NCL là gì? Các đặc điểm liên quan đến đơn vị NCL

NCL là gì? Các đặc điểm liên quan đến đơn vị NCL

Ncl là gì

NCL là gì?

Bạn đang thắc mắc NCL là gì? Đây là viết tắt của cụm từ ngoài công lập hay còn có thể gọi với cái tên đầy đủ hơn là đơn vị sự nghiệp ngoài công lập. Đơn vị sự nghiệp ngoài công lập có tên tiếng Anh là “Non-public non-public business units”. Đó là các tổ chức sự nghiệp hoặc các cơ sở được thành lập nằm ngoài nhà nước, có nghĩa là không do sự điều hành, chỉ đạo, quản lý và thành lập của nhà nước.

NCL có tư cách pháp nhân, có hạch toán độc lập, con dấu và tài khoản riêng biệt (căn cứ theo điều 74, Luật Dân sự năm 2015), được thành lập và cơ cấu trên sự liên doanh giữa các đơn vị doanh nghiệp, công ty trong nước hoặc hợp tác với các cá nhân tổ chức hay doanh nghiệp nước ngoài. Hình thành và hoạt động dựa trên các mô hình doanh nghiệp, các tổ chức kinh doanh tư nhân.

NCL là gì?

Các đơn vị sự nghiệp ngoài công lập có thể thuộc sở hữu của các tổ chức xã hội, tổ chức nghề nghiệp xã hội, tổ chức kinh tế tư nhân, các cá nhân,… Ví dụ: trường học tư nhân, bệnh viện tư nhân, tổ chức nghiên cứu khoa học tư nhân, bảo tàng tư nhân,… các cơ quan này hoạt động dựa trên mô hình doanh nghiệp và việc tuyển dụng nhân sự, quản lý, sử dụng lao động đều phải tuân thủ theo các quy định của Bộ luật Lao động đưa ra.

Các đặc điểm liên quan đến NCL

Sau khi tìm hiểu NCL là gì chúng ta cùng đi đến đặc điểm của nền giáo dục ngoài công lập để có cái nhìn chi tiết về loại hình đơn vị này:

  • Là loại hình cơ sở do tổ chức đứng ra thành lập và được đầu tư bằng số vốn ngoài ngân sách nhà nước (có thể là vốn của tập thể, tổ chức hoặc cá nhân,…) và quản lý điều hành mọi hoạt động dựa trên các quy định của pháp luật.
  • Khi tuyển dụng, quản lý nguồn lao động của đơn vị sự nghiệp ngoài công lập phải tuân thủ theo quy định có trong Bộ Luật lao động
  • Các cơ sở ngoài công lập được thành lập phải dựa trên các quy định của pháp luật, có tư cách pháp nhân, có hạch toán độc lập và phải có con dấu riêng, tài khoản riêng biệt được mở tại Kho bạc nhà nước hay ngân hàng thương mại
  • Các cơ sở ngoài công lập được tạo nên không theo quy hoạch, sự sắp đặt của Nhà nước. Tuy nhiên, tổ chức vẫn hướng đến mục đích phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo, văn hóa, y tế, khoa học – công nghệ, thể dục thể thao, môi trường, cơ sở hạ tầng xã hội, các lĩnh vực liên quan đến dân số, gia đình, bảo vệ quyền trẻ em.
ncl-la-gi-2-1659950526.jpg
Các cơ sở ngoài công lập ra đời không theo quy hoạch của Nhà nước

Quy định đối với các đơn vị sự nghiệp ngoài công lập

Căn cứ theo quy định tại Mục I của Thông tư 91/2006/TT-BTC, các cơ sở ngoài công lập sau đây hoạt động trong các lĩnh vực giáo dục đào tạo, y tế, văn hóa thông tin, khoa học công nghệ, thể dục thể thao, môi trường, xã hội, dân số, gia đình, bảo vệ và chăm sóc trẻ em được cấp giấy phép hoạt động từ các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, bao gồm:

  • Theo quy định tại Nghị định số 53 của Chính phủ, các cơ sở ngoài công lập được thành lập và hoạt động bao gồm cơ sở tư nhân và cơ sở dân lập (hoặc với giáo dục-đào tạo phải là cơ sở tư thục), phải có hoạt động trong các lĩnh vực như giáo dục và đào tạo, văn hóa, thể thao, y tế, khoa học và công nghệ, tài nguyên môi trường (các hoạt động môi trường như cấp, thoát nước, vệ sinh môi trường và một số hoạt động khác), các cơ sở hạ tầng xã hội (như cơ sở phúc lợi chăm sóc cho người già cô đơn, người tàn tật hoặc hoặc các trung tâm cai nghiện ma túy), cơ sở kế hoạch dân dân số, gia đình và trẻ em.
  • Các cơ sở ngoài công lập được thành lập và duy trì hoạt động theo Nghị định số 73/1999/NĐ-CP ngày 19/8/1999 của Chính phủ.
  • Còn lại là các tổ chức, cá nhân thành lập doanh nghiệp không thuộc phạm vi điều chỉnh của Thông tư 91/2006/TT-BTC.
Tìm hiểu về quy định các đơn vị sự nghiệp ngoài công lập

Các nguyên tắc hoạt động của đơn vị sự nghiệp ngoài công lập

Căn cứ Mục III Thông tư 91/2006/TT-BTC, trong đó quy định đơn vị sự nghiệp hoạt động dựa trên các nguyên tắc sau:

  • Cơ sở ngoài công lập hoạt động dựa trên nguyên tắc tự đảm bảo kinh phí.
  • Nhà nước, xã hội xem trọng và đối xử một cách bình đẳng trong các hoạt động cũng như đối với mọi sản phẩm và dịch vụ thuộc sở hữu của cơ sở ngoài công lập giống như cơ sở công lập. Các cơ sở ngoài công lập được quyền tham gia các dịch vụ công do nhà nước trực tiếp tài trợ, đặt hàng; tham gia đấu thầu các hợp đồng, dự án có sử dụng nguồn vốn trong và ngoài nước phù hợp với chức năng nhiệm vụ hoạt động theo quy định của pháp luật.
  • Cơ sở ngoài công lập được liên doanh, liên kết với các tổ chức trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật, nhằm huy động vốn, nhân lực và công nghệ, nâng cao chất lượng dịch vụ.
  • Tài sản của cơ sở ngoài công lập phải bao gồm tài sản của các cá nhân, tập thể tham gia góp vốn khi thành lập đơn vị và phần tài sản đó được hình thành trong quá trình hoạt động.
  • Trường hợp cơ sở ngoài công lập ngừng hoạt động, giải thể thì áp dụng theo các trình tự, thủ tục phá sản được quy định trong Luật phá sản.

Trách nhiệm của đơn vị sự nghiệp ngoài công lập được quy định cụ thể trong Mục XII của Thông tư 91/2006/TT-BTC

ncl-la-gi-4-1659950526.jpg
Các nguyên tắc hoạt động của đơn vị sự nghiệp NCL là gì?

Mặt trái của NCL là gì?

Để biết được mặt trái của NCL là gì, chúng ta có thể thấy sự tự do đối với các đơn vị sự nghