Hiện nay, đi đôi với việc phát triển kinh tế thì vấn đề sức khỏe và an toàn lao động rất được các doanh nghiệp chú trọng, thể hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đối với người lao động. Bất kỳ một công việc, hoạt động, sản xuất nào dù là từ nhẹ hay nặng đều tiềm ẩn những rủi ro về an toàn lao động trong đó. Vậy nên, ngoài việc quan trắc môi trường lao động thì doanh nghiệp, cơ sở cần nhận diện mối nguy và đánh giá rủi ro cho chính công việc đó, để công việc diễn ra an toàn và hiệu quả.
Nhận diện mối nguy và đánh giá rủi ro là gì? Quy trình như thế nào?
Nhận diện mối nguy và đánh giá rủi ro nhằm đảm bảo mọi mối nguy an toàn và sức khỏe tại nơi làm việc đều được phát hiện và kiểm soát hợp lý. Giảm tối đa rủi ro xảy ra tai nạn, sự cố an toàn và bệnh nghề nghiệp. Phân loại và kiểm soát thông qua đánh giá rủi ro và các biện pháp phù hợp nhằm đưa các rủi ro về mức độ chấp nhận được. Quy trình nhận diện mối nguy và đánh giá rủi ro cũng là một trong những công cụ quan trọng giúp nâng cao điều kiện an toàn và sức khỏe nghề nghiệp cho người lao động tại nơi làm việc.
Nhận diện mối nguy là quá trình chủ động nhằm nhận ra sự tồn tại và tiềm ẩn của các mối nguy liên quan đến an toàn và sức khỏe nghề nghiệp. Xác định các đặc trưng của mối nguy (đặc điểm, tính chất, nguồn gốc phát sinh,…) để từ đó có thể kiểm soát thông qua các biện pháp phù hợp.
Đánh giá rủi ro: Quá trình định lượng hoặc định tính mức độ rủi ro có nguồn gốc từ mối nguy dưa trên các yếu tố như:
Khả năng hoặc tần suất xảy ra.
Mức độ nghiêm trọng của thiết hại khi xảy ra sự cố.
Số lượng người tiếp xúc với mối nguy và bị ảnh hưởng bởi sự cố.
Đối tượng cần tham gia khóa đào tạo nhận diện mối nguy và đánh giá rủi ro
🔅 Lãnh đạo doanh nghiệp, trưởng bộ phận;
🔅 Cá nhân quản lí phụ trách an toàn tại doanh nghiệp;
🔅 Bộ phận QC-QA;
🔅 Các cá nhân có nhu cầu tìm hiểu.
NHẬN DIỆN MỐI NGUY HIỂM
Mối nguy là các điều kiện và các yếu tố có ảnh hưởng đến sức khỏe của người lao động và những người xung quanh liên quan: tổn thương hay bệnh tật.
Các loại mối nguy:
Mối nguy vật lí: ồn, bức xạ, nhiệt độ, áp lực công việc, mật độ xe cộ qua lại, điện, độ sâu, các tính chất vật lí (sắc, nhọn, trơn, nhám)
Mối nguy hóa học: chất nổ, chất lỏng cháy, chất ăn mòn, chất oxy hóa vật liệu, chất độc, chất gây ung thư, khí độc.
Mối nguy sinh học: chất thải sinh học, virus, vi khuẩn, kí sinh trùng hay côn trùng, cây hay động vật có bệnh hay có độc.
Mối nguy thể chất: thiếu ánh sáng, thiếu kiểm soát về nhiệt độ và độ ẩm, mức độ công việc nặng nhọc, mối quan hệ xung quanh, sử dụng thuốc trong khi làm việc, thiếu sự quan tâm từ lãnh đạo, bạn bè; các yếu tố thể chất; trang bị bảo hộ không thích hợp.
Để ngăn ngừa các tai nạn rủi ro, phải nhận diện đúng, đủ và rõ các mối nguy hiểm. Các mối nguy luôn hiện hữu xung quanh khi làm việc. Nhận diện và đánh giá đúng mức sẽ mang lại môi trường làm việc chất lượng và an toàn.
Nhận diện mối nguy như thế nào?
Mối nguy hiểm xung quanh thường chia làm hai loại chính:
Mối nguy hiện hữu: chúng ta dễ dàng quan sát thấy được bằng mắt tại thời điểm nhận diện.
Mối nguy vô hình: là các hành vi mất an toàn hoặc môi trường mất an toàn. Môi trường mất an toàn tác động lên tất cả các vật thể, thiết bị xung quanh.
Để nhận diện được các mối nguy hiểm chúng ta cần tiến hành quan sát kĩ chúng, xem sét khả năng ảnh hưởng của chúng đến hoạt động của chúng ta và mọi người xung quanh. Quan sát tại thời điểm mối nguy đó hiện hữu. Tiến hành đặt ra các yêu cầu, các câu hỏi liên quan đến vật thể hay điều kiện mà chúng ta đã quan sát thấy.
