Mycoplasma là một nhóm vi khuẩn có kích thước nhỏ nhất được phát hiện, một số loài trong nhóm gây bệnh cho cả con người và động vật. Chúng có thể sống ký sinh hay hội sinh ở người, động vật và thực vật. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thêm cho bạn đọc về các thông tin của nhóm vi khuẩn này.
22/07/2011 | Các kháng sinh nhạy cảm với vi khuẩn Mycoplasma
1. Những đặc điểm sinh học của Mycoplasma
Nhóm vi khuẩn này thường được tìm thấy trong niêm mạc miệng, họng và đường sinh dục ở cả nam và nữ. Khi số lượng vi khuẩn tăng lên do một nguyên nhân nào đó sẽ gây ra tình trạng nhiễm khuẩn.
– Hình thể của nhóm vi khuẩn: là những vi khuẩn không có vách tế bào, kích thước rất nhỏ chỉ khoảng 0.15 – 0.3 µm, có nhiều hình thể khác nhau như hình thoi, hình nhẫn, hình cầu, hình xoắn,… Chỉ quan sát được vi khuẩn trên kính hiển vi nền đen hay kính hiển vi điện tử mà không quan sát được trên kính hiển vi thông thường như các loài vi khuẩn khác.
Hình 1: Hình ảnh cấu trúc của vi khuẩn
– Tính chất nuôi cấy của vi khuẩn: vi khuẩn phát triển tốt trong tế bào, hiếu khí hoặc kỵ khí tuyệt đối (có hoặc không có oxy để phát triển), nhiệt độ thích hợp với vi khuẩn là 35 – 37 độ C. Khó có thể quan sát được vi khuẩn trên môi trường lỏng do vi khuẩn mọc tạo canh khuẩn trong suốt.
– Cấu trúc của vi khuẩn: không có vách tế bào nhưng có một vỏ mỏng như màng nguyên tương của vi khuẩn. Có cả ADN và ARN với tỷ lệ ARN/AND < 1.
– Vi khuẩn có sức đề kháng tương đối tốt, sống bền vững ở nhiệt độ thấp cả khi bị đông băng và tan băng. Nhạy cảm với pH acid hoặc kiềm.
2. Vi khuẩn Mycoplasma gây nên những bệnh gì?
Do cư trú ở nhiều vị trí trên cơ thể nên vi khuẩn cũng gây ra các bệnh khác nhau. Một số bệnh do vi khuẩn gây ra như:
2.1. Viêm phổi do Mycoplasma
Là một bệnh nhiễm trùng phổ biến do loài Mycoplasma pneumoniae gây ra, triệu chứng của bệnh thường không điển hình như viêm phổi do vi khuẩn thông thường và do vi khuẩn thuộc nhóm vi khuẩn không điển hình nên được gọi là bệnh viêm phổi không điển hình. Mọi lứa tuổi đều có khả năng bị bệnh nhưng tỷ lệ trẻ em bị bệnh là cao hơn.
Triệu chứng của bệnh là:
+ Người bệnh cảm thấy đau đầu, sổ mũi, người mệt mỏi, viêm họng kèm sốt nhẹ,… những triệu chứng dễ gây nhầm lẫn với bệnh cúm thông thường.
+ Sau đó, người bệnh thấy sốt cao hơn thường trên 39 độ C, đau đầu và ho nhiều hơn, ho có đờm hoặc ho khan. Với trẻ em, triệu chứng chính là ho và sốt nhưng thường dưới 39 độ C, ho sau đó chuyển sang có đờm, trẻ thường kèm theo quấy khóc, tiêu chảy,…
Bệnh thường lây qua đường hô hấp, khi bạn hít phải những hạt khí dung trong không khí do người mắc bệnh ho bắn ra. Bệnh thường lây truyền nhanh chóng giữa những người tiếp xúc gần với nhau.
Hình 2: Vi khuẩn gây nên bệnh viêm phổi ở người
2.2. Gây bệnh ở đường sinh dục
Nhóm vi khuẩn này ký sinh ở cơ quan sinh dục của cả nam và nữ do đó gây ra các bệnh đường sinh dục ở cả 2 giới.
Mycoplasma urealyticum và Mycoplasma genitalium gây viêm niệu đạo áp xe tuyến Bartholin, viêm vòi trứng. Một số biểu hiện của bệnh là:
+ Ở nam giới: có triệu chứng tiểu rắt, tiểu buốt, đi tiểu có mủ,… đau niệu đạo khi đi tiểu.
