Liều dùng thông thường cho trẻ em phụ thuộc chất gây nghiện do quá trình điều trị:
Dạng thuốc uống:
Hiện chưa có nghiên cứu thích hợp được thực hiện. Một số phác đồ dùng thuốc được sử dụng trên lâm sàng đã được báo cáo. Liều dùng methadone phải được cá nhân hóa và phụ thuộc vào liều chất gây nghiện dùng trước đó và mức độ nghiêm trọng của việc ngưng thuốc gây nghiện. Những bệnh nhân dùng liều chất gây nghiện cao hơn sẽ cần dùng lượng methadone nhiều hơn.
Hướng dẫn liều dùng chung:
- Liều khởi đầu: dùng 0,05-0,1 mg/kg/liều mỗi 6 giờ;
- Tăng 0,05 mg/kg/liều cho đến khi các triệu chứng ngưng thuốc đã được kiểm soát. Sau 24-48 giờ, khoảng cách liều có thể kéo dài đến khoảng 12-24 giờ. Để giảm dần liều dùng, giảm dần ở mức 0,05 mg/kg/ngày. Nếu triệu chứng ngưng thuốc tái phát, giảm liều với tốc độ chậm hơn.
Thuốc methadone có những dạng và hàm lượng nào?
Methadone có những dạng và hàm lượng sau:
- Dung dịch: 5 mg/ml; 10 mg/ml.
- Thuốc tiêm: 10 mg/ml.
- Viên nén, uống: 40 mg.
Tác dụng phụ
Bạn có thể gặp tác dụng phụ nào khi dùng thuốc methadone?
Gọi cấp cứu ngay nếu bạn có bất cứ dấu hiệu nào của một phản ứng dị ứng như: phát ban; khó thở; sưng mặt, môi, lưỡi hoặc họng
Hãy gọi cho bác sĩ ngay nếu bạn mắc bất cứ tác dụng phụ nghiêm trọng nào sau đây:
- Thở nông;
- Có ảo giác hoặc nhầm lẫn;
- Đau ngực, chóng mặt, ngất xỉu, nhịp tim nhanh hay đập mạnh;
- Khó thở, cảm thấy choáng váng hoặc ngất xỉu.
Tác dụng phụ ít nghiêm trọng có thể bao gồm:
- Cảm thấy lo lắng, hồi hộp, hay bồn chồn;
- Khó ngủ (mất ngủ);
- Cảm thấy suy nhược hay buồn ngủ;
- Khô miệng, buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy, táo bón, chán ăn;
- Giảm ham muốn tình dục, liệt dương, hoặc gặp khó khăn để đạt cực khoái.
Không phải ai cũng gặp các tác dụng phụ như trên. Có thể xuất hiện các tác dụng phụ khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ.
Thận trọng trước khi dùng
Trước khi dùng thuốc loratadine bạn nên biết những gì?
Trước khi dùng methadone bạn nên chú ý một số vấn đề sau:
- Báo với bác sĩ và dược sĩ nếu bạn bị dị ứng với methadone, bất kỳ loại thuốc nào khác hoặc bất kỳ thành phần nào trong sản phẩm methadone bạn dự định dùng. Hãy hỏi bác sĩ hoặc dược sĩ hoặc kiểm tra hướng dẫn dùng thuốc về danh sách các thành phần trong thuốc.
- Báo với bác sĩ và dược sĩ về các thuốc kê theo toa và không kê theo toa khác, vitamin và các thực phẩm chức năng mà bạn đang dùng hoặc dự định dùng. Đặc biệt là: thuốc kháng histamin; buprenorphine (Suboxone, trong Zubsolv); butorphanol; thuốc chẹn kênh canxi như carbamazepine (Cabatrol, Equetro, Tegretol); fluvoxamine (Luvox); một số thuốc trị HIV bao gồm abacavir (Ziagen, trong Trizivir), darunavir (Prezista), didanosine (Videx), efavirenz (Sustiva, trong Atripla), lopinavir (trong Kaletra), nelfinavir (Viracept), nevirapine (Viramune), ritonavir (Norvir , trong Kaletra), saquinavir (Invirase), stavudine (Zerit), telaprevir (Incivek), tipranavir (Aptivus), và zidovudine (Retrovir, trong Combivir); thuốc trị bệnh tăng nhãn áp, bệnh trị kích thích ruột, bệnh Parkinson, lở loét và các vấn đề tiết niệu; nalbuphine; naloxone (trong Zubsolv); naltrexone (Revia, Depade); pentazocine (Talwin); phenobarbital; phenytoin (Dilantin) và rifampin (Rifadin, Rimactane, trong Rifamate, trong Rifater). Ngoài ra, hãy báo với bác sĩ hoặc dược sĩ nếu bạn đang dùng các loại thuốc sau đây hoặc đã ngừng dùng thuốc trong vòng 14 ngày qua: chất ức chế monoamine oxidase (MAO) bao gồm isocarboxazid (Marplan), phenelzine (Nardil), selegilin (ELDEPRYL, Emsam, Zelpar), và tranylcypromin (PARNATE). Nhiều loại thuốc khác cũng có thể tương tác với methadone, vì vậy hãy chắc chắn nói với bác sĩ về tất cả các loại thuốc bạn đang dùng, kể cả những thuốc không xuất hiện trong danh sách này. Bác sĩ có thể cần phải thay đổi liều dùng hoặc theo dõi bạn một cách cẩn thận các tác dụng phụ.
