Một số mẫu laptop đang kinh doanh tại Thế Giới Di Động:
Nhu cầu lưu trữ và chia sẻ dữ liệu ngày càng được được nhiều người quan tâm hơn. Thay vì sử dụng các phương thức lưu trữ dữ liệu bằng cách truyền thống như ổ cứng, USB, thẻ nhớ, hay cloud thì NAS lại là giải pháp khác được nhiều người sử dụng. Để biết rõ hơn về những ưu điểm của NAS cũng như đây là gì hãy theo dõi bài viết sau đây.
1. Ổ cứng mạng NAS là gì?
Ổ cứng NAS là viết tắt của cụm từ Network Attached Storage hay được hiểu đơn giản là ổ cứng mạng. NAS là thiết bị lưu trữ toàn bộ File để chúng ta truy cập một cách dễ dàng từ mọi thiết bị như Smartphone, Laptop, PC ở bất cứ nơi nào.
NAS là gì?
Về cấu tạo, NAS có kiến trúc tương tự như một máy tính với bộ vi xử lý CPU và thường có sẵn hệ điều hành có thể là một phiên bản rút gọn dựa trên Linux có khả năng kết nối qua mạng có dây hoặc không dây Wi-Fi.
Thông thường, thiết bị NAS được sử dụng với mục đích lưu trữ cá nhân hoặc doanh nghiệp nhỏ. Mặt khác, khi muốn sử dụng theo mục đích lưu trữ cho những doanh nghiệp lớn, NAS có thể là một lựa chọn cơ bản sau SAN. Ở mức độ sử dụng cho doanh nghiệp, NAS được sử dụng như một máy chủ web hỗ trợ web server, PHP hay MySQL.
2. Tính năng
Có thể thấy, NAS cung cấp cho người dùng nhiều tính năng nổi bật. Các tính năng này có thể kể đến bao gồm:
NAS cung cấp cho người dùng nhiều tính năng nổi bật
– Tập trung dữ liệu: NAS cho phép người dùng truy cập file từ bất kỳ thiết bị nào bao gồm MacBook, PC hoặc thiết bị di động.
– Chia sẻ file: File và folder được liên kết đơn giản. Đồng thời, mọi thứ còn được đồng bộ với Cloud Station.
– Đồng bộ với các thiết bị: Việc sử dụng Cloud Station có thể đảm bảo rằng các thiết bị của bạn luôn được đồng bộ. Tính năng này giúp người dùng dễ dàng phối hợp với các quyền và khôi phục lại phiên bản hỗ trợ.
– Video Streaming: Phân luồng phim ảnh trong gia đình bạn mà đang sử dụng thiết bị hỗ trợ DLNA/DMA hoặc thiết bị di động.
– Chia sẻ hình ảnh: Cho phép lưu trữ hình ảnh khi nhận bằng DS photo+ hoặc những ứng dụng của Synology.
– Itune Streaming: NAS Synology phục vụ tương tự như một thư viện Itunes để phân luồng các video và hình ảnh lưu trữ trên DiskStation để đưa đến người sử dụng trong cùng mạng nội bộ.
– Truy cập từ xa: Bạn có thể dễ dàng truy cập ở bất cứ đâu nhờ Quickconnect mà không cần cơ chế chuyển tiếp cổng (port fowarding).
– Ứng dụng di động: Dùng thiết bị di động sử dụng các hệ điều hành như IOS, Android và Windows để thưởng thức dữ liệu với các ứng dụng của Synology.
– Đồng bộ đám mây: NAS giúp đồng bộ DiskStation của bạn với dịch vụ đám mây công cộng.
3. Lợi ích
Thay vì sử dụng các hình thức lưu trữ và chia sẻ file như truyền thống thì sử dụng NAS chính là giải pháp thay thế tuyệt vời. Một số ưu điểm của NAS mang đến cho người sử dụng như:
NAS có nhiều lợi ích
– Là dữ liệu được quản lý tập trung, có thể truy cập mọi lúc, mọi nơi mà không giới hạn về dung lượng cũng như số lượng thiết bị truy cập trong cùng thời điểm.
– Trong doanh nghiệp, NAS giúp tiết kiệm chi phí cho những hệ thống server lưu trữ đắt đỏ, đòi hỏi phải quản lý, bảo trì phức tạp với chi phí cao. Ngược lại, NAS nâng cấp, quản trị dễ dàng, các bước sử dụng đơn giản và không yêu cầu những kỹ năng cao cấp.
