Mô Hình Nghiên Cứu Khoa Học Là Gì, Mô Hình Nghiên Cứu Và Các Vấn Đề Liên Quan

Mô Hình Nghiên Cứu Khoa Học Là Gì, Mô Hình Nghiên Cứu Và Các Vấn Đề Liên Quan

Mô hình nghiên cứu là gì

Bài viết này với mục đích giúp các bạn hiểu được các bước để làm một nghiên cứu. Với trình độ của mình, kiến thức giới hạn nên mình hiểu và chắc chắn điều gì thì sẽ chỉ dẫn cho các bạn. Mục tiêu sau bài viết này, mình mong bạn sẽ có định hướng và hoàn thành tốt luận văn. Còn để đạt được một đề tài nghiên cứu hay, có giải của trường, bộ mình xin không dám chắc vì chưa được thử sức.

Đang xem: Mô hình nghiên cứu khoa học là gì

Câu hỏi đầu tiên mà các bạn sinh viên hay đặt ra đó là “Làm nghiên cứu có khó không?”

(Nếu các bạn thấy đã sẵn sàng thì bỏ qua đoạn này và đi đến ngay đoạn hướng dẫn, còn nếu cảm thấy vẫn lăn tăn thì đọc tiếp nhé). Có lẽ vì số người làm nghiên cứu chỉ đếm trên đầu ngón tay, mà đa số trong đó đã từ bỏ trước khi bài được hoàn chỉnh hoặc ngủm ngay sau khi tìm không được đề tài thích hợp. Hoặc là không đủ thời gian, hoặc là làm mà không có kết quả, hoặc kết quả không có ý nghĩa. Có vô vàn lý do để chúng ta nói từ GIVE UP. Nếu như ở các trường khác như NEU hay FTU, có những club, group chuyên về học thuật và sinh viên được tiếp xúc với các công cụ nghiên cứu từ rất sớm thì ở DUE hầu như chỉ có những sinh viên năm cuối mới thật sự là những người làm nghiên cứu vì nó liên quan đến tính mạng của họ, nếu chọn luận văn thì phải đổ máu làm cho xong. Vì thế, đôi khi nghiên cứu chỉ mang tính hình thức, đẹp mắt, gọn gàng, và chưa kể đến gian lận. Về vấn đề gian lận, mình sẽ đề cập sau trong một bài hoàn chỉnh, nói về thực trạng nghiên cứu hiện nay. Đó chính là khó khăn, và bạn cần hiểu rằng, đã xác định nghiên cứu thì bạn người chịu trách nhiệm chính, là người mày mò, cày cuốc từ khi bắt đầu cho đến khi bạn cảm ơn thầy cô phản biện và bưng laptop xuống trong tiếng vỗ tay. Tất nhiên, nếu may mắn bạn sẽ được một người hướng dẫn tốt, tốt ở đây có nghĩa là người sẽ khích lệ được sự yêu thích nghiên cứu của bạn, hướng dẫn cho bạn đi theo hướng mà bạn muốn chứ không phải đơn thuần chỉ là vẽ đường, bạn đi theo và không hiểu gì. Thầy hướng dẫn từng nói với mình rằng: “Em chỉ cần làm những gì em thích, chỉ khi em thích nó, em mới làm một cách nhiệt tình, quên ăn, quên ngủ, kết quả khi đó mới có ý nghĩa”. Đây cũng chính là điều mình cảm thấy tâm đắc và muốn gởi đến các bạn, việc đầu tiên bạn phải có sự yêu thích với nghiên cứu, tự tin vào bản thân và muốn làm nó. Mình xin khẳng định rằng nếu bạn đã miệt mài trong 2 tháng bạn cũng đã có thể hoàn thành và nếu bạn làm sớm thì 4 tháng sẽ trôi qua một cách nhẹ nhàng. Và trong trường hợp bạn chỉ còn 1 tháng và chưa làm gì thì đừng lo, hãy tin mình, chỉ cần làm việc 12-15 tiếng một ngày một cách liên tục, rồi bạn cũng vào bệnh viện sớm được thôi. Đấy, có nghĩa là bạn phải có ít nhất 2 tháng, để thực hiện đề tài của mình một cách trung thực. Nếu đảm bảo hai nguyên liệu là sự yêu thích và thời gian, công việc còn lại chỉ là chế biến, xào nấu rồi dọn ra mâm trình diễn mà thôi. Phần tiếp theo mình sẽ nói về cách các bạn thực hiện một đề tài.

Trước hết, tiến trình này là do cá nhân mình đề ra, có rất nhiều hướng để bạn đi đến đích vì vậy hãy tin 70%, 30% còn lại để trái tim mách bảo.

Nếu tiến trình thông thường thầy cô hướng dẫn vẫn hướng dẫn bạn thì đó là: đọc dữ liệu thứ cấp (báo, chí) là tìm đề tài -> tìm mô hình -> lập mô hình cho riêng mình -> khảo sát -> viết kết quả. Và với bối cảnh ngày nay, bạn phải là người đề xuất cho giáo viên tên đề tài.

