Trong thiết kế nội thất, nhắc đến melamine chúng ta biết đây là một loại gỗ công nghiệp thường được sử dụng để sản xuất ra sản phẩm để phục vụ nhu cầu cho người tiêu dùng. Nhưng Melamine là gì và có cấu tạo ra sao thì hầu như mọi người vẫn chưa hiểu rõ. Bài viết sau đây Mộc Phát sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về chất liệu Melamine này.
Vậy Melamine là gì? Cấu tạo Melamine
Melamine còn có tên gọi gỗ MFC – Melamine Faced Chipboard là vật liệu dùng để trang trí trên bề mặt gỗ. Tấm Melamine được cấu tạo từ 3 lớp : Overlay (lớp màng phủ bên ngoài), Decorative Paper (lớp phim tạo màu mỹ thuật) và Kraft Paper (lớp giấy nền). Qua quá trình ép ở nhiệt độ và áp suất cao chúng được kết hợp chặt chẽ với nhau bằng keo Melamine. Là dòng vật liệu trang trí bề mặt gỗ được dùng khá phổ biến trong lĩnh vực nội thất.
Cấu tạo của tấm Melamine
Melamine cấu tạo từ một bazo hữu cơ, ít tan trong nước, có khả năng giải phóng Nito khi gặp nhiệt độ cao và được sử dụng làm chất chống cháy. Qua công thức hóa học C3H6N6 tạo thành 3 phân tử cyanamide ( CN2H2 ).
– Melamine được cấu tạo từ 2 phần được ép liên kết với nhau:
+ Phần 1( Lớp ngoài ) Là giấy có định lượng cao hay còn gọi là giấy cao cấp
+ Phần 2 ( Lớp trong ) là MDF hoặc gỗ ván dăm
Ưu điểm Melamine :
– Ưu điểm của Melamine là có tính chất đồng đều, có bề mặt đa dạng với nhiều màu sắc phong phú hợp thời trang. Đặc biệt rất khó phai màu và có độ chống xước cao. Ngoài ra, Melamine còn có khả năng chống mối mọt xâm nhập, chống thấm nước, tác động của hóa chất và chịu va đập cực tốt.
Melamine đa dạng màu sắc và mẫu mã
– Thân thiện với môi trường là một phần ghi điểm của vật liệu này. Không gây hại cho người tiêu dùng và dễ dàng vệ sinh lau chùi. Melamine có nhiều loại vân gỗ và hoa văn đa dạng, đáp ứng được như cầu phù hợp với người sử dụng. Đặc biệt là giá thành chất liệu này rất rẻ.
Nhược điểm của Melamine
– Độ uốn ván, uốn cong bề mặt của vật liệu Melamine vô cùng thấp… Khả năng chịu mài mòn kém hơn so với các loại chất liệu gỗ khác…Hơn nữa, phải được ép dán trưc tiếp lên cốt gỗ mới sử dụng được.