Mochi là gì? Các loại bánh mochi và cách bảo quản bánh mochi

Mochi là gì? Các loại bánh mochi và cách bảo quản bánh mochi

Mochi là gì

1. Mochi là gì?

Nhiều người Việt khi ăn bánh Mochi có cảm giác giống như ăn bánh bao chỉ, vì lớp vỏ bánh bên ngoài dẻo và ăn rất thú vị.

Mochi là một loại bánh giầy nhân ngọt và là một loại bánh truyền thống nổi tiếng ở Nhật. Loại bánh này không chỉ xuất hiện trong đời sống thường ngày của người Nhật mà còn mang ý nghĩa thiêng liêng vào những ngày lễ, ngày Tết tại Nhật. Nó xuất hiện cách đây từ rất lâu, giữa thế kỉ 18, tại kinh thành Edo.

Bánh mochi bánh truyền thống nổi tiếng ở Nhật

2. Bánh mochi truyền thống trông như thế nào?

Bánh mochi được nặng thành hình tròn, nằm nhỏ gọn trong lòng bàn tay người lớn và thường được làm bằng 3 lớp:

  • Lớp ngoài cùng: làm bằng gạo nếp được chọn lọc và làm rất kỹ, lớp vỏ bánh dẻo.
  • Lớp giữa: là lớp nhân đậu đỏ.
  • Lớp lõi bên trong: thường là kem lạnh.

Bánh mochi truyền thống trông như thế nào?

3. Những điều thú vị về bánh mochi Nhật Bản

Giã gạo bánh mochi công phu

Hầu hết mọi công đoạn làm ra những chiếc bánh mochi được đầu tư rất tỉ mỉ bởi bàn tay lành nghề của thợ làm bánh. Sau khi người ta hấp gạo với đường cát, họ sẽ tiến hành công đoạn giã hỗn hợp đó.

Giã gạo bánh mochi công phu

Người Nhật giã hỗn hợp gạo trong một cối gỗ lớn, công việc đòi hỏi sự phối hợp của cả 2 người. Một người sẽ làm nhiệm vụ nhấc và đảo đảo khối bột gạo trong cối, còn một người sẽ nhấc chày gỗ lên sao cho công việc giã gạo diễn ra một cách liên tục và nhanh nhất có thể.

giã gạo làm bánh mochi rất nghệ thuật

Công đoạn này tưởng chừng dễ nhưng lại rất khó, vì người đảo bột phải thực sự có kinh nghiệm về kĩ năng và tính toán thời gian sao cho phối hợp cùng với nhịp gõ chày của người kia.

Bánh Mochi hình vuông thay vì hình tròn

Bánh Mochi ngày nay được làm bằng hình tròn, nhỏ trong lòng bàn tay nhưng trước đó loại bánh này được làm bằng hình vuông và có kích thước khá lớn. Vì sao?

Có lẽ bắt nguồn từ những người nội trợ làm bánh mochi từ giai đoạn mới xuất hiện. Lúc đó, nhiều bà nội trợ thường rủ nhau làm bánh ở sân sinh hoạt chung (vì nhà bếp rất nhỏ), mỗi người lại góp ít nguyên liệu làm bánh và ra sức làm chung nên chiếc bánh mochi có hình vuông và khá to. Mỗi người chia một ít để ăn, và bánh mochi lúc bấy giờ biểu tượng cho tình làng xóm.

Bánh Mochi hình vuông thay vì hình tròn

Ngày nay, bánh mochi hình tròn mô phỏng trăng tròn, biểu tượng cho sự viên mãn và sự sung túc, thịnh vượng của người Nhật.

Ngày bánh Mochi 10/10

Nếu bạn để ý ngày 10/10 chính là ngày Hội thể thao toàn quốc, và ngày này cũng được gọi là ngày bánh Mochi.

Ngày bánh Mochi 10/10

Bởi vì bánh mochi làm từ gạo, mà gạo là thực phẩm cung cấp dưỡng chất để giúp cơ thể có được năng lượng trong một khoảng thời gian dài.

Đồng thời, đây cũng là loại bánh rất được các tuyển thủ điền kinh và những người Nhật hoạt động thể thao rất yêu thích.

Bánh Mochi có nhiều phiên bản và nhiều cách thưởng thức

Bánh Mochi không đơn giản chỉ làm một loại nhân mà có rất nhiều loại nhân khác nhau tùy theo nhu cầu người ăn và mỗi địa phương ở Nhật, thậm chí cách thưởng thức loại bánh này cũng độc đáo không thua kém gì các loại bánh khác:

Bánh Dango: người Nhật ăn vào ngày Trung Thu.

Bánh Dango cũng là loại bánh mochi nhật

Bánh Kashiwamochi: bánh giầy nhân bọc đậu đỏ và phủ lá sồi bên ngoài, người Nhật thường ăn vào ngày Tết Thiếu Nhi.

Bánh Kashiwamochi

Bánh Iwaimochi: nhân đậu đỏ, được ăn vào các ngày lễ, mừng thọ, nhập học,…

Bánh Iwaimochi

Bánh Nagamashi: vỏ bánh thường có 4 màu (vàng, hồng, trắng và xanh lá), trên mặt bánh có đóng dấu hình hoa anh đào, đặc sản của tỉnh Toyama (Nhật).

Bánh Zundamochi: bánh mochi ăn kèm với đậu nành nghiền nhuyễn có trộn với đường và một ít muối.

bánh Zundamochi

Nattomochi: bánh mochi nhân đậu nành lên men.

Nattomochi

Bánh Kusa mochi: có mùi cây ngải cứu và có màu xanh đặc trưng, nhân là mứt đậu đỏ.

Kusa mochi

Oshiruko: hơi giống chè trôi nước Việt Nam, và có kèm theo đậu Azukhi của Nhật.

Oshiruko

Chikara udon: đây là món mì udon nhưng lại có thêm bánh mochi.

Chikara udon

Zoni: món soup có rau củ và bánh mochi, thường được ăn vào ngày tết.

Zoni

Kinako mochi: bánh mochi được nướng trong lò, sau đó được rắc thêm đường và bột đậu nành nướng (gọi là Kinako).

Kinako mochi

Hanabira mochi: hay gọi là bánh mochi cánh hoa, bánh dẹp, lớp bánh bên ngoài trắng để lộ lớp bánh mocha màu đỏ bên trong và nhân là lớp mứt đậu đỏ Anko bên trong.

Hanabira mochi

Và còn rất nhiều loại bánh mochi được biến tấu với cách làm khác nhau và người Nhật đều có mỗi cái tên riêng đặt cho nó, thay vì gọi chung là bánh Mochi.

4. Bảo quản bánh mochi như thế nào?

Để bảo quản bánh mochi, bạn có thể áp dụng 2 cách như sau:

Cách 1: Để bánh mochi vào ngăn mát tủ lạnh hay ngăn đông đều được.

  • Nếu ngăn đông, thì thời gian sử dụng tầm khoảng 10 ngày.
  • Nếu ngăn mát, thì thời gian sử dụng khoảng 7 ngày.

Cách 2: Bạn có thể đặt bánh mochi ở nhiệt độ thường (bên ngoài), tốt nhất là nên sử dụng bánh từ 8 đến 10 tiếng.

Bảo quản bánh mochi như thế nào?

Như vậy, mochi là gì – giờ đây không còn là điều thắc mắc đối với bạn nữa. Đến với chuyên mục vào bếp của Điện máy XANH để khám phá nhiều điều hay về ẩm thực thêm nữa nhé!