ĐÁNH GIÁ RỦI RO
Rủi ro là sự kết hợp giữa khả năng xảy ra những mối nguy hiểm và mức độ nghiêm trọng của tổn thương cơ thế hay bệnh tật gây ra do mối nguy này.
Đánh giá rủi ro là quá trình tìm hiểu những rủi ro có khả năng sẽ xảy ra trong quá trình làm việc. Để từ đó định hướng và tìm ra những biện pháp hợp lí, kịp thời khắc phục những rủi ro đó. Từ đó mọi hoạt động trong công việc sẽ trở nên dễ dàng hơn, an toàn hơn và hạn chế đến việc gây tai nạn cho con người cũng như gây ô nhiễm môi trường, hoặc làm hư hỏng tài sản của doanh nghiệp.
Đánh giá rủi ro thực hiện khi nào?
Nên tiến hành đánh giá rủi ro trước khi bắt đầu công việc sản xuất, kinh doanh.
Tiến hành định kỳ trong quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh ít nhất 01 năm 1 lần. Đối với những trường hợp pháp luật chuyên ngành có quy định khác thì thực hiện theo quy định đó. Thời điểm đánh giá định kỳ do người sử dụng lao động quyết định.
Khi cơ sở, doanh nghiệp có sự thay đổi về nguyên vật liệu, công nghệ, tổ chức sản xuất, khi xảy ra tai nạn lao động, sự cố kỹ thuật gây mất an toàn vệ sinh lao động nghiêm trọng.
Người tham gia quá trình đánh giá rủi ro phải nắm được nguyên tắc và trình tự đánh giá. Người tham gia đánh giá phải có kinh nghiệm trong công việc mà mình sẽ tham gia đánh giá. Ít nhất nên có 3-5 thành viên tham gia đánh giá rủi ro để quá trình hoàn hảo hơn.
Quy trình và các bước thực hiện đánh giá rủi ro
✔️ Lựa chọn quá trình thực hiện mục tiêu đánh giá.
✔️ Xác định mối nguy hiểm, nhận diện mối nguy.Mối nguy hiểm là bất kì thứ gì có thể gây thương tích cho con người, làm hư hỏng tài sản và hủy hoạ môi trường đều là mấy nguy hại, thông thường là máy móc, vật dụng, đồ dùng, dụng cụ… đều là mối nguy hiểm.
✔️ Tính toán rủi ro (dự tính)
✔️ Đánh giá rủi ro
✔️ Tính toán biện pháp cải thiện.
Các biện pháp kiếm soát rủi ro
Có nhiều biện pháp nhưng tùy thuộc vào tình hình và điều kiện công việc cụ thể của môi trường làm việc và đặc thù công việc mà người đánh giả rủi ro sẽ đề ra những biện pháp phù hợp:
👉 Cách ly: hãy cách lu các mối nguy hiểm ra khỏi khu vực làm việc nhằm tránh tiếp xúc với chúng.
👉 Thay thế: hãy thay thế những mối nguy hiểm bằng những điều kiện, thiết bị an toàn.
👉 Chế tạo: hãy sửa đổi, cung cấp thêm các thiết bị hay biện pháp bảo vệ khi tiếp xúc với các môi nguy hiểm.
👉 Chính sách: cung cấp một số chính sách hay chế độ và thời gian làm việc thích hợp.
👉 Trang bị bảo hộ lao động cho từng nhân viên làm việc. trang bị bảo hộ lao động là điều cần thiết nhưng chúng không hoàn toàn bảo vệ được bạn.
Bảng đánh giá rủi ro phải ghi lại rõ ràng thời gian địa điểm thực hiện, ghi rõ những mối nguy hiểm hiện hữu hoặc tìm ẩn có thể tác động tới quá trình làm việc, mức độ như thế nào và ảnh hưởng đến những ai.
Qua bài viết hi vọng có thể giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về mức độ quan trọng của việc nhận diện mối nguy và đánh giá rủi ro. Nếu doanh nghiệp nào chưa có kinh nghiệm, có thể liên hệ với chúng tôi để được tư vấn:
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO VÀ CHỨNG NHẬN CRS VINA
📞 Hotline: 0903.980.538 ️🎊 0984.886.985
🌐 Website: https://daotaoantoan.org/
🇫 Facebook: https://www.facebook.com/daotaoantoancrsvina/
📧 Email: lananhcrsvina@gmail.com
🔱 Văn phòng tại TP.HCM: 331/70/92 Phan Huy ích, P.14, Q.Gò Vấp, TP.Hồ Chí Minh
🔱 Chi nhánh Bắc Ninh: Đường Âu Cơ, KĐT Hòa Long – Kinh Bắc, Phường Vạn An, Thành phố Bắc Ninh.
🔱 Chi nhánh Hà Nội: Số nhà 24 ngách 25, Ngõ 97, Phố Khương Trung, Phường Khương Trung, Quận Thanh Xuân, TP. Hà Nội.