Market Research Là Gì? Hướng Dẫn Làm Các Bước Làm Market Research

Market research là gì

Việc hiểu rõ nhu cầu của khách hàng và thỏa mãn nhu cầu của khách hàng là yếu tố hành đầu trong marketing. Và market research được cho là phương pháp giúp cho doanh nghiệp đáp ứng điều mà khách hàng đang cần. Vậy market research là gì? trong doanh nghiệp market research có tầm quan trọng như thế nào? Cùng Glints điểm qua bài viết sau đây để trả lời cho thắc mắc này nhé.

Market Research là gì?

Market research là gì? Market research được hiểu là quá trình mà doanh nghiệp tiến hành nghiên cứu thị trường. Đây được cho là giai đoạn vô cùng quan trọng đối với bất cứ một công ty, doanh nghiệp nào khi bắt đầu thực hiện các chiến dịch marketing cho sản phẩm/dịch vụ.

Nghiên cứu thị trường đòi hỏi phải trải qua một quá trình dài thông qua việc thu thập và phân tích, diễn giải các thông tin của một thị trường, sản phẩm hoặc dịch vụ cụ thể.

Nhiệm vụ chính của Market research là đánh giá và xác định việc thay đổi các yếu tố trong marketing mix bao gồm: sản phẩm, giá cả, vị trí và quảng bá, những yếu tố này có ảnh hưởng như thế nào đến hành vi mua hàng của người tiêu dùng.

Ngoài ra, Marketing Research còn có nhiệm vụ nghiên cứu các đặc điểm, thói quen, nhu cầu, vị trí của thị trường mục tiêu hoặc của đối thủ cạnh tranh để biết được sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp mình có phù hợp với thị trường mà doanh nghiệp đang hướng đến.

Đọc thêm: Market Analysis Là Gì? Điều Gì Tạo Nên Một Market Analysis Hiệu Quả?

Tại sao cần làm Market Research?

Nghiên cứu thị trường cho phép doanh nghiệp gặp khách hàng mục tiêu của mình ở nơi sản phẩm được phân phối. Các marketer trong doanh nghiệp cần phải hiểu rõ và nhạy bén với xu hướng của thị trường.

Bằng cách hiểu các vấn đề, sự khó khăn và điều mong muốn của khách hàng, doanh nghiệp có thể tạo ra sản phẩm/dịch vụ của mình một cách khéo léo để thu hút họ một cách tự nhiên.

Do đó market research sẽ giúp doanh nghiệp nắm bắt được thông tin và trả lời được những câu hỏi hỏi liên quan cụ thể như:

  • Sở thích, nhu cầu và sự quan tâm của người tiêu dùng hiện nay là gì?
  • Sản phẩm doanh nghiệp mới ra mắt được thị trường đón nhận như thế nào?
  • Giá cả sản phẩm/dịch vụ của đối thủ cạnh tranh so với sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp là bao nhiêu?
  • Những sản phẩm nào có thể thay thế cho các mặt hàng mà doanh nghiệp đang cung cấp?

Thông qua market research doanh nghiệp có thể đưa ra những chiến lược thay đổi, điều chỉnh hoặc phát triển nhằm đáp ứng được nhu cầu của khách hàng mục tiêu. Qua đó giúp cho việc kinh doanh của doanh nghiệp ngày càng phát triển hơn.

Market Research với Marketing Research: Khác nhau ở điểm nào?

Nhiều người còn nhầm lẫn giữa hai khái niệm market research và marketing research. Vậy nên, để bạn hiểu rõ hơn về hai khái niệm này Glints xin chia sẻ điểm khác biệt giữa hai khái niệm này ngay sau đây:

Vấn đề quan tâm:

  • Market research tập trung vào nghiên cứu thị trường và tiềm năng của thị trường, Thông qua nghiên cứu thị trường để biết được tính khả thi về khả năng tiêu thụ sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp.
  • Vấn đề quan tâm Marketing research là gì? Marketing research bên cạnh việc xác định tiềm năng thị trường còn đi sâu vào các vấn đề như khách hàng, đối thủ, quảng bá thương hiệu, v.v. Công việc của marketing research bao gồm cả công việc của market research.

Tính ứng dụng:

  • Market research chủ yếu tập trung vào việc làm thế nào để giảm rủi ro và đưa ra định hướng kinh doanh hiệu quả.
  • Marketing research được ứng dụng để xác định tính chất thị trường, phân tích thời gian, doanh thu, kênh truyền thông, chương trình marketing cụ thể cho từng sản phẩm, dịch vụ.

Hoạt động nghiên cứu:

  • Market research thực hiện thu thập, phân tích dữ liệu, đánh giá, diễn giải, ứng dụng thông tin đã thu thập vào các hoạt động liên quan đến sản phẩm/dịch vụ.
  • Marketing research tập trung vào tìm hiểu, nghiên cứu sở thích, nhu cầu, hành vi của khách hàng mục tiêu, đánh giá insight của khách hàng.