- Báo với bác sĩ về những sản phẩm thảo dược bạn đang dùng, đặc biệt St. John’s wort.
- Báo với bác sĩ nếu bạn có bất kỳ bệnh như liệt ruột (tình trạng thức ăn cần tiêu hóa không di chuyển qua ruột). Bác sĩ có thể không chỉ định bạn dùng methadone.
- Báo với bác sĩ nếu bạn đang hay đã từng bị tắc ruột; khó tiểu; phì đại tuyến tiền liệt; Bệnh Addison (tình trạng các tuyến thượng thận không sản sinh đủ một số chất tự nhiên nhất định); động kinh; bệnh tuyến giáp, tuyến tụy, túi mật, gan, hoặc bệnh thận.
- Báo với bác sĩ của bạn nếu bạn đang cho con bú. Nếu bạn đang cho con bú trong gian điều trị bằng methadone, con của bạn có thể nhiễm methadone có trong sữa mẹ. Quan sát em bé chặt chẽ nếu có bất kỳ thay đổi nào trong hành vi hoặc hô hấp, đặc biệt là khi bạn bắt đầu dùng methadone. Nếu em bé mắc bất cứ triệu chứng nào sau đây, hãy đến gặp bác sĩ nhi khoa ngay lập tức hoặc đến khám trung tâm y tế gần nhất: buồn ngủ bất thường, khó bú, khó thở, hoặc suy nhược. Nói chuyện với bác sĩ nhi khoa khi bạn đã sẵn sàng để cai sữa cho bé. Bạn sẽ cần phải cai sữa cho bé dần dần để bé sẽ không phát triển triệu chứng nghiện khi em bé ngừng nhận methadone từ sữa mẹ.
- Nếu bạn phải phẫu thuật, kể cả phẫu thuật nha khoa, hãy nói cho bác sĩ hoặc nha sĩ về việc đang dùng methadone.
- Thuốc này có thể gây buồn ngủ. Không lái xe hay vận hành máy móc cho đến khi bạn biết được thuốc ảnh hưởng đến bạn như thế nào.
- Methadone có thể gây chóng mặt khi đứng lên quá nhanh từ tư thế nằm. Điều này phổ biến hơn khi bạn bắt đầu dùng methadone lần đầu. Để tránh tình trạng này, hãy ra khỏi giường từ từ, đặt chân nhẹ nhàng trên sàn nhà vài phút trước khi đứng dậy.
- Methadone có thể gây táo bón. Do đó, bạn cần nói chuyện với bác sĩ về việc thay đổi chế độ ăn uống hoặc sử dụng các loại thuốc khác để ngăn ngừa hoặc điều trị táo bón khi đang dùng methadone.
Những điều cần lưu ý nếu bạn đang mang thai hoặc cho con bú
Vẫn chưa có đầy đủ các nghiên cứu để xác định rủi ro khi dùng thuốc này trong thời kỳ mang thai hoặc cho con bú. Trước khi dùng thuốc, hãy luôn hỏi ý kiến bác sĩ để cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ.
Theo Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA), thuốc này thuộc nhóm thuốc C đối với thai kỳ. Bạn có thể tham khảo bảng phân loại thuốc dùng cho phụ nữ có thai dưới đây:
- A= Không có nguy cơ;
- B = Không có nguy cơ trong vài nghiên cứu;
- C = Có thể có nguy cơ;
- D = Có bằng chứng về nguy cơ;
- X = Chống chỉ định;
- N = Vẫn chưa biết.
