Trực tiếp thấy hoặc trong các bộ phim điện ảnh hay internet, quý khách hàng thường thấy người dân ở các Thành phố Lớn như London, Paris, Barcelona, Tokyo,…hay đến các ga tàu rất lớn, hiện đại, có tốc độ di chuyển cao và thường là ở dưới lòng đất, vậy nó được gọi là gì và đã có ở Việt Nam chưa? Kính mời quý khách hành xem bài viết để biết chi tiết về Tuyến Metro.
TUYẾN METRO LÀ GÌ?
Khái niệm về tuyến metro
Tuyến Metro là một hệ thống tàu điện cao cấp, nó có thể đi ngầm dưới lòng đất hoặc đi trên cao nhờ các cầu vượt, ở Việt Nam thường gọi là Đường Sắt Đô Thị, là một hệ thống rộng lớn chuyên chở hành khách trong một đô thị và thường được chạy trên đường ray.
Các tuyến thường có tốc độ cao hơn các phương tiện khác nhờ có lối đi dành chuyên cho tuyến này và không có giao cắt với các lối đi, phương tiện khác. Cũng như hệ thống xe bus công cộng trong đô thị, các tuyến này di chạy nhiều lần trong ngày, chở nhiều hành khách và cũng có trạm dừng, nhà ga để đón và trả khách.
Tuy nhiên thời gian và khối thượng được cải thiện hơn rất rất nhiều lần so với xe bus và mức độ tự động hóa của phương tiện này là rất cao, ở các Metro cao cấp và hiện đại trên thế giới gần như không có người quản lý, bạn chỉ cần bỏ tiền vào và hệ thống sẽ trả lại cho bạn một cái thẻ có thông tin các trạm dựng, tới trạm bạn chỉ cần quẹt thẻ đó là có thể xuống trạm.
Sự thịnh hành của hệ thống tàu điện
Các nước phát triển trên thế giới đều có hệ thống này, nước Anh là nước đầu tiên áp dụng hệ thống Metro vào việc di chuyển công cộng trong đô thị, còn tàu điện được ghi nhận nhanh nhất là ở Mỹ với tốc độ đạt 72km/h, và Metro ở Paris, Pháp được cho là hệ thống thuận tiện nhất. Và chở được nhiều khách nhất là Metro ở Nga, ước tính mỗi năm chở được 2,5 lượt tỷ người. (nguồn wikipedia.org)
Các ưu điểm nổi bật khi đi Metro như:
- Nhanh hơn
- Không kẹt xe
- Tự động hóa hiện đại
- An toàn
- Giảm bớt ô nhiễm môi trường không khí
- Giảm tiếng ồn
- Góp phần vào sự phát triển của đô thị đó.
- Lượng khách đi được nhiều hơn.
CÓ BAO NHIÊU TUYẾN METRO Ở TP HỒ CHÍ MINH
Hệ thống đường sắt đô thị TP Hồ Chí Minh hay còn gọi là tuyến Metro ở TP Hồ Chí Minh có tổng cộng 8 tuyến đường sắt đô thị với tổng chiều dài là 169 km, 1 tuyến xe điện dài 12,8 km và 2 tuyến đường ray đơn dài 43,7 km và được xem là hệ thống đường sắt đô thị thứ 2 tại Việt Nam sau Hà Nội.
1. Tuyến Metro số 1: Bến Thành – Suối Tiên
- Hướng tuyến: Bến Thành (tại Quảng trường Quách Thị Trang) – Lê Lợi – Nguyễn Siêu – Ngô Văn Năm – Tôn Đức Thắng – Ba Son – Nguyễn Hữu Cảnh – Văn Thánh – Điện Biên Phủ – cầu Sài Gòn – xa lộ Hà Nội và kết thúc tại Depot Long Bình.
- Tổng chiều dài: khoảng 19,7 km (2,6 km đi ngầm và 17,1 km đi trên cao).
- Số lượng ga: 14 (3 ga ngầm và 11 ga trên cao).
- Depot đặt tại phường Long Bình, quận 9 với diện tích 20 ha.
- Tổng mức đầu tư : 2,491 tỷ USD
- Nhà tài trợ: Nhật Bản (JICA).
- Tuyến được định hướng kéo dài từ ga Suối Tiên đến Bình Dương và đến thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai trong tương lai.