Các loại Market Research

Primary Research

Nghiên cứu sơ cấp thường tốn kém và mất thời gian hơn. Nhưng đó là cách tốt nhất để có được thông tin mà doanh nghiệp của bạn cần. Các công cụ nghiên cứu chính phổ biến nhất là:

  • Khảo sát khách hàng: Các cuộc khảo sát được thực hiện qua điện thoại, trực tiếp, trên giấy , v.v. Danh sách các câu hỏi dùng cho cuộc khảo sát được tạo theo cách cung cấp cho bạn cái nhìn sâu sắc nhất có thể về cách khách hàng cảm nhận sản phẩm/dịch vụ, thương hiệu và trải nghiệm doanh nghiệp cung cấp. Nó có thể rộng hoặc cụ thể như bạn muốn.
  • Phỏng vấn sâu: Được thực hiện qua điện thoại hoặc trực tiếp, các cuộc phỏng vấn chuyên sâu mang đến cho doanh nghiệp có cơ hội đặt nhiều câu hỏi thăm dò hơn.
  • Tập trung vào nhóm cụ thể: Nhóm tập trung là một phiên họp được tổ chức nhóm có từ 6-8 người cùng chung một số đặc điểm. Họ sẽ tham gia thảo luận về một chủ đề được xác định trước do người điều hành dẫn dắt. Đó là một phương pháp đắt tiền nhưng hiệu quả, giúp doanh nghiệp nhận phản hồi về các nâng cấp quy mô lớn hơn, tính năng sản phẩm hoặc sản phẩm mới.
  • Quan sát: Nó liên quan đến việc xem hoặc quay video cách người tiêu dùng tương tác với sản phẩm hoặc dịch vụ trong môi trường tự nhiên. Mặc dù là một phương pháp tốn thời gian, nhưng nó có lợi thế là cung cấp các nghiên cứu không thiên vị. Điều này là do người tiêu dùng không phải chịu bất kỳ áp lực nào và sẽ cư xử một cách tự nhiên.

Secondary Research

Thường được gọi là “nghiên cứu tại bàn”, nghiên cứu thị trường thứ cấp là phù hợp nhất để thu thập những hiểu biết sâu rộng về xu hướng thị trường. Điều này giúp doanh nghiệp dự đoán và phân tích tình hình cạnh tranh hiện tại của doanh nghiệp mình.

Các nguồn nghiên cứu thứ cấp phổ biến nhất là:

  • Các báo cáo và nghiên cứu của chính phủ
  • Tạp chí, báo về thương mại hoặc ngành cụ thể
  • Truyền hình và đài phát thanh
  • Bài báo học thuật và tài nguyên giáo dục
  • Bài báo trực tuyến và nghiên cứu điển hình

Các bước tiến hành Market Research

Bước 1: Xác định Buyer Persona

Trước khi tìm hiểu cách khách hàng trong ngành của bạn đưa ra quyết định mua hàng, trước tiên bạn phải hiểu họ là ai.

Nhân cách người mua, đôi khi được gọi là nhân cách tiếp thị, là những đại diện hư cấu, khái quát về khách hàng lý tưởng của doanh nghiệp.

Xác định Buyer Persona sẽ giúp doanh nghiệp hình dung khách hàng của mình, sắp xếp hợp lý các thông tin liên lạc và thông báo chiến lược của marketing hiệu quả.

Một số đặc điểm chính mà bạn nên quan tâm để đưa vào tính cách người mua của mình là: tuổi tác, giới tính, địa điểm, chức danh, thu nhập, v.v.

Đọc thêm: Các Nhóm Đối Tượng Khách Hàng Phổ Biến & Cách Phân Biệt Chính Xác Nhất

Bước 2: Chọn ra tập khách hàng mẫu

Mẫu nghiên cứu là những cá thể trong quần thể được chọn để tham gia vào quá trình nghiên cứu của doanh nghiệp. Mẫu nghiên cứu được chọn ngẫu nhiên hoặc theo quy định cụ thể của doanh nghiệp, sao cho mẫu phù hợp với đề tài nghiên cứu ban đầu.

Khi thực hiện chọn mẫu, doanh nghiệp cần nghiên cứu và lựa chọn những phương án phù hợp với tình hình thực tế của doanh nghiệp.

