tiền vệ cánh trái có vai trò quan trọng trong bóng đá. Tuy nhiên, tùy từng chiến thuật của huấn luyện viên, cầu thủ này sẽ có những nhiệm vụ khác nhau. Cụ thể như sau:
- Nhiệm vụ của LW là đoạt bóng và ngăn chặn những cầu thủ đội đối phương thực hiện pha tấn công ở giữa sân.
- Tổ chức các pha phát động tấn công. Đồng thời tạo cơ hội để tiền đạo cánh ghi bàn thắng.
- Trường hợp cần thiết sẽ lui về sâu và hỗ trợ phòng thủ.
- LW là sợi dây kết nối giữa hậu vệ và tiền đạo trên sân cỏ. Bên cạnh đó họ cần phải nắm rõ luật đá penalty trong bóng đá.
Những tố chất cần có của tiền vệ cánh giỏi
Để có thể chơi tốt ở vị trí tiền vệ cánh trái, cầu thủ phải sở hữu một số yếu tố cơ bản. Cụ thể như sau:
1. Nền tảng thể lực tốt
LW là những cầu thủ có phạm vi hoạt động rất rộng. Đồng thời di chuyển nhiều, linh hoạt trong toàn bộ trận đấu. Không chỉ tấn công mà còn phải chuyển sang tư thế phòng ngự khi cần. Bởi vậy, quan trọng nhất, tiền vệ cánh trái phải đảm bảo một nền tảng thể lực cực kỳ tốt cũng như không làm ảnh hưởng đến các vị trí khác trên sân.
2. Khả năng thi đấu đa năng ở mọi vị trí
Bên cạnh nhiệm vụ ngăn cản những pha tấn công của đối phương, LW cần phải sở hữu khả năng chuyền bóng chuẩn xác. Bởi vậy, họ phải có các kỹ năng cơ bản: rê bóng, chuyền bóng, sút bóng, quan sát và phân phối bóng.
Họ là những người chơi ở vị trí cực kỳ quan trọng. Ngoài ra đảm nhiệm các vai trò khác nhau nên đòi hỏi yêu cầu cao cực kỳ dễ hiểu. Vì thế, LW phải hội tụ đầy đủ các tố chất bởi vị trí này không chỉ phải giỏi kỹ năng mà còn cần thay đổi linh hoạt theo chiến thuật của huấn luyện viên.
Đặc biệt họ lên công về thủ nhịp nhàng. Như vậy sẽ không làm ảnh hưởng đến khung thành đội nhà. Thậm chí, tiền vệ cánh trái còn có thể tự mình ghi bàn khi có cơ hội.
Một số vị trí khác trên sân bóng đá
Bên cạnh tiền vệ cánh trái, là cổ động viên chân chính, chắc chắn anh em cần hiểu thêm về một số vị trí khác trên sân. Với túc cầu chuyên nghiệp, thông thường sẽ chia thành ba tuyến: hậu vệ, tiền vệ và tiền đạo.
1. Thủ môn
Thủ môn ký hiệu là GK (Goalkeeper) – người thủ thành trong tiếng Anh. Thuật ngữ này dùng để chỉ cầu thủ đứng phía trước khung thành. Nhiệm vụ của họ là ngăn cản đối phương ghi bàn thắng và bảo vệ khung thành.
Đây là vị trí bắt buộc trong môn thể thao Vua. Họ là người duy nhất trên sân được phép chạm tay và cánh tay vào bóng. Tuy nhiên chỉ được thực hiện trong khu vực cấm địa đội nhà. Ngoài ra, thủ môn cũng phải mặc áo khác màu với những thành viên còn lại và trọng tài.
2. Hậu vệ
DF (Defender) là viết tắt của hậu vệ. Khái niệm dùng chỉ các cầu thủ chơi bóng ở phía sau hàng tiền vệ nhưng trước thủ môn. Họ có nhiệm vụ ngăn cản đối phương ghi bàn cũng như hỗ trợ thủ môn.
Thường sẽ có 4 loại DF là: hậu vệ biên, hậu vệ tấn công, hậu vệ quét và trung vệ.
- Hậu vệ biên hay hậu vệ cánh viết tắt là FB/RB/LB (Full Back/Right Back/Left Back).
- Hậu vệ biên tấn công hay cánh tấn công viết tắt là RWB/LWB (Right Wing Back/Left Wing Back).
- Hậu vệ quét được viết tắt từ SW (Sweeper).
- Trung vệ được viết tắt là CB (Center Back) hay còn gọi với tên khác là hậu vệ trung tâm.
3. Tiền vệ
Trong bóng đá, vị trí tiền vệ được chia thành 5 loại như sau:
- CDM (Central Defensive Midfielder) hay Tiền vệ phòng ngự.
- CM (Central Midfielder) – Tiền vệ trung tâm.
- Tiền vệ chạy cánh viết tắt là RW/LW (Right Wing/Left Wing) hoặc RM/LM (Right Midfielder và Left Midfielder).
- AM (Attacking Midfielder) là viết tắt của tiền vệ tấn công.
4. Tiền đạo
Tiền đạo hay FW (Forward) là một vị trí thực hiện các pha tấn công chủ lực trong đội bóng. Họ có nhiệm vụ chính là ghi bàn thắng. Tiền đạo cũng chia thành nhiều loại khác nhau.
- ST (Striker) hay còn gọi là tiền đạo cắm.
- CF (Central Forward) viết tắt của tiền đạo trung tâm.
- RF/LF (Right Forward/Left Forward) viết tắt của tiền đạo cánh phải/trái.
Kết luận
LW là gì? Đây là vị trí thi đấu cực kỳ quan trọng trong sơ đồ chiến thuật của các nhà cầm quân. Họ không chỉ có khả năng phòng ngự hiệu quả, tấn công xuất sắc mà còn linh hoạt ở mọi vị trí trên sân.
Ngoài ra những ai đam mê bộ môn này có thể tìm hiểu thêm về luật thay người trong bóng đá để trở thành một fan chân chính.