Xem thêm: Học Viện Khoa Học Công Nghệ Và Đổi Mới Sáng Tạo, Học Viện Khoa Học, Công Nghệ Và Đổi Mới Sáng Tạo

Đó là lý thuyết, là tiến trình lý tưởng, yêu cầu bạn có nhiều thời gian, bạn nhạy bén tức đọc vài bài báo là thấy được vấn đề rồi tìm mô hình nghiên cứu. Điều này chỉ thích hợp với những người đã có kinh nghiệm nghiên cứu ít nhất là một lần, thậm chí 2,3 lần, mà sinh viên chúng ta lại không có điều kiện để thực hiện nhiều như thế. Vấn đề ở chỗ, bạn không biết cách nghiên cứu nó thế nào, vấn đề nằm ở đâu. Giả sử hiện tượng cá chết hàng loạt hiện nay có gây cho bạn ý nghĩ việc nghiên cứu như thế nào không? Bạn cảm thấy nó cấp thiết nhưng không biết nghiên cứu như thế nào, bắt đầu tư đâu. Vì vậy bước đầu tiên trong quá trình thực hiện, mình khuyên các bạn là tìm đọc về mô hình nghiên cứu và không cần quan tâm chủ đề đó là gì. Bạn cần phải đảm bảo rằng bạn hiểu về nghiên cứu và có cái nhìn về tổng quan nghiên cứu. Đây là cách mà mình đã thực hiện để hoàn chỉnh được chương cơ sở lý luận, xong phần này là xem như 60% bài của bạn rồi.

Tìm hiểu về mô hình nghiên cứuTìm hiểu về thang đo cho mỗi nhân tốXác định vấn đề cần nghiên cứuXây dựng mô hình nghiên cứuXây dựng thang đo nghiên cứuXây dựng khái niệmXây dựng giả thuyết

Để nghiên cứu đảm bảo tính tin cậy, mô hình nghiên cứu của bạn phải dựa trên một nghiên cứu có trước, rồi sau đó thêm/ bớt một số nhân tố cho phù hợp hoặc bạn có thể tự tạo cho mình một mô hình mới hoàn toàn nhưng điều kiện chỉ ít nhân tố và kiểm định chặt chẽ dữ liệu. Trong nghiên cứu, thuộc tính KẾ THỪA là rất quan trọng. Với trình độ là sinh viên như bạn, việc xây dựng một mô hình mới với nhiều nhân tố là khó tin cậy (theo lời của giáo viên phản biện). Điều này không có nghĩa là bạn không thể xây dựng một mô hình mới, nếu bạn logic các mối quan hệ giữa các nhân tố tốt, lý thuyết, kết quả chặt chẽ thì đã có thể có cơ hội đăng trên tạp chí khoa học (cũng theo lời của giáo viên phản biện). Sau đây là một số mô hình phổ biến trên thế giới mà đa phần các nghiên cứu hay dựa vào:

*

Hình 1: Mô hình chất lượng Servqual

*

Hình 2: Mô hình lý thuyết hành vi dự định (TPB) Để tìm hiểu rõ hơn có thể download ở đây

*

Hình 3: Mô hình lý thuyết hành động hợp lý (TRA)

*

Hình 4: Mô hình lý thuyết về chỉ số hài lòng của Việt Nam (VCSI) do PGS. TS Lê Văn Huy cùng cộng sự phát triển

Và mô hình do chính tác giả phát triển

*

Hình 5: Mô hình sự hài lòng – ấn tượng quốc gia-sẵn lòng mua (của tác giả)Còn rất nhiều mô hình khác bạn có thể search với từ khóa “Mô hình nghiên cứu” hoặc “Research model”.

Xem thêm: Thư Viện Đại Học Khoa Học Xã Hội Và Nhân Văn Hà Nội, Điểm Chuẩn Đại Học Khoa Học Xã Hội Và Nhân Văn

Bạn càng đọc nhiều mô hình, bạn sẽ có nhiều ý tưởng hơn. Về mô hình bạn cần phần biệt 2 loại:

1) Mô hình nghiên cứu đề xuất: Là mô hình ban đầu được tạo lên nhờ các giả thuyết, sẽ có toàn bộ các nhân tố

2) Kết quả kiểm định mô hình nghiên cứu: Kết quả cuối của mô hình thông qua kiểm định, và có thể không có đầy đủ các nhân tố như ban đầu.

Nếu chẳng hạn, mô hình ban đầu đề xuất A,B,C có ảnh hưởng tới D. Kết quả cho thấy chỉ có A,B ảnh hưởng tới D. Vậy trong nghiên cứu của bạn có nên sử dụng C hay không? Bây giờ, vai trò của người nghiên cứu mới xuất hiện, bạn có thể chọn nó nếu bạn cảm thấy rằng, bối cảnh nghiên cứu của bạn là khác với nghiên cứu, hoặc thông qua khảo sát sơ bộ (hỏi bạn bè, người thân) bạn cho rằng nó có tác động, tức có nghĩa bạn phản đối với ý kiến đó. Hoặc bạn có thể support người nghiên cứu, không sử dụng nhân tố đó. Điều này là hoàn toàn bình thường, trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu chứng minh có sự khác biệt giữa những quốc gia, vùng miền khác nhau trong kết quả kiểm định mô hình. Đối với bất cứ việc làm gì trong nghiên cứu khoa học, bạn phải trả lời được: “VÌ SAO PHẢI LÀM NHƯ VẬY”. Bạn chọn cái nào cũng được, miễn sao bạn thuyết phục được người đọc điều đó là đúng đắn, và một nghiên cứu tốt bên cạnh kết quả còn phải được lý luận chặt chẽ và đặc biệt được người khác tin sử dụng lại trong các nghiên cứu sau. Đây cũng là một tiêu chí đánh giá rất phổ biến ở Mỹ, Anh trong quá trình mình tìm hiểu. Tóm lại, nhớ rằng, luôn lý luận chặt chẽ vì sao bạn làm như vậy, từ cái nhỏ nhất như tạo dựng khái niệm đến chọn mẫu, khảo sát, khảo sát ai, vì sao, phân tích như thế này, vì sao v.v