Đường MA20 là chỉ báo về xu hướng giúp trader lướt sóng hiệu quả và nhanh. Đường MA20 là gần bám sát theo đường giá hơn các đường như MA50, MA100, MA200 nên sẽ có tác dụng dự báo sớm điểm mua, tuy nhiên cũng thường sẽ có độ nhiễu nhiều hơn.
Nếu bạn là 1 nhà giao dịch (trader) “muốn đánh nhanh thắng nhanh”, thì chọn MA20 là 1 lựa chọn tốt trong đầu tư. Bây giờ chúng ta, sẽ vào tìm hiểu MA20 là gì? Và Cách ứng dụng đường MA20 trong thực chiến đầu tư nhé!
1. Đường MA là gì?
Vì đường MA20 là một chỉ báo phân tích kỹ thuật trong họ đường xu hướng MA, sẽ gồm đường MA10, MA50, MA100, MA200… Ngoài ra đường MA còn có nhóm các đường SMA và EMA, WMA.
Vậy để biết được MA20 là gì ta cần hiểu rõ về định nghĩa đường MA. Tuy nhiên, khi ta gọi bình thường đường MA thì ta hiểu là đường SMA.
Đường MA (Moving Average), còn SMA là SIMPLE Moving Average, nên SMA đường MA đơn giản nhất.
Công thức tính đường MA (đường SMA):
Sự khác biệt giữa đường SMA, EMA, WMA:
- Đường trung bình đơn giản SMA (Simple Moving Average): hiển thị tương đối chính xác một đồ thị trung bình giá trong thời gian dài, chậm nhưng chắc. Nhưng đổi lại cũng vì biến đổi quá chậm nên kéo theo tín hiệu mua hoặc bán trễ.
- Đường trung bình lũy thừa EMA (Exponential Moving Average): sẽ hiển thị những biến động nhanh hơn, tốt hơn để phát hiện những bất thường, các trường hợp thay giá đang xảy ra trong ngắn hạn. Và chính đó cũng là nhược điểm của nó, vì quá nhạy cảm nên EMA dễ đưa ra các dấu hiệu giả và các báo hiệu sai lầm hơn.
- Đường trung bình tỉ trọng WMA (Weighted Moving Average): khá quan trọng trong việc nhận biết sự vận động của đường giá ở thời điểm mới nhất. Vì thế WMA có tác dụng hiển thị sự biến động giá rõ nét hơn đường SMA và EMA. Điều đáng chú ý ở đây là khi có sự chênh lệch giá giữa các phiên là lớn thì dùng WMA hiệu quả hơn đường SMA. Những tín hiệu mua bán tương tự như SMA.
Và tiếp sau Ngọ CophieuX cũng sẽ hướng dẫn bạn vẽ 3 đường MA20 (SMA20, EMA20, WMA20), và cách xem đường MA20 để xác định điểm mua và điểm bán
2. Đường MA20 là gì?
Vì công thức tính đường MA là: MA = (Tổng các giá đóng cửa trong N ngày)/N.
Do đó, đường MA20 là đường trung bình giá của 20 ngày.
Mở rộng thêm:
- Đường MA9 là đường trung bình giá của 9 ngày!
- Đường MA50 là đường trung bình giá của 50 ngày!
- Đường MA-x là đường trung bình giá của x ngày!
(Còn nếu cây nến bạn xem là đơn vị như 45 phút, 4 giờ thì MAx là đường trung bình của x cây nến) – Tìm hiểu nến Nhật tại đây.
Ví dụ: Nếu giá đóng của mã cổ phiếu X ngày 1 là 50; ngày 2 là 52; ngày 3 là 52.5. Ta sẽ có: MA3 = (50 +52 +52.5)/3 =51.5!
Tương tự: Nếu giá đóng của của mã cổ phiếu X ngày 1 là x1; ngày 2 là x2; ngày 3 là x3;…; ngày 20 là x20. Thì MA20 = (x1 + x2 +x3 +… + x20)/20
3. Cách vẽ đường MA20 là gì?
Bạn có thể xài Amibroker, tuy nhiên bây giờ công cụ online rất mạnh, và trang bị rất đầy đủ, nên ta có thể làm thẳng trên website với thời gian thực luôn, Ngọ CophieuX chỉ xài trên online.
Rất nhiều trang web để bạn xem và vẽ đường MA20, cụ thể:
- https://www.tradingview.com/chart/
- https://finance.vietstock.vn/VNM/phan-tich-ky-thuat.htm
- https://liveboard.cafef.vn/ptkt?symbol=VNINDEX
- https://banggia.mbs.com.vn/ptkt/index.html
- https://tcinvest.tcbs.com.vn/tc-price/tc-analysis/technical?ticker=VNM&table=1648953194847
Bạn có thể vào 1 trong 5 link trên hoặc google cụm từ: “phân tích kỹ thuật trực tuyến”. Hiện tại giao diện chung đa phần các trang web giống nhau. Và khi đã click vào các trang web, ta thực hiện các bước sau:
Nếu muốn vẽ đường EMA, WMA thì ta sẽ GÕ EMA, WMA và click vào dòng đầu tiên.