- Dự kiến hoàn thành trong giai đoạn 2020-2022
- Xem thêm: Đồ án quy hoạch 10 khu đô thị dọc tuyến Metro số 1
2. Tuyến Metro số 2: Bến Thành – Tham Lương
Dự án tuyến Metro số 2 được chia làm 3 giai đoạn:
- Từ Bến Thành – Tham Lương có 11 nhà ga.
- Đoạn nối dài từ Bến Thành – Thủ Thiêm có 7 nhà ga.
- Đoạn nối dài từ Tham Lương – Củ Chi có 24 nhà ga.
Vậy lộ trình của tuyến này khi hoàn thành dài 42 nhà ga và dài 48 km, sẽ bắt đầu tư Thủ Thiêm đến Củ Chi, dự kiến năm 2026 sẽ được hoàn thành và phục vụ người dân, hiện nay một số hạn mục cũng đã được thi công như Depot Tham Lương đã xây dựng xong nhà ga.
3. Tuyến Metro số 3a: Bến Thành – Depot Tân Kiên
Hướng tuyến: Bến Thành (Quãng trường Quách Thị Trang) – Phạm Ngũ Lão – Ngã 6 Cộng Hòa – Hùng Vương – Hồng Bàng – Kinh Dương Vương – Depot Tân Kiên – Ga Tân Kiên.
Tuyến được định hướng kéo dài từ Ga Hưng Nhơn đi dọc quốc lộ 1 và kết nối với Thành phố Tân An – Long An với tổng chiều dài sau khi nối dài là 19,58 km được chia làm 2 giai đoạn, giai đoạn 1 là từ Bến Thành – Bến xe Miền Tây dài 10.03 km có 8 ga ngầm và 2 ga trên cao, giai đoạn 2 là từ bến xe Miền Tây – Depot Tân Kiên dài 9,55 km và có 7 ga trên cao. Dự kiến thời gian hoàn thiện là năm 2026.
Chúng tôi sẽ tiếp tục cập nhật thông tin của đoạn mở rộng từ Tân Kiến đến Long An khi có thông tin mới nhất, xin quý khách hãng hãy thường xuyên truy cập và theo dõi từ website của chúng tôi.
4. Tuyến Metro 3b: Cộng Hòa – Hiệp Bình Phước
Có lộ trình từ ngã 6 Cộng Hòa đến Hiệp Bình Phước quận Thủ Đức với chiều dài khoảng 12,2 km gồm 8 ga ngầm và 2 ga trên cao, Trong tương lai tuyến được định hướng kết nối với thị xã Thủ Dầu Một (Bình Dương) từ ga Hiệp Bình và đi dọc quốc lộ 13, kết nối với tuyến đường sắt đô thị số 1 của tỉnh Bình Dương.
5. Tuyến Metro số 4: Thạnh Xuân – Khu đô thị Hiệp Phước, Nhà Bè
Tổng chiều dài toàn tuyến: khoảng 35,75 km (17,77 km đi trên cao và 16,18 km đi ngầm), bao gồm 14 ga ngầm và 18 ga trên cao, đi từ Thạnh Xuân Quận 12 đến đến Hiệp Phước, Nhà Bè .
Dự án gồm 4 giai đoạn triển khai:
- Giai đoạn 1a: Ga Công viên Gia Định – Ga Hoàng Diệu, bao gồm depot tại Công viên Gia Định (L=6,375 km).
- Giai đoạn 1b: Ga Công viên Gia Định – Thạnh Xuân (L = 6,975 km).
- Giai đoạn 1c: Ga Hoàng Diệu- Ga Phước Kiển (L = 6,975 km).
- Giai đoạn 2: Ga Phước Kiển – Ga bến tàu Hiệp Phước (L= 17,35 km)
6. Tuyến Metro số 4b: Công viên Gia Định – Công viên Hoàng Văn Thụ
Là một tuyến phụ để phục vụ việc trung chuyển tuyến này có chiều dài chỉ 3,2 km và gồm 3 ga ngầm.
Lộ trình từ Ga Công viên Gia Định (tuyến số 4) – Nguyễn Thái Sơn – Hồng Hà – Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất – Trường Sơn – Công viên Hoàng Văn Thụ – Ga Lăng Cha Cả (tuyến số 5), hiện tuyến và này tuyến số 4 đang trong giai đoạn hoàn tất giất tờ hồ sơ của dự án nên chưa thể thi công.