4. Các lưu ý khi mua ổ cứng NAS
Để có thể chọn một loại ổ cứng NAS phủ hợp, cần lưu ý một số vấn đề sau đây:
Các lưu ý khi mua ổ cứng NAS
– Dung lượng lưu trữ: NAS hỗ trợ 2 đến 4 ổ cứng gắn trong với dung lượng tối đa mỗi ổ cứng 3.5inch là 14TB thì NAS 2 ổ cho dung lượng tối đa có thể lên tới 28TB phục vụ nhu cầu lưu trữ dung lượng phong phú. Để phù hợp với nhu cầu khác nhau của mỗi người và tối ưu năng lực thiết bị, bạn cần tham khảo và lựa chọn những ổ cứng đã được kiểm tra bởi nhà sản xuất.
– Phương thức kết nối: NAS có thể hỗ trợ giao diện Gigabit Ethernet 10Gb/s hoặc thậm chí cao hơn. Một số thiết bị NAS hỗ trợ chức năng Port Trunking trên 2 cổng Ethernet giúp thiết bị kết nối khi một trong 2 cổng gặp sự cố hoặc DHCP tự động nhận địa chỉ từ mạng cho phép quản lý thiết bị từ xa qua mạng LAN.
– Bộ vi xử lý: NAS có bộ vi xử lý tương tự như máy tính thông thường nên có thể dùng bộ xử lý RAM hay chip Intel. Tuy nhiên chỉ với ứng dụng lưu trữ và chia sẽ, streaming, NAS chỉ cần sử dụng các bộ vi xử lý Intel Celeron là có thể đáp ứng được yêu cầu.
– Hệ điều hành: Hầu hết NAS đều hỗ trợ hệ điều hành Windows, MacOS và Linux. Tuy nhiên, nếu sử dụng hệ điều hành khác Windows nên tìm hiểu kĩ trước khi quyết định mua.
– Các tính năng nâng cao: NAS hỗ trợ RAID đảm bảo an toàn dữ liệu. Điều này hỗ trợ giúp phục hồi hoặc sao lưu dữ liệu trong trường hợp gặp sự cố.
– Độ ồn: Tiếng ồn có thể ảnh hưởng đến hiệu suất làm việc của bạn, vì thế nên tìm hiểu thông số độ ồn của thiết bị NAS trước khi quyết định chọn mua sản phẩm.
– Tiêu hao điện năng: Không phải là một vấn đề quá lớn vì hầu hết các loại NAS trên thị trường hiện nay có mức độ tiêu thụ điện khá thấp. Đối với các sản phẩm NAS cho doanh nghiệp, bạn có thể quản lý được dòng điện của CPU.
– Phần mềm: Hệ điều hành mặc định theo kèm giúp chúng ta có thể lưu trữ, chia sẻ, streaming dễ dàng hơn. Một số nhà sản xuất NAS hiện nay sẽ tích hợp các tính năng vào sản phẩm như web server, FTP, BitTorrent, …
– Bảo mật: Là vấn đề quan trọng đối với dữ liệu nên hãy cân nhắc chọn lựa bộ NAS có tính năng bảo mật, mã hóa dữ liệu, quét virus hay Firewall (là một hệ thống bảo mật mạng giám sát và kiểm soát lưu lượng mạng đến và đi dựa trên các quy tắc bảo mật được xác định trước) cao.
5. Một số hãng sản xuất ổ cứng NAS nổi tiếng
Trên thị trường hiện nay, có nhiều hãng sản xuất ổ cứng NAS nổi tiếng. Một số sản phẩm có thể nhắc đến như:
5.1. ASUSTOR AS1002T 2-Bay Personal Cloud
ASUSTOR AS1002T 2-Bay Personal Cloud
ASUSTOR AS1002T 2-Bay Personal Cloud được xem là một trong những thiết bị NAS tốt nhất hiện nay có giá dưới 200$ (tương đương khoảng 4.630.000 VNĐ), dù không cung cấp đủ bộ nhớ để truyền nội dung đa phương tiện lớn nhưng đáp ưng tốt nhu cầu lưu trữ vừa và nhỏ. Ổ cứng này được trang bị bộ vi xử lý lõi kép 1GHz, RAM 512GB, 2 khoang chứa ổ 4TB và tương thích hầu hết các nền tảng hệ điều hành PC, Apple và Android.