Sau đó ta tiếp tục:
Như vậy là ta đã vẽ xong đường MA20 trên đồ thị phân tích kỹ thuật rồi!
4. Cách xem đường MA20
Đường MA20 là đường xu hướng phục vụ cho giao dịch ngắn hạn.
Cụ thể:
- Đường MA dùng trong ngắn hạn: MA10, MA(14), MA20
- Đường MA dùng trong trung hạn: MA50
- Đường MA dùng trong dài hạn: MA100; MA200
Khi mà chỉ xem riêng lẻ đường MA20, cách xem đường MA20 như sau:
Tín hiệu mua đối với MA20: tín hiệu mua xảy ra khi đường ngắn hạn vượt lên đường dài hạn.
- Đường Giá (MA1) vượt lên đường SMA20 báo hiệu xu hướng tăng ngắn hạn.
- Đường SMA20 vượt lên SMA50 (tín hiệu dài hạn xác định xu hướng tăng trong dài hạn)
- Nếu (1) Đường Giá vượt lên đường SMA20 & (2) đường SMA20 vượt lên SMA50 (xu hướng tăng giá thể hiện rõ khi 3 đường chạm nhau và hướng lên)
Tín hiệu bán khi sử dụng đường MA20: tín hiệu mua xảy ra khi đường ngắn hạn đi xuống dưới đường dài hạn.
- Đường Giá vượt xuống đường SMA(20) báo hiệu xu hướng giảm ngắn hạn.
- Đường SMA(20) vượt xuống SMA(50) (tín hiệu dài hạn xác định xu hướng giảm trong dài hạn).
- Nếu(1) Đường Giá vượt xuống đường SMA(20) & (2)đường SMA(20) vượt xuống SMA(50) (xu hướng giảm giá thể hiện rõ khi 3 đường chạm nhau và hướng xuống)
Tổng kết:
- Đường ngắn đi xuống dưới đường dài ⇒ Báo hiệu xu hướng giảm.
- Đường ngắn vượt lên trên dường dài ⇒ Báo hiệu xu hướng tăng.
Xác định điểm vào lệnh:
- Khi cổ phiếu có xu hướng tăng. Bạn có thể cân nhắc mua vào khi giá hồi về đường MA20
- Khi cổ phiếu đi ngang và giá gần đường MA20 có xảy ra điểm bùng phát break-out tăng giá với khối lượng cao, ta sẽ mua vào. Và ngược lại nếu diễn ra điểm break-out giảm giá với khối lượng cao ta sẽ bán ra.
- Nếu cổ phiếu có xu hướng giảm thì cân nhắc bán ra khi giá hồi về đường MA20 hoặc cắt lỗ khi giá nằm dưới MA20 tầm 3%
- Khi giao dịch với đường MA20 thì ta cũng cần kết hợp với các tín hiệu khác như MACD, mô hình nến Nhật đảo chiều để đảm bảo sự chính xác nhất.
5. Độ trễ và độ nhiễu của đường MA20 là gì?
Đường MA có tính chất là tín hiệu trễ. Tức là đường giá tạo đỉnh rồi, đường MA20 sau đó mới tạo đỉnh. Và đường xu hướng càng dài thì càng có độ trễ cao, MA20 sẽ có độ trễ nhiều hơn MA10, và MA50 sẽ có độ trễ nhiều hơn so với MA20.
Vì vậy, đường MA20 sẽ có ưu điểm là sẽ cho độ trễ thấp hơn so với đường MA dài hạn. Nó sẽ phù hợp với nhà đầu tư đánh nhanh rút nhanh.
Thêm vào nữa, đường MA có tính chất nhiễu. Tức là tính khó đoán thực sự của đường giá, tạo nên xu hướng giả. Ngược với độ trễ là độ nhiễu, đường xu hướng càng ngắn thì khả năng nhiễu càng cao, MA20 có độ nhiễu thấp hơn MA10 và MA20 có độ nhiễu cao hơn MA50.
Như ảnh dưới, giá cổ phiếu lên xuống thất thường (khung màu tím), so với đường MA20 (xanh da trời).
Độ trễ và độ nhiễu có tính chất trái ngược nhau, như 1 quy luật bù trù. Đường MA ngắn là độ trễ thấp nhưng độ nhiễu cao, còn đường MA dài hơn khi có độ trễ cao thì độ nhiễu thấp. Do đó, không có đường MA nào là thần thánh, và MA20 cũng phải vậy.
