Cùng Glints theo chân một Nhân viên quản lý đơn hàng để hiểu công việc của Merchandiser là gì? Yêu cầu công việc và quyền lợi mà một nhân viên được hưởng khi đảm nhiệm vị trí quản lý đơn hàng nhé!
Merchandiser là gì?
Merchandiser là tên tiếng Anh của vị trí công việc nhân viên quản lý đơn hàng. Khái niệm Merchandiser chỉ những người chịu trách nhiệm chính với đơn hàng của khách hàng trên toàn bộ khu vực mà bạn được giao. Thông qua việc phối hợp chặt chẽ với nhà cung cấp và khách hàng, nhân viên quản lý đơn hàng sẽ có vai trò quan rất lớn trong quá trình đảm bảo doanh số bán hàng.
Công việc này gần giống như cửa hàng trưởng. Merchandiser là người có trách nhiệm xử lý đơn hàng, đồng thời phải nắm bắt và xử lý mọi vấn đề phát sinh trong quy trình từ khi tiếp nhận hàng hoá cho đến lúc hàng hóa đến tay người khách hàng tiêu dùng cuối.
Mô tả công việc nhân viên quản lý đơn hàng
Vậy bạn có biết công việc của Merchandiser (Nhân viên quản lý đơn hàng) là gì hay không? Tìm hiểu chi tiết như bên dưới nhé!
- Tiếp nhận thông tin và chuẩn bị đơn hàng, đảm bảo đạt doanh số của công ty/cửa hàng đề ra.
- Lập kế hoạch và phát triển chiến lược bán hàng đảm bảo đáp ứng nhu cầu của khách hàng và kỳ vọng của công ty.
- Phân tích các số liệu bán hàng, theo dõi phản ứng của khách hàng và cập nhật xu hướng của thị trường để dự báo nhu cầu sản phẩm, lập kế hoạch phát triển phạm vi sản phẩm.
- Phối hợp với khách hàng, nhà cung ứng, đơn vị phân phối và nhà phân tích để đàm phán về giá cả, số lượng và quy mô kinh doanh của sản phẩm cụ thể.
- Giới thiệu và tư vấn sản phẩm phù hợp nhằm thúc đẩy sự quan tâm của khách hàng từ đó tăng doanh số.
- Lên kế hoạch, chiến lược trưng bày hàng hóa tại các điểm bán, quản lý hàng hóa tồn kho.
- Dự báo lợi nhuận/doanh thu cửa hàng phụ trách và đưa ra kế hoạch ngân sách cho cấp trên phê duyệt.
- Theo dõi toàn bộ quá trình bán hàng và đề xuất các chương trình khuyến mãi, thay đổi giá, cập nhật tình trạng hàng hoá,…
- Xây dựng và phát triển mối quan hệ lâu dài với khách hàng.
Tiêu chí đánh giá hiệu quả công việc của merchandiser
Các tiêu chí đánh giá hiệu quả công việc của nhân viên quản lý đơn hàng trong công ty được đề cập như bên dưới:
- Customer Retention Rate – tỷ lệ khách hàng duy trì đơn hàng với doanh nghiệp
- Operating Expense Ratio – tỷ trọng chi phí vận hành trong bộ phận quản lý đơn hàng
- Customer Lifetime Value – giá trị vòng đời khách hàng, được hiểu là số lượng những lần kế tiếp mà khách hàng sẽ mua lại sản phẩm của công ty
- Tỷ lệ chuyển đổi khách hàng – tỷ lệ phần trăm chuyển đổi của tệp khách hàng từ tiềm năng sang khách hàng trung thành của công ty.
Kỹ năng cần có của Merchandiser là gì?
Để có thể làm việc và thành công, kỹ năng cần có trong ngành nghề Merchandising là gì? Sau đây là một số các kỹ năng của nhân viên quản lý đơn hàng ngành may, ngành thực phẩm, và nhiều hơn thế.