7. Tuyến Metro số 5: Depot Đa Phước – Cần Giuộc – Cầu Sài Gòn
Hướng tuyến: Bến xe Cần Giuộc mới – Quốc lộ 50 – Tùng Thiện Vương – Phù Đổng Thiên Vương – Lý Thường Kiệt – Hoàng Văn Thụ – Phan Đăng Lưu – Bạch Đằng – Điện Biên Phủ – cầu Sài Gòn.
Có tổng chiều dài 23,39 km gồm 16 ga ngầm và 6 ga trên cao, cũng như tuyến số 4, hiện nay tuyến số 5 cũng chưa thể thi công vì nhiều nguyên nhân khác nhau như vốn, mặt bằng, quy hoạch ở các khu vực chưa đồng bộ,…
8. Tuyến Metro số 6: Đầm Sen – Phú Lâm
Hướng tuyến: Bà Quẹo – Âu Cơ – Lũy Bán Bích – Tân Hòa Đông – Vòng xoay Phú Lâm, tuyến có tổng chiều dài khoảng 6,8 km gồm 7 ga ngầm, tuyến đang trong giai đoạn hoàn thiện thiết kế cơ sở, dự kiến sẽ hoàn thành sau cùng trong hệ thống Metro tại thành phố Hồ Chí Minh.
TIẾN ĐỘ CỦA TUYẾN METRO
Trong hệ thống đường sắt đô thị TP Hồ Chí Minh, có rất nhiều các tuyến Metro trong trong tương lai khi hoàn thành sẽ giúp việc đi lại trong nội ô rất thuận lợi, tuy nhiên hiện nay chỉ mới tuyến Metro số 1 và tuyến số 2 được thi công, các tuyến còn lại vì nhiều nguyên ngân nên chưa thể thi công, trong bài viết này chúng tôi xin cập nhật hình ảnh của tuyến Metro số 1 là Bến Thành – Suối Tiên, cũng như hình ảnh Depot Tham Lương của tuyến Metro số 2.
Tiến độ tuyến metro số 1
Hình ảnh đường ray
Hình ảnh đoàn tàu Metro
Hình ảnh các nhà ga ngầm chờ khách
Hiện nay các công tác xây dựng và hoàn thiện Metro Bến Thành – Suối Tiên có nhiều khó khăn, các bên có liên quan đang cố gắng đẩy nhanh tiến độ, dự kiến khi bàn giao xong thì tuyến Metro này sẽ giải quyết được bài toán kẹt xe và quá tải của đường Xa Lộ Hà Nội và phục vụ hành khách khi ra vào Bến Xe Miền Đông Mới ở Quận 9.
Tuyến Metro số 1 chính thức thông toàn tuyến
Sau thời gian thi công thì vào ngày 17/02/2020 Ban Quản lý đường sắt đô thị TP.HCM tổ chức lễ thông toàn tuyến metro đô thị số 1, tuyến đường sắt đô thị này dự kiến sẽ đi vào hoạt động năm 2021, như vậy với việc hoàn thành việc thông toàn tuyến thì dự án đang dần chuyển từ giai đoạn thi công kết cấu công trình sang lắp đặt hệ thống đường ray và cơ điện.
“Với việc thông tuyến metro số 1, dự án đang dần chuyển từ giai đoạn thi công kết cấu công trình sang lắp đặt hệ thống đường ray và cơ điện. Trong năm 2020, toàn thể công nhân trên công trường cần phấn đấu để hoàn thiện 85% tổng khối lượng công việc của dự án”, ông Thanh thông tin. (Ông Huỳnh Hồng Thanh, Phó ban Quản lý đường sắt đô thị)
“Tháng 6 năm nay, đầu máy, toa xe sẽ về. Mọi thứ cần phải sẵn sàng để chuyển giao sang công tác vận hành”, phó chủ tịch phụ trách mảng đô thị của TP.HCM thông tin.
Trên đây là những hình ảnh, thông tin tổng hợp về các tuyến Metro ở TP Hồ Chí Minh, hy vọng sẽ giúp cho quý khách hàng có thêm những thông tin bổ ít về hệ thống này, cần thêm thông tin xin quý khách hàng liên hệ về 0938279155 để được hỗ trợ, bài viết chúng tôi có tham khảo thêm thông tin từ trang chủ của Ban Quản Lý Đường Sắt Đô Thị (http://maur.hochiminhcity.gov.vn) và wikipedia.org,…
Xem tiến độ thi công Metro số 1 tại đây:
Ngày 08/10/2020 lúc 8h đánh dấu cột mốc quan trọng khi tàu Tàu Bayani chở tàu metro số 1 cập cảng Khánh Hội, Quận 4, TP Hồ Chí Minh.