Giải pháp đối với độ nhiễu là:
- Ta không chỉ xét riêng lẻ MA20 mà nên xét cả xu hướng trung hạn và dài hạn của cổ phiếu tức là ta xem đường MA50, MA100, MA200.
- Kết hợp với các tiêu chí khác, giống như ảnh trên là cổ phiếu Break-out, ngưỡng hỗ trợ, kháng cự, phân tích khối lượng.
- Cần kết hợp với chỉ số phân tích cơ bản, để biết doanh nghiệp đang làm ăn tốt và định giá hợp để tăng tính xác suất thắng lợi.
Mời bạn đọc: 11 phương pháp định giá cổ phiếu
6. Ý nghĩa đường MA20 là gì?
Ý nghĩa đường MA nói chung và MA20 nói riêng là xác định xu hướng của cổ phiếu, cổ phiếu đang tăng thì sẽ có khả năng tăng tiếp. Và MA20 là xác định xu hướng ngắn hạn của cổ phiếu, giúp cho nhà đầu tư theo trường phái mua nhanh rút lẹ.
Ngoài ra MA20 cũng giúp xác định điểm mua điểm bán cổ phiếu đặc biệt là trong thời gian ngắn.
Lưu ý: Theo trường phái phân tích kỹ thuật, thì ta cần phải giỏi cắt lỗ, nếu không giỏi cắt lỗ thì ta chưa lướt sóng hiệu quả và thành trader giỏi được. Sự khác biệt giữa trader giỏi và dở phần nhiều ở kỹ năng cắt lỗ!
Đối với MA20, trong giao dịch ngắn hạn, Ngọ đề xuất ở mức 3%. Lưu ý là MA20 ưu điểm là độ trễ thấp, nhược điểm là độ nhiễu cao, nên chờ xu hướng rõ ràng đã tiếng hành mua.
7. Ưu điểm & nhược điểm của đường MA20 là gì?
Ưu điểm của đường MA20.
- Ưu điểm và đặc tính của đường MA20 là làm cho giá mượt hơn, dễ nhìn và xác định được xu hướng của cổ phiếu.
- MA20 còn đóng vai trò là đường hỗ trợ, khi giá nằm trên và MA20 đi lên; và MA20 đóng vai trò kháng cự khi MA20 đi xuống và giá nằm dưới MA20
- Việc áp dụng đường MA khá đơn giản, và có tích hợp trực tuyến, có thể vẽ nhiều đường MA cùng lúc như MA20, MA50, MA100, MA200
- Phát tín hiệu cho trader nhanh chóng, kịp thời về thay đổi về giá, nên sẽ có những hành động dứt khoát.
- Áp dụng cho nhiều loại hình tài chính, ngoài cổ phiếu còn có Forex, coin, hàng hóa, giá vàng, giá dầu…
Nhược điểm của đường MA20:
- Đường MA20 giúp xác định xu hướng của cổ phiếu nhưng không phải là thực sự nhạy bén như break-out….
- MA20 không phải là dài, nên như đã nói trên sẽ có độ nhiễu cao, nhiều khi giá cổ phiếu tăng giảm mang tính ngẫu nhiên hoặc do tin tức nhất thời.
- Cần kết hợp với các tiêu chí khác để có những đánh giá toàn diện. Khi giao dịch theo chỉ báo MA20 thì nên xem xét giao dịch khi giá có xu hướng tăng trung và dài hạn (dựa vào MA50, MA100 và MA200 sẽ hạn chế được rủi ro hơn.
8. Tổng kết về đường MA20
- Đường MA20 là đường giá trung bình 20 ngày. Có tác dụng làm mượt đồ thị giá.
- Xem xét mua khi đường MA ngắn vượt lên trên MA dài (Ví dụ MA20 vượt lên MA50).
- Điểm vào lệnh, khi giá có xu hướng tăng và hồi lại đường MA20
- Đường MA20 thường có độ trễ thấp, nhưng độ nhiễu cao.
- Cần kết hợp với các tiêu chí phân tích kỹ thuật khác như MACD, Break-out, nến nhận và cả MA100. Kết hợp với phân tích cơ bản thì càng tốt
- Khi sử dụng đường MA20 để lướt sóng ngắn hạng, luôn chú ý cắt lỗ.
Và qua bài viết này, Ngọ CophieuX tin chắc bạn đã hiểu được phần nào về đường trung bình động MA20 là gì rồi đúng chứ? Mọi công cụ đều có ưu nhược điểm, nên ta cần phối hợp lại để đầu tư thành thục.
Và nếu bạn muốn Ngọ hướng dẫn cho bạn 1 góc nhìn toàn diện về lựa chọn cổ phiếu cả phân tích cơ bản và kỹ thuật với phương châm: “Chỉ xài toán lớp 4 & 5 phút/ngày là thừa”, thì tìm hiểu khóa học của Ngọ tại đây: