Marketing myopia là một sai lầm mà nhiều doanh nghiệp dù lớn hay nhỏ đều mắc phải trong quá trình triển khai chiến lược marketing của mình. Về lâu về dài, sai lầm này sẽ mang đến nhiều hậu quả khôn lường đối với tình hình kinh doanh của doanh nghiệp. Vậy chính xác marketing myopia là gì? Cùng truyền thông TMS tìm hiểu trong bài viết này nhé!
Định nghĩa và hậu quả của marketing myopia là gì?
Định nghĩa
Marketing myopia là gì? Đây là thuật ngữ được đúc kết bởi Theodore Levitt vào năm 1960 để chỉ một sai lầm phổ biến của nhiều doanh nghiệp trong quá trình kinh doanh và marketing cho sản phẩm/dịch vụ của mình.
Cụ thể, doanh nghiệp mắc phải sai lầm này thường chỉ tập trung vào quảng bá những tính năng của sản phẩm/dịch vụ mà “bỏ quên” việc cung cấp lợi ích, giá trị của sản phẩm/dịch để nâng cao trải nghiệm của khách hàng.
Hậu quả
Vậy qua định nghĩa ở trên, hậu quả mà doanh nghiệp suy ra được khi mắc phải sai lầm mang tên marketing myopia là gì?
Marketing myopia có thể thể mang đến nhiều kết quả tiêu cực cho tình hình kinh doanh của doanh nghiệp:
- Nhẹ thì khiến trải nghiệm của khách hàng và doanh thu bị giảm sút, vì khách cảm thấy nhàm chán và thờ ơ với sản phẩm của doanh nghiệp bạn dù đã bỏ ra rất nhiều tiền để hoạt động marketing.
- Nặng thì khiến doanh thu của doanh nghiệp sụt giảm nặng nề, từ đó mất một phần lớn thị thần và thậm chí dẫn đến phá sản.
Cách tránh mắc phải marketing myopia
- Cách hữu hiệu nhất để tránh mắc phải mắc phải marketing myopia là gì? Đó là doanh nghiệp cần chú trọng nâng cao trải nghiệm của khách hàng và người tiêu dùng thông qua việc thực hiện những cuộc khảo sát để nắm bắt được nhu cầu của khách. Từ đó đưa ra những cải tiến phù hợp cho sản phẩm/dịch vụ của mình để phục vụ khách tốt hơn.
- Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng cần xác định sự chuyển biến về công nghệ và xu hướng của những loại sản phẩm/dịch vụ tương tự đang có mặt trên thị trường để tập trung phát triển những tính năng, công nghệ mới cho sản phẩm/dịch vụ của mình nhằm tránh bị lạc hậu. Chỉ có như vậy thì sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp mới không bị thị trường “lãng quên” và vẫn duy trì đà phát triển ổn định.
Ví dụ cụ thể
Những ví dụ tiêu biểu nhất cho hậu quả của marketing myopia là gì? Đây chính là câu trả lời:
Hãng máy ảnh Kodak
Kodak đã từng là một ông hoàng của lĩnh vực sản xuất phim cho máy chụp hình hơn 20 năm về trước. Tuy nhiên với sự phát triển của máy ảnh kỹ thuật số, Kodak đã thực sự “lầm đường lạc lối”.
Hãng này không những không chấp nhận sự đổi mới về công nghệ để cho ra mắt sản phẩm mới mà còn bài trừ và chỉ trích chúng. Đây chính là lý do khiến Kodak dần mất đi thị phần của mình vào tay một ông lớn khác là Fuji.
Hãng điện thoại Nokia
Giống như Kodak, Nokia cũng từng là một vị vua của lĩnh vực sản xuất điện thoại trước khi những Samsung hay Apple nổi lên. Nokia từng chiếm đến 70% thị phần của thị trường điện thoại di động vào năm 2007, nhưng họ đã ngủ quên trên chiến thắng và dẫn đến nhiều quyết định sai lầm trong chiến lược kinh doanh của mình.
Các sản phẩm của Nokia không thể đọ lại Iphone của Apple về công nghệ và mẫu mã và tiếp theo đó là “xách dép” Samsung về những khía cạnh tương tự. Nokia đã thực sự quá bảo thủ và cho đến khi chấp nhận thay đổi thì họ cũng sai lầm. Cái ngày mà Nokia chính thức hợp tác với Microsoft để cho ra mắt dòng điện thoại thông minh mới thì cũng đánh dấu cho sự sụp đổ của ông hoàng điện thoại di động này.
Những sai lầm cần tránh ngoài marketing myopia
Chiến lược marketing sẽ quyết định rất lớn đến sự thành công hay thất bại của một doanh nghiệp. Vậy những sai lầm mà doanh nghiệp cần tránh loài marketing myopia là gì?
Không sở hữu một website thân thiện với người dùng
Website chính là bộ mặt của doanh nghiệp, là kênh marketing hiệu quả nhất trong mọi chiến dịch marketing online. Do đó nếu không xây dựng và phát triển một website cho riêng mình thì doanh nghiệp sẽ không thể giúp khách hàng tìm thấy mình.
Cá biệt, nếu đã có website rồi nhưng nó lại không được tối ưu một cách đẹp mắt và thân thiện với người dùng thì khách hàng sẽ rất dễ bị xao nhãng và phân vân với những thông tin được cung cấp trên website. Từ đó gắn một cái mác “thiếu chuyên nghiệp” cho doanh nghiệp của bạn.
Không sử dụng truyền thông xã hội để quảng bá và bán hàng
Một sai lầm cần tránh khác ngoài marketing myopia là gì? Đó là doanh nghiệp không hoạt động quảng bá và bán hàng trên các trang mạng xã hội. Vì những Facebook, Instagram hay Twitter,….chính là thị trường kinh doanh online đầy màu mỡ.
Việc bỏ qua những trang mạng xã hội này trong quá trình marketing và kinh doanh tức là doanh nghiệp đã mất đi cơ hội tìm kiếm và tiếp cận thêm nhiều khách hàng tiềm năng. Cũng như bỏ lỡ một khoản doanh thu hậu hĩnh.
Như vậy thông qua bài viết này, truyền thông TMS đã giúp bạn trả lời câu hỏi “Marketing myopia là gì và hậu quả của nó?”. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào khác thì hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được giải đáp nhé!