Trên các sản phẩm được đóng gói bao bì hoặc có tem nhãn, bạn đều thấy có những sọc kẻ đen trắng xen kẽ được gọi là mã số, mã vạch. Vậy mã số mã vạch là gì? Được cấu tạo như thế nào và có tác dụng gì đối với các doanh nghiệp sản xuất hiện nay?
1. Khái niệm mã số mã vạch là gì?
Mã số mã vạch là một trong các công nghệ nhận dạng và thu thập dữ liệu tự động các đối tượng là sản phẩm, hàng hóa, tổ chức hoặc địa điểm… Dựa trên việc ấn định một mã số hoặc chữ số cho đối tượng cần phân định và thể hiện mã đó dưới dạng vạch để máy quét có thể đọc được một cách chính xác và nhanh chóng.
2. Cấu tạo của mã số mã vạch
Mã số mã vạch là gì? Có cấu tạo ra sao là điều mà rất nhiều người thắc mắc, bởi nó chỉ là những dãy số và mã vạch rất đơn giản mà khách hàng có thể nhìn thấy khi thanh toán tiền tại những cửa hàng, siêu thị, trung tâm thương mại… Điều này khiến nhiều người hoài nghi, liệu nó có tác dụng lớn như đã nói trước đó?
Mã số và mã vạch bao gồm 2 phần:
Mã số
Mã số là một dãy con số được ký hiệu bằng những chữ số dưới dạng mã vạch dùng để phân định hàng hoá, chứng minh về nơi xuất xứ, phân biệt hàng hóa của các nhà sản xuất khác nhau. Được áp dụng trong quá trình luân chuyển hàng hóa từ người sản xuất, qua bán buôn, lưu kho, phân phối, bán lẻ tới khi đến tận tay người tiêu dùng.
Mỗi một loại hàng hóa sẽ được gắn với một dãy số duy nhất, được xem là một sự phân biệt hàng hóa trên từng vùng, từng quốc gia khác nhau.Tuy nhiên mã số của hàng hóa không liên quan đến đặc điểm của hàng hoá, nó cũng không phải là số có tác dụng phân loại hay đánh giá chất lượng của hàng hoá.
Mã vạch
Mã vạch là một dãy các vạch đậm, nhạt, dài, ngắn khác nhau và khoảng trống song song được đặt xen kẽ được sắp xếp theo một quy tắc mã hóa nhất định. Cách sắp đặt này thể hiện mã số hoặc cả chữ lẫn số dưới dạng các thiết bị đọc có gắn đầu Laser (Scanner) nhận và đọc được.
Cấu tạo của mã số, mã vạch được quản lý bởi tổ chức EAN và tổ chức các nước thành viên, phải được cấp theo đúng trình tự thủ tục theo quy định pháp luật. Biểu tượng của mã số, mã vạch sẽ được in dán phía bên trong máy thông qua máy quét mã số, mã vạch để kiểm tra. Một số hàng hóa cũng có thể không theo quy tắc như vậy nhưng mà vẫn đảm bảo được tiện ích và mục đích mã mã số, mã vạch mang lại.
Đừng nên bỏ qua nếu bạn chưa biết những mẹo kiểm tra tem nhanh chóng và chính xác nhất!
3. Các loại mã số mã vạch
Mã số EAN-13
Gồm 13 chữ số được đọc từ trái sang phải
– 3 số đầu tiên là mã quốc gia sản xuất (Việt Nam là 893)
– Từ 4 đến 6 số tiếp theo là mã DN (do tổ chức GS1 Việt Nam cấp)
– Từ 3 đến 5 số tiếp theo là mã mặt hàng do chính các công ty sản xuất đặt cho sản phẩm của họ. Chỉ được phép cấp cho mỗi sản phẩm một mã số duy nhất, không được phép nhầm lẫn với các mặt hàng khác.
– Số cuối cùng là mã số kiểm tra tính đúng sai của các loại mã số doanh nghiệp, mã quốc gia và mã mặt hàng.
Mã số EAN-8
Gồm 8 chữ số do đã lược bỏ mã số doanh nghiệp. Loại mã số này thường được dùng trên các mặt hàng, sản phẩm có kích thước khá nhỏ không đủ chỗ để ghi mã EAN-13.
– 03 số đầu của mã EAN-8 thể hiện mã số của quốc gia sản xuất.
– 04 số tiếp theo là mã mặt hàng.
– Số cuối cùng thể hiện mã số kiểm tra.
Đừng bỏ lỡ nếu bạn chưa xem qua bài viết hướng dẫn truy xuất nguồn gốc bằng mã vạch chi tiết nhất
4. Lợi ích khi sử dụng mã số mã vạch
Tại sao doanh nghiệp nên dùng những loại mã này? Chắc chắn bạn sẽ phân vân về điều này khi bắt tay vào công việc sản xuất và kinh doanh. Hầu hết các loại hàng hóa và sản phẩm của các cơ sở sản xuất hiện nay đều sử dụng mã số, mã vạch để bảo đảm hàng hóa có xuất xứ và nguồn gốc rõ ràng. Nơi mà bạn dễ nhận thấy mã số, mã vạch nhất là phần sau của bao bì gần với phần địa chỉ và thành phần của sản phẩm đó.
Thị trường có rất nhiều loại sản phẩm với mỗi lĩnh vực khác nhau và mỗi mặt hàng ấy lại có rất nhiều nhà sản xuất cùng sản xuất, kinh doanh. Vậy làm sao để phân biệt sản phẩm ngoài thương hiệu và bao bì? Đặc biệt là tránh được việc sao chép và làm giả sản phẩm bởi mỗi sản phẩm chỉ có một đoạn mã duy nhất, không được phép giống nhau.
Do vậy việc áp dụng mã số, mã vạch là điều cần thiết và cho đến nay nó được xem là điều bắt buộc, bởi nó đem lại nhiều lợi ích như:
– Tăng năng suất phục vụ bán hàng tự động
– Giúp công việc tại quầy thu ngân được nhanh chóng, chính xác trong việc tính tiền và làm hóa đơn phục vụ khách hàng.
– Phục vụ việc quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp chi tiết và chính xác nhất.
– Phục vụ các hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa thêm chặt chẽ.
– Phục vụ trao đổi dữ liệu điện tử (EDI) nhanh chóng.
– Tiết kiệm được chi phí, nhân lực, thời gian trong các khâu kiểm kê và tính toán.
Nếu bạn đang tò mò thì nên xem ngay bài viết về ứng dụng quét mã tốt nhất hiện nay