+ Ở nữ giới: thấy ra nhiều khí hư, đau khi quan hệ tình dục, tiểu rắt, tiểu buốt,…
Mycoplasma hominis gây viêm khung chậu ở phụ nữ có thai, có thể gây sảy thai. Trẻ sinh ra có thể bị viêm phổi, nhiễm trùng máu, viêm màng não,… do mẹ bị nhiễm trùng sinh dục bởi loài vi khuẩn này.
3. Những phương pháp chẩn đoán bệnh do vi khuẩn gây ra
Xét nghiệm là phương pháp hay dùng nhất để chẩn đoán các bệnh do vi khuẩn này gây ra.
– Bệnh phẩm dùng để xét nghiệm là dùng tăm bông để lấy dịch họng, đờm, mủ, dịch rửa phế quản, chất bài tiết của phổi hoặc dịch đường tiết niệu sinh dục. .
– Nuôi cấy vi khuẩn: vi khuẩn được nuôi cấy trên các môi trường nuôi cấy đặc biệt giàu dinh dưỡng, nhiệt độ nuôi cấy là 35 – 37 độ C và có thêm khí trường 10% CO2 trong thời gian 24 – 48 giờ. Một số vi khuẩn có thời gian nuôi cấy lâu hơn do vi khuẩn phát triển chậm khoảng 2 – 3 tuần.
Hình 3: Phương pháp nuôi cấy xác định vi khuẩn
– Chẩn đoán huyết thanh: phát hiện sự có mặt kháng thể IgG và IgM trong huyết thanh bằng phương pháp ELISA rất có giá trị trong chẩn đoán bệnh. Phương pháp này hiện nay được áp dụng rộng rãi và được bác sĩ sử dụng hiệu quả.
– Phương pháp xác định chủng Mycoplasma gây viêm sinh dục bằng PCR: là phương pháp có độ nhạy và độ đặc hiệu cao, được sử dụng hàng đầu hiện nay ở các cơ sở y tế chuyên sâu để chẩn đoán các bệnh lý về viêm nhiễm đường sinh dục.
4. Cần làm gì để phòng ngừa bệnh hiệu quả?
Hiện nay chưa có vắc-xin phòng bệnh do đó để ngăn ngừa bệnh bạn nên chú ý một số biện pháp sau:
-
Tăng cường sức đề kháng, miễn dịch cho cơ thể bằng cách: thường xuyên tập luyện thể dục thể thao, có lối sống sinh hoạt khoa học hợp lý.
-
Uống đủ nước mỗi ngày, ăn nhiều rau xanh trái cây.
-
Hạn chế rượu bia, thuốc lá, tránh hít khói bụi hay những nơi không khí ô nhiễm,… vì những tác nhân đó có thể gây ho kéo dài hơn khi bị viêm phổi.
-
Giữ môi trường sống trong lành, sạch sẽ, trồng thêm nhiều cây xanh.
-
Hạn chế tiếp xúc với những người mắc bệnh.
-
Kiểm tra sức khỏe định kỳ.
Bệnh do vi khuẩn Mycoplasma nếu không được phát hiện và điều trị đúng cách sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm cho người bệnh và có thể lây lan rộng ra cộng đồng. Vì vậy nên đi khám bệnh ngay khi có những triệu chứng bất thường tại các cơ sở y tế uy tín.
Hình 4: Phòng xét nghiệm tại Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC
Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC với kinh nghiệm khám chữa bệnh trên 24 năm, thực hiện hơn 500 loại xét nghiệm mỗi ngày trên hệ thống máy móc hiện đại bậc nhất, kết quả được kiểm soát bởi đội ngũ bác sĩ có chuyên môn cao giàu kinh nghiệm.
Đến khám bệnh tại Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC bạn sẽ được hướng dẫn tận tình và còn được hưởng nhiều chế độ bởi Bệnh viện có tiếp nhận bảo lãnh viện phí cho các khách hàng có thẻ bảo hiểm của 33 công ty bảo hiểm như: Bảo hiểm nhân thọ Prudential, Bảo hiểm quân đội MIC, Bảo hiểm nhân thọ Manulife,… Gọi điện thoại đến tổng đài 1900565656 để được giải đáp chi tiết mọi thắc mắc.