Trong khi RAID 0 không cung cấp bảo vệ dự phòng và chậm hơn RAID 1, nhưng RAID 1 chỉ cung cấp một nửa không gian lưu trữ. Vì vậy, tùy theo mục đích khác nhau của mỗi người mà có thể chọn sản phẩm phù hợp.
5.2. WD 4TB My Cloud Personal Network Attached Storage
WD 4TB My Cloud Personal Network Attached Storage
Western Digital My Cloud Personal Network Attached Storage là sự lựa chọn tốt nếu bạn không muốn sở hữu một NAS không ổ đĩa và làm việc trong một công ty không có nhiều máy tính chia sẻ cùng một NAS.
Sản phẩm này có các các model như 4TB, 2TB, 3TB, 6TB và 8TB. Tùy theo nhu cầu của mỗi người có thể chọn bộ nhớ đơn hoặc kép khác nhau. Cả hai tùy chọn này đều có kết nối Gigabit Ethernet và cổng USB 3.0. Đồng thời, My Cloud có khả năng tự đồng bộ thiết bị vào bộ nhớ đám mây cá nhân.
5.3. WD 4TB My Cloud EX2 Ultra Network Attached Storage
WD 4TB My Cloud EX2 Ultra Network Attached Storage
Đặc điểm nổi bật ở Western Digital là có thể lựa chọn giữa các thiết bị NAS không ổ đĩa hoặc mua những model đã có ổ chuyên dụng. WD My Cloud EX2 Ultra có nhiều tùy chọn cho phép người dùng tùy chỉnh thiết bị NAS khi tự thiết lập.
EX2 được trang bị bộ vi xử lý lõi kép 1,3GHz và bộ nhớ 1GB giúp nâng cấp dung lượng lưu trữ từ 4GB lên 16TB. Vì điều này nên trên My Cloud có thể dễ dàng được kiểm soát bằng phần mềm và ứng dụng My Cloud.Thậm chí, My Cloud EX2 Ultra Network Attached Storage còn đi kèm với phần mềm giám sát hỗ trợ theo camera an ninh và các phần mềm bảo vệ khác nên đảm bảo an toàn và bảo mật.
5.4. Synology 2 bay NAS DiskStation DS218+
Synology 2 bay NAS DiskStation DS218+
Synology 2 bay NAS DiskStation DS218+ là một thiết bị lưu trữ NAS tuy nhỏ bé nhưng có hiệu suất hơn 113 MB/s khi đọc và 112 MB/s khi ghi. Đặc biệt, thiết bị này có ổ cứng 20TB, RAM 2GB và CPU Intel Celeron J3355 Dual-core 2.0 GHz.
Ngoài ra, bộ nhớ 2GB có thể mở rộng lên đến 6GB giúp bạn lưu trữ tài liệu và nội dung media hoàn hảo. Thiết bị lưu trữ NAS Synology 2 có kích thước 9,14 x 4,25 x 6,5 inch phù hợp với bất kỳ không gian. Đồng thời, ba cổng USB 3.0 và bộ xử lý lõi kép với công cụ chuyển mã và tăng tốc mã hóa AES-NI là điểm cộng thu hút người dùng.
5.5. QNAP TS-251 2-Bay Personal Cloud
QNAP TS-251 2-Bay Personal Cloud
Nhìn chung, QNAP TS-251 không có nhiều khác biệt so với các thiết bị NAS mới hiện nay, cấu tạo chỉ có hai khoang, giới hạn khả năng mở rộng cho hai ổ đĩa riêng lẻ. Tuy nhiên, TS-251 đã cải thiện đáng kể khả năng so với các model trước giúp người dùng làm được nhiều việc hơn.
Bên cạnh đó, do sử dụng Intel Celeron là bộ xử lý máy tính cấp thấp, nhưng QNAP TS-251 2-Bay Personal Cloud vẫn cung cấp đủ sức mạnh. Cùng với CPU lõi kép chạy ở tốc độ 2,41GHz làm tăng khả năng truyền dữ liệu và truy cập file. TS-251 đi kèm với 1GB RAM và có thể nâng cấp lên đến 8GB bộ nhớ.
Hy vọng những thông tin về ổ cứng mạng NAS trong bài viết vừa chia sẻ giúp bạn có cái nhìn cụ thể hơn trong việc chọn sản phẩm phù hợp.