Nhiều người không hiểu hết về các chỉ số xét nghiệm máu mặc dù đang cầm tờ kết quả trên tay. Lý do là vì gần như tất cả các chỉ số đều được viết tắt, trong đó bao gồm MPV? Vậy MPV là gì? Bao nhiêu là bình thường và tăng hoặc giảm là do những nguyên nhân nào?
03/04/2023 | Thuốc tăng tiểu cầu cho bệnh nhân bị giảm tiểu cầu trong máu30/03/2023 | Tìm hiểu chung về bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu27/03/2023 | Bệnh giảm tiểu cầu vô căn là do đâu? Điều trị như thế nào?31/01/2023 | Bệnh giảm tiểu cầu là gì? có nguy hiểm không?
1. MPV là gì?
Tiểu cầu là một trong ba thành phần chính của tế bào máu và đảm nhiệm chức năng cầm máu, hạn chế việc cơ thể bị đột ngột mất quá nhiều máu. Chẳng hạn, khi không may bị đứt tay hoặc bị thương do tai nạn, cơ thể sẽ bị chảy máu. Lúc này, nhờ có sự liên kết của những tế bào tiểu cầu mà vết thương bị bịt lại hoặc hình thành những cục máu đông(trong những trường hợp vết thương quá lớn), tình trạng chảy máu sẽ ngừng lại và cơ thể sẽ không bị mất quá nhiều máu.
Hình ảnh tế bào tiểu cầu
Về thắc mắc “MPV là gì”, các chuyên gia giải đáp đây chính là một chỉ số cho biết về thể tích trung bình của tiểu cầu. Chỉ số này được đánh giá là bình thường khi nằm trong khoảng 5,0 đến 15,0 fL. Đây chính là một trong những chỉ số quan trọng trong các danh mục xét nghiệm tổng quát và mang những ý nghĩa như sau:
+ Phát hiện sớm một số bệnh lý để nâng cao hiệu quả điều trị và phòng tránh tối đa những biến chứng nghiêm trọng, gây nguy hiểm đến sức khỏe của người bệnh.
+ Khi chỉ số này nằm trong giới hạn bình thường thì bạn có thể yên tâm hơn về tình trạng sức khỏe của mình, tuy nhiên, vẫn cần thực hiện kiểm tra định kỳ.
Tiểu cầu có vai trò quan trọng trong quá trình cầm máu khi bị đứt tay
Để kiểm tra chỉ số MPV của người bệnh, bác sĩ sẽ thực hiện những bước sau:
– Trước hết dùng cồn 70 khuẩn để sát khuẩn vị trí tĩnh mạch sẽ lấy máu.
– Sau đó, chọc kim vào vị trí này và thực hiện lấy khoảng 3ml máu và đưa vào ống nghiệm đạt tiêu chuẩn, đã có sẵn chất đông và sau đó đậy nút ống lại.
– Nên thực hiện xét nghiệm máu trong vòng 30 phút tính từ thời điểm lấy máu để đảm bảo có được kết quả chuẩn xác nhất.
2. Chỉ số MPV tăng hoặc giảm bất thường là vì sao?
MPV được đánh giá là bình thường khi nằm trong mức 5,0 đến 15,0 fL. Những kết quả cao hoặc thấp hơn chỉ số tiêu chuẩn đều là những dấu hiệu cho thấy bạn có thể đang gặp phải một số vấn đề về sức khỏe.
2.1. MPV cao hơn bình thường
Thể tích trung bình của tiểu cầu tăng là dấu hiệu lượng tiểu cầu đang tăng. Trung bình, tuổi thọ của tiểu cầu có thể kéo dài từ 5 đến 7 ngày. Tuy nhiên vì nhiều lý do bất thường mà tiểu cầu trong máu bị rút ngắn tuổi thọ và khi đó tủy xương phải nỗ lực làm việc để sản xuất thêm nhiều tiểu cầu mới để thay thế những tế bào tiểu cầu đang bị phá hủy. Khi số lượng tế bào tiểu cầu tăng thì chỉ số MPV cũng sẽ tăng.