Dự kiến tàu metro sẽ được chạy thử theo 3 giai đoạn. Bước đầu, tàu chạy thử trên đoạn Bình Thái – depot Long Bình (quận 9); kế đến là từ ga Bình Thái đến ga Văn Thánh (quận 2). Đến đầu năm 2021, tàu chạy thử giai đoạn cuối từ ga Văn Thánh đến ga Bến Thành (quận 1).
Tiến độ tuyến Metro số 2
Hiện nay tuyến này chỉ mới thi công được phần nhà ga Depot Tham Lương, dự kiến khi bàn giao xong tuyến này thì cũng sẽ giải quyết được bài toán kẹt xe, quá tải của phía Tây TP Hồ Chí Minh, hướng Cộng Hòa – Trường Chinh vào Quận 1.
Dự kiến cuối năm 2020 sẽ bàn giao toàn bộ mặt bằng
Ông Nguyễn Tấn Tài – trưởng Ban bồi thường giải phóng mặt bằng Q.Tân Bình – cho biết quận có 324/356 hộ di dời dự án metro số 2 đã đồng ý nhận đền bù. Sau khi nhận tiền một tháng, người dân sẽ bàn giao mặt bằng.
heo ông Tài, dự án metro số 2 đi qua Tân Bình có 6 nhà ga, trong đó có 2 nhà ga đã bàn giao trong tháng 6-2020, dự kiến tháng 9-2020 quận sẽ bàn giao mặt bằng 3 nhà ga nữa là Bảy Hiền, Nguyễn Hồng Đào và Bà Quẹo. Còn nhà ga Phạm Văn Hai quận tiếp tục vận động để phấn đấu bàn giao mặt bằng trong quý 4-2020.
Về tái định cư, người dân được chọn lên 3 chung cư: Bàu Cát, Tân Trụ (Q.Tân Bình) và Tân Thới Nhất (Q.12). Nếu người dân không mua chung cư thì TP hỗ trợ thêm 5% giá trị đất để dân tự tìm nhà ở mới.
Q.Tân Bình có 57 hộ đủ điều kiện tái định cư nhưng khoảng 50 hộ chọn hỗ trợ bằng tiền, còn lại 7 hộ đang xem xét chọn phương án tái định cư. Ngoài ra người dân kinh doanh chứng minh được có đóng thuế, xác minh được thu nhập 3 năm liền kề mới đủ điều kiện tính hỗ trợ.
Trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Lê Văn Khoa – giám đốc Ban quản lý dự án 2 (Ban quản lý đường sắt đô thị TP.HCM) – cho biết hiện tại chủ đầu tư đã nhận mặt bằng một số nhà ga như nhà ga S10 – Phạm Văn Bạch, S11 – Tân Bình (Q.Tân Bình); nhà ga S5 – Lê Thị Riêng (Q.10).
Hôm qua 28-8, chủ đầu tư cũng kiểm tra thực địa để nhận bàn giao mặt bằng nhà ga tại khu vực Q.Tân Phú.
“Với sự đồng thuận cao của người dân, dự kiến công tác giải phóng mặt bằng cho tuyến metro hoàn tất vào cuối năm nay”, ông Khoa nói.
Theo ông Khoa, để dự án làm nhanh phải có sự đồng thuận của người dân cũng như sự chuẩn bị, chính sách của TP. Kinh nghiệm từ dự án metro số 1 khi chưa hoàn thành giải phóng mặt bằng đã khởi công dẫn đến phát sinh chi phí rất lớn. Do vậy với metro số 2, TP chủ trương phải hoàn thành mặt bằng trước khi trao thầu cho nhà thầu.
TP đã quy trách nhiệm người đứng đầu về hai tuyến metro, trong đó riêng tuyến 2 trọng tâm là công tác giải phóng mặt bằng.
“Vào tuần thứ 2 hằng tháng, lãnh đạo Thành ủy TP.HCM mời tất cả các đơn vị liên quan họp tháo gỡ nhanh vướng mắc. Hai tuần một lần, lãnh đạo UBND TP họp kiểm điểm tiến độ, vướng chỗ nào, tháo ngay chỗ đó”, ông Khoa nói.
Nguồn tham khảo (https://tuoitre.vn/dan-doc-duong-truong-chinh-cach-mang-thang-8-dong-loat-do-nha-lam-metro-so-2-20200829081228527.htm)
Xin cảm ơn quý khách đã xem bài viết!