Nồng độ hemoglobin hay thường được viết tắt là MCHC. Chỉ số xét nghiệm máu MCHC chính là nồng độ trung bình của hemoglobin có trong một tế bào hồng cầu. Vậy chỉ số MCHC trong xét nghiệm máu là gì và khi chỉ số này tăng hoặc giảm quá mức sẽ gây ra những vấn đề gì cho sức khỏe của bạn?
15/03/2022 | Xét nghiệm máu bao lâu có kết quả và khi nào nên thực hiện?15/03/2022 | Xét nghiệm máu có thai nhưng siêu âm không thấy nguyên nhân do đâu?08/03/2022 | Bác sĩ hướng dẫn cách đọc kết quả xét nghiệm máu24/01/2022 | Xét nghiệm máu MCHC là gì? Chỉ số MCHC bất thường báo hiệu điều gì?
1. Chỉ số MCHC trong xét nghiệm máu là gì?
MCHC viết rõ hơn chính là Mean corpuscular Hemoglobin Concentration chính là lượng lượng hemoglobin trung bình có trong mỗi tế bào hồng cầu. Hoặc bạn cũng có thể hiểu rằng, chỉ số MCHC cho chúng ta biết có khoảng bao nhiêu phần trăm tế bào máu được tạo thành từ hemoglobin.
Chỉ số MCHC cho biết có khoảng bao nhiêu phần trăm tế bào máu được tạo thành từ hemoglobin
Từ kết quả của xét nghiệm này, các bác sĩ sẽ chẩn đoán được những bệnh lý về máu đang xảy ra trong cơ thể bạn, nhất là bệnh rối loạn đông máu, bệnh thiếu máu do thiếu sắt và nhiều bệnh lý khác. Chỉ số MCHC được cho là bình thường khi nằm trong mức 316 đến 372 g/L. Trong trường hợp chỉ số này cao hơn và thấp hơn đều là dấu hiệu cho thấy cơ thể bạn đang gặp vấn đề và cần được chăm sóc nhiều hơn.
2. Chỉ số MCHC thấp là dấu hiệu của những bệnh lý nào?
Chỉ số MCHC thấp có thể là biểu hiện của những bệnh dưới đây:
-
Bệnh thiếu máu do thiếu sắt
Những người mắc bệnh thiếu máu do thiếu sắt thì sẽ có chỉ số MCHC thấp. Nguyên nhân là vì sắt là yếu tố rất cần thiết để cơ thể sản xuất ra hemoglobin. Do đó khi bạn thiếu sắt thì đương nhiên lượng hemoglobin trên mỗi tế bào hồng cầu sẽ ít đi và dẫn tới chỉ số MCHC thấp hơn so với bình thường.
Người mắc bệnh thiếu máu do thiếu sắt thì sẽ có chỉ số MCHC thấp
-
Bệnh Thalassemia
Đây là một căn bệnh có liên quan đến tình trọng rối loạn về máu. Với những trường hợp bệnh nhân mắc thalassemia, cơ thể người bệnh có thể tạo ra một dạng hemoglobin bất thường khiến chỉ số MCHC của bệnh nhân thấp hơn so với chỉ số tiêu chuẩn.
-
Chứng tăng hồng cầu lưới
Hồng cầu lưới là những tế bào hồng cầu chưa trưởng thành và được giải phóng từ tủy xương đến máu ngoại vi. Hồng cầu lưới thường có ít hemoglobin trong mỗi tế bào hơn so với những tế bào hồng cầu trưởng thành. Do đó, những bệnh nhân mắc chứng tăng hồng cầu lưới thường có chỉ số MCHC thấp hơn bình thường.
-
Nhiễm trùng
Một số bệnh nhiễm trùng cũng như bệnh giun móc, bệnh lao, HIV,… cũng có thể khiến chỉ số MCHC thấp hơn bình thường.