- công việc của merchandiser
- nhân viên quản lý đơn hàng là gì
- mô tả công việc nhân viên quản lý đơn hàng
- nhân viên quản lý đơn hàng ngành may
- tuyển nhân viên quản lý đơn hàng
- mức lương của nhân viên quản lý đơn hàng
- quản lý đơn hàng may mặc
- công việc của quản lý đơn hàng là gì
- quản lý đơn hàng ngành may
1. Tư duy toán học
Vì phải làm việc với hàng hóa cũng như theo dõi số lượng hàng hóa liên tục nên nhân viên Merchandise cần sở hữu tư duy về toán học cũng như sự tính toán chuẩn xác. Chính tư duy này sẽ giúp họ dễ dàng cập nhật sự thay đổi trong số lượng hàng hóa.
2. Kỹ năng mềm
Kỹ năng giao tiếp tốt là yếu tố cần thiết đối với nhân viên Merchandise. Mỗi ngày, họ phải làm việc với rất nhiều bên liên đới – nhà cung cấp, cửa hàng, nhà sản xuất, xưởng may gia công,… Việc truyền đạt thông tin chính xác, rõ ràng sẽ giúp họ thực hiện công việc nhanh chóng hơn.
Đồng thời, nhân viên Merchandise cũng sẽ dành nhiều thời gian để liên lạc với các bên thông qua nền tảng email. Chính vì thế, khả năng viết tốt cũng sẽ giúp thông tin được truyền đạt có hệ thống và khúc chiết.
Đọc thêm: 7 Kỹ Năng Mềm Cần Thiết Giúp Bạn Thành Công Trong Công Việc
3. Kỹ năng tổ chức, quản lý công việc
Đây là kỹ năng được xem là rất quan trọng đối với nhân viên Merchandise. Chính kỹ năng tổ chức và quản lý công việc tốt sẽ giúp họ dễ dàng sắp xếp hàng hóa, chuẩn bị thật tốt cho quy trình sản xuất.
Mức lương của nhân viên quản lý đơn hàng
Mức lương của nhân viên quản lý đơn hàng dao động từ 7 – 12 triệu đồng/tháng với vị trí cho nhân viên mới vào nghề.
Đối với nhân viên có kinh nghiệm, mức thu nhập này có thể lên đến 15 – 20 triệu đồng/tháng.
Bên cạnh đó, khả năng thăng tiến lên các vị trí như quản lý nhóm, trưởng nhóm, trưởng bộ phận cũng tạo nên cơ hội tăng thu nhập trung bình của nhân viên quản lý đơn hàng.
Bộ câu hỏi tuyển dụng vị trí Merchandiser
Để nộp đơn vào vị trí Merchandiser tại công ty, bạn cần trang bị một số thông tin cơ bản để ứng đáp với nhà tuyển dụng. Glints chia sẻ với bạn một số bí kíp phổ biến nhé!
- Câu 1: Mô tả chi tiết về một đơn hàng bạn xử lý thành công gần đây nhất. Chia sẻ yếu tố quyết định sự thành công của đơn hàng đó?
- Câu 2: Hãy kể lại một tình huống khi bạn phải đối phó với một khách hàng khó tính và hướng giải quyết của bạn để chốt đơn hàng thành công.
- Câu 3: Nếu sản phẩm của bạn có lỗi, bạn sẽ xử lý tình huống này thế nào để hài lòng khách hàng?
- Câu 4: Bạn làm gì để có thể tạo dựng mối quan hệ với khách hàng nhằm duy trì tính trung thành của họ cho công ty?
- Câu 5: Chia sẻ về kinh nghiệm làm việc nhóm của bạn? Làm thế nào để phối hợp hiệu quả với các thành viên trong nhóm?
Tìm việc nhân viên quản lý đơn hàng ở đâu?
Tóm lại, nhân viên quản lý đơn hàng là nhân sự không thể thiếu trong các công ty sản xuất và thương mại. Công việc của nhân viên quản lý đơn hàng có mặt trong nhiều lĩnh vực sản xuất và kinh doanh.
Bạn có thể dễ dàng tìm việc trong các ngành hàng như may mặc, thời trang, nhà máy thực phẩm… Và tất cả vị trí tại ngành hàng này đều có tại trang tuyển dụng của Glints.
Theo dõi Glints để nhanh chóng tìm được cơ hội nghề nghiệp phù hợp cho bản thân nhé!
Tác Giả