Hiện có 2 phương pháp chính để chọn ra tập khách hàng mẫu, cụ thể:

  • Phương pháp chọn mẫu phi xác suất: Trong đps cá thể của quần thể được chọn không ngẫu nhiên. Yêu cầu các cá thể không có xác suất được chọn giống nhau. Phương pháp này được áp dụng dựa trên mong muốn của người nghiên cứu như nơi cư trú, độ tuổi, giới tính.
  • Phương pháp chọn mẫu xác suất: Người thực hiện nghiên cứu sẽ chọn ra những đối tượng tham gia nghiên cứu ngẫu nhiên. Mỗi cá thể trong quần thể đều có được cơ hội chọn lựa ngang nhau và không phụ thuộc vào ý kiến chủ quan của người thực hiện nghiên cứu.

Bước 3: Chuẩn bị câu hỏi nghiên cứu

Cách tốt nhất để đảm bảo rằng bạn tận dụng tối đa các cuộc trò chuyện của mình là chuẩn bị sẵn sàng các câu hỏi nghiên cứu.

Bạn cần tạo một hướng dẫn thảo luận mới cho dù đó là một nhóm tập trung, cuộc khảo sát trực tuyến hay một cuộc phỏng vấn qua điện thoại. Để đảm bảo hãy chuẩn bị tất cả các câu hỏi quan trọng thật đầy đủ và sử dụng thời gian của mình một cách khôn ngoan.

Bước 4: Xác định và nghiên cứu đối thủ

Liệt kê các đối thủ cạnh tranh chính của doanh nghiệp. Hãy nhớ liệt kê các đối thủ cạnh tranh không phải lúc nào cũng đơn giản như Công ty X so với Công ty Y.

Đôi khi, một bộ phận của công ty có thể cạnh tranh với sản phẩm hoặc dịch vụ chính của doanh nghiệp bạn, mặc dù thương hiệu của công ty đó có thể phải nỗ lực nhiều hơn nữa mới có thể thành công trong lĩnh vực khác.

Để xác định và nghiên cứu đối thủ, doanh nghiệp cần:

  • Xác định các đối thủ cạnh tranh trong ngành: Để xác định đối thủ cạnh tranh có sản phẩm/dịch vụ trùng lặp với sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp. Hãy xác định ngành hoặc lĩnh vực bạn đang theo đuổi bắt đầu ở cấp độ cao, sử dụng các thuật ngữ như giáo dục, xây dựng, truyền thông & giải trí, dịch vụ ăn uống, chăm sóc sức khỏe, bán lẻ, dịch vụ tài chính, viễn thông và nông nghiệp.
  • Xác định đối thủ cạnh tranh về nội dung: Công cụ tìm kiếm là người bạn tốt nhất của doanh nghiệp trong lĩnh vực nghiên cứu thị trường thứ cấp này. Để tìm các ấn phẩm trực tuyến mà doanh nghiệp cạnh tranh, hãy sử dụng thuật ngữ ngành bao quát mà bạn đã xác định trong phần trên và đưa ra một số thuật ngữ ngành cụ thể hơn mà doanh nghiệp xác định.

Bước 5: Thu thập và làm sạch dữ liệu

Khi thu thập dữ liệu doanh nghiệp cần chọn các công cụ nghiên cứu phù hợp để xác định dữ liệu thật nhanh chóng, chính xác. Doanh nghiệp có thể lựa chọn kỹ thuật định lượng, định tính hay quan sát để thu thập dữ liệu.

Sau khi đã tiến hành thu thập dữ liệu thành công, nhóm nghiên cứu cần thực hiện đánh giá và làm sạch dữ liệu thô vừa thu thập được.

Đây là bước quan trọng vì nó giúp doanh nghiệp hạn chế phân tích dữ liệu không có giá trị, gây mất thời gian, nhân lực và tiền bạc.

Bước 6: Đánh giá và làm báo cáo

Dựa trên những dữ liệu doanh nghiệp thu thập được, người nghiên cứu tiến hành đánh giá và lập báo cáo nghiên cứu thị trường.

Nội dung báo cáo cần làm rõ các thông tin đã thu thập được, từ đó đưa ra những đề xuất và giải pháp hiệu quả cho hoạt động mà doanh nghiệp sẽ triển khai trong tương lai.

Báo cáo nghiên cứu thị trường không chỉ sử dụng trong giai đoạn trước khi đưa ra chiến lược kinh doanh mà còn là bản tham chiếu, đánh giá kết quả cuối cùng của các hoạt động mà doanh nghiệp đã thực hiện.

Đọc thêm: 4C Trong Marketing Là Gì? Mô Hình 4C Có Gì Khác So Với 4P?

Kết luận

Trên đây là những chia sẻ của Glints về market research là gì? Mong rằng qua bài viết trên doanh nghiệp sẽ hiểu rõ hơn về khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp, từ đó đáp ứng được những mong muốn, yêu cầu mà khách hàng mình đang cần.

Theo dõi Glints để xem thêm nhiều thông tin hữu ích khác nhé!

Tác Giả