3. Chỉ số MCHC cao là biểu hiện của những bệnh lý nào?
Nếu chỉ số MCHC của bạn cao hơn bình thường, rất có thể bạn đã mắc phải một số bệnh lý sau:
-
Tan Máu
Bệnh xảy ra khi các tế bào hồng cầu bị vỡ hoặc bị phá hủy trong khi lượng hemoglobin lại không thay đổi. Phần lớn những bệnh nhân có chỉ số MCHC tăng cao đều xuất phát từ nguyên nhân này.
Thiếu vitamin B12 khiến chỉ số MCHC tăng cao
-
Thiếu Vitamin B12
Những trường hợp bệnh nhân bị thiếu vitamin B12 sẽ gây ra tình trạng giảm tế bào hồng cầu trong máu nhưng không gây giảm huyết sắc tố. Chính vì thế chỉ số MCHC của cơ thể vẫn tăng.
-
Bệnh Hereditary Spherocytosis
Bệnh xảy ra khi các tế bào hồng cầu bị phá hủy dẫn đến hiện tượng vàng da và chỉ số MCHC của người bệnh tăng cao so với bình thường.
4. Phải làm sao để duy trì chỉ số MCHC bình thường?
Ngoài việc quan tâm đến vấn đề “chỉ số MCHC trong xét nghiệm máu là gì”, bạn cũng cần quan tâm đến việc phải làm sao để duy trì chỉ số này ở mức bình thường, từ đó đảm bảo một cơ thể khỏe mạnh nhất.
Nên khám sức khỏe định kỳ để theo dõi chỉ số MCHC
Theo các chuyên gia, cách tốt nhất để duy trì chỉ số MCHC ở mức khỏe mạnh đó là nên thăm khám sức khỏe định kỳ. Khi thăm khám sức khỏe, thực hiện xét nghiệm máu, bạn sẽ biết rõ được chỉ số MCHC trong cơ thể bạn đang ở mức nào. Từ những kết quả xét nghiệm trong quá trình thăm khám, các bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn về tình trạng sức khỏe hiện tại và hướng điều chỉnh để có thể cải thiện sức khỏe một cách tốt hơn. Cụ thể là:
-
Đối với những trường hợp có chỉ số MCHC thấp:
Lời khuyên chuyên gia dành cho bạn chính là hãy chú ý nhiều hơn đến vấn đề ăn uống. Nên bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng trong chế độ ăn hàng ngày. Đặc biệt nên bổ sung sắt đầy đủ, có thể bổ sung bằng thực phẩm hoặc bổ sung bằng viên uống theo chỉ định của bác sĩ. Một số thực phẩm có chứa nhiều sắt có thể kể đến là gan động vật, thịt bò, cá, trứng,… Bên cạnh đó, bạn cũng cần loại bỏ một số loại đồ uống như trà, cà phê,… vì những loại đồ uống này có nguy cơ làm giảm khả năng hấp thụ sắt trong cơ thể.
-
Đối với những trường hợp có chỉ số MCHC cao:
Lời khuyên cho bạn chính là nên ăn những loại thực phẩm có chứa nhiều vitamin B12 chẳng hạn như thịt gà, thịt cừu, thịt bò hay gan lợn,… Bên cạnh vấn đề dinh dưỡng, bạn cũng cần chú ý nhiều hơn đến việc điều chỉnh một số thói quen không lành mạnh, chẳng hạn nên loại bỏ rượu bia, không hút thuốc lá.
Người bệnh cần lưu ý đi khám sức khỏe định kỳ để được theo dõi tình trạng bệnh đã được cải thiện như thế nào, từ đó có sự điều chỉnh kịp thời và hạn chế những biến chứng nguy hiểm.
Nếu bạn đang quan tâm đến một địa chỉ thực hiện xét nghiệm MCHC, bạn có thể lựa chọn Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC. Trung tâm Xét nghiệm của MEDLATEC đạt tiêu chuẩn ISO 15189:2012 và còn vinh dự là một đơn vị y tế đầu tiên của Việt Nam đạt chứng chỉ CAP được cấp bởi hội Bệnh Học Hoa Kỳ. Do đó, bạn có thể hoàn toàn yên tâm về chất lượng dịch vụ y tế tại đây. Hãy gọi đến đường dây nóng 1900 56 56 56 để được tư vấn và đăng ký lịch khám sớm.