Tương tác thuốc
Thuốc methadone có thể tương tác với thuốc nào?
Tương tác thuốc có thể làm thay đổi khả năng hoạt động của thuốc hoặc gia tăng ảnh hưởng của các tác dụng phụ. Tốt nhất là bạn viết một danh sách những thuốc bạn đang dùng (bao gồm thuốc được kê toa, không kê toa và thực phẩm chức năng) và cho bác sĩ hoặc dược sĩ xem. Không được tự ý dùng thuốc, ngưng hoặc thay đổi liều lượng của thuốc mà không có sự cho phép của bác sĩ.
Nếu dùng thuốc này chung với các thuốc khác khiến bạn buồn ngủ hoặc chậm nhịp thở có thể gây ra các tác dụng phụ nguy hiểm thậm chí đe dọa tính mạng. Hãy hỏi bác sĩ trước khi dùng methadone với thuốc ngủ, thuốc giảm đau gây nghiện, thuốc giãn cơ hoặc thuốc chống lo âu, trầm cảm hoặc động kinh.
Thức ăn và rượu bia có tương tác với thuốc methadone không?
Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về việc uống thuốc cùng thức ăn, rượu và thuốc lá.
Tình trạng sức khỏe nào ảnh hưởng đến thuốc methadone?
Tình trạng sức khỏe của bạn có thể ảnh hưởng đến việc sử dụng thuốc này. Báo cho bác sĩ biết nếu bạn có bất kỳ vấn đề sức khỏe nào, đặc biệt là:
- Nghiện rượu hoặc có tiền sử nghiện rượu;
- Có khối u trong não;
- Có vấn đề về hô hấp hoặc các các vấn đề về phổi (ví dụ như bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD), bệnh tâm phế, tăng carbonic máu, hạ oxy máu, ngừng thở);
- Trầm cảm, tiền sử trầm cảm;
- Phụ thuộc thuốc, đặc biệt là lạm dụng hoặc phụ thuộc chất gây nghiện;
- Bệnh túi mật;
- Chấn thương vùng đầu, tiền sử chấn thương vùng đầu;
- Bệnh tim (ví dụ như phì đại tim);
- Có vấn đề về nhịp tim (ví dụ như loạn nhịp tim, hội chứng QT kéo dài) hoặc có tiền sử bệnh tim;
- Hạ kali máu (nồng độ kali trong máuthấp);
- Hạ magne máu (nồng độ magne trong máuthấp);
- Tăng áp lực trong đầu;
- Các vấn đề về dạ dày hoặc ruột;
- Tình trạng thể chất yếu – sử dụng một cách thận trọng vì thuốc có thể làm tăng nguy cơ mắc các tác dụng phụ nghiêm trọng hơn;
- Hen suyễn cấp tính hoặc nặng;
- Tắc ruột do liệt ruột;
- Suy hô hấp (thở rất chậm) – không được sử dụng thuốc cho những bệnh nhân mắc bệnh này;
- Hạ huyết áp (huyết áp thấp);
- Viêm tụy;
- Động kinh,tiền sử động kinh – sử dụng một cách thận trọng vì thuốc có thể làm cho bệnh tồi tệ hơn;
- Bệnh thận;
- Bệnh gan – sử dụng một cách thận trọng vì các tác dụng phụ có thể tăng lên vì đào thải thuốc chậm hơn ra khỏi cơ thể.
Trường hợp khẩn cấp/quá liều
Bạn nên làm gì trong trường hợp khẩn cấp hoặc dùng quá liều?
Trong trường hợp khẩn cấp hoặc quá liều, gọi ngay cho Trung tâm cấp cứu 115 hoặc đến trạm Y tế địa phương gần nhất.
Các triệu chứng quá liều có thể bao gồm:
- Đồng tử co thắt;
- Thở chậm hay thở nông;
- Buồn ngủ;
- Da lạnh, ẩm, hoặc tái nhợt;
- Mất ý thức (hôn mê);
- Cơ khập khiễng.
Bạn nên làm gì nếu quên một liều?
Nếu bạn quên dùng một liều thuốc, hãy dùng càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nếu gần với liều kế tiếp, hãy bỏ qua liều đã quên và dùng liều kế tiếp vào thời điểm như kế hoạch. Không dùng gấp đôi liều đã quy định.