MPV tăng có thể do bệnh tiểu đường
Theo các chuyên gia, chỉ số MPV tăng bất thường có thể do một số bệnh lý như suy giáp, bệnh tiểu đường, tình trạng tăng huyết áp, bệnh ung thư, các bệnh lý về tim mạch, đột quỵ, bệnh rung nhĩ, thiếu vitamin D,…
Bên cạnh đó, trong một số trường hợp, chỉ số MPV tăng cao có thể liên quan đến một số bệnh ung thư chẳng hạn như ung thư dạ dày, ung thư đại tràng, ung thư máu, ung thư phổi hay ung thư buồng trứng,… Tiểu cầu là một trong những yếu tố khiến cho khối u ung thư phát triển nhanh hơn. Tuy nhiên, nếu mới chỉ dựa vào biểu hiện tăng cao của chỉ số MPV thì không thể kết luận người bệnh bị ung thư. Để có được kết luận chính xác nhất, người bệnh cần được làm thêm một số xét nghiệm chuyên sâu khác hay các chẩn đoán hình ảnh cần thiết.
2.2. MPV giảm bất thường
Khi chỉ số này giảm hơn so với mức tiêu chuẩn cũng có thể là do số lượng tiểu cầu giảm, tủy xương đang không sản xuất đủ lượng tiểu cầu mới để thay thể những tế bào già cỗi đã bị chết đi.
Thông thường, MPV giảm có thể là dấu hiệu của bệnh viêm đại tràng, viêm loét dạ dày, viêm đường ruột hay Crohn hoặc cũng có thể do một số bệnh lý khác.
Tuy nhiên, để đưa ra những chẩn đoán cuối cùng, bác sĩ có thể kiểm tra thêm một số chỉ số quan trọng khác như độ phân bố của tiểu cầu, số lượng tiểu cầu hay tỷ lệ tiểu cầu có kích thước lớn,…
3. Những ai cần kiểm tra chỉ số MPV?
Trong các cuộc kiểm tra sức khỏe định kỳ, kiểm tra sức khỏe tổng quát, MPV là một trong những chỉ số cơ bản. Tốt nhất nên thực hiện kiểm tra khoảng 6 tháng/lần. Tuy nhiên, với những trường hợp dưới đây, bác sĩ có thể chỉ định thực hiện kiểm tra chỉ số MPV ngay cả khi chưa đến lịch khám sức khỏe định kỳ:
MEDLATEC có hệ thống máy móc hiện đại, đảm bảo kết quả chỉ số xét nghiệm chính xác
– Cơ thể xuất hiện những biểu hiện khác thường trên bề mặt da và ở 2 bên vú.
– Những trường hợp thường xuyên bị đau bụng hoặc vã mồ hôi vào ban đêm.
– Đi tiểu hoặc đại tiện gặp nhiều khó khăn.
– Da có biểu hiện dày lên và có những khối u trên bề mặt da hoặc ở dưới da.
– Các trường hợp đột nhiên bị giảm cân mà không phải do giảm ăn hoặc tập thể dục hay một số lý do khác.
– Người bệnh có biểu hiện khó nuốt và ho trong nhiều ngày kèm theo biểu hiện khàn tiếng.
– Bệnh nhân thường xuyên bị đau mỏi toàn thân hoặc có biểu hiện xuất huyết bất thường.
Hi vọng những thông tin trên đây đã giúp bạn hiểu rõ hơn MPV là gì và chỉ số này thay đổi là do những nguyên nhân nào. Các chuyên gia khuyên bạn nên chủ động xét nghiệm để kiểm tra tình trạng sức khỏe định kỳ hoặc khi có những dấu hiệu bất thường, để kịp thời áp dụng những biện pháp bảo vệ sức khỏe.
Hiện nay, Hệ thống Y tế MEDLATEC với nhiều chi nhánh trên toàn quốc chính là địa chỉ y tế uy tín giúp bạn kiểm tra và đánh giá các bệnh liên quan đến máu và tiểu cầu.
MEDLATEC luôn tự hào về đội ngũ bác sĩ giỏi chuyên môn và tận tâm với người bệnh. Bên cạnh đó, MEDLATEC còn đầu tư quy mô về cơ sở vật chất và trang thiết bị máy móc, đảm bảo kết quả xét nghiệm luôn chính xác. Trung tâm Xét nghiệm của MEDLATEC đạt tiêu chuẩn chất lượng Quốc tế ISO 15189:2012 và tiêu chuẩn CAP của Hoa Kỳ cũng là một ưu điểm vượt trội.
Để được đặt lịch xét nghiệm sớm, mời quý khách hàng liên hệ đến tổng đài 1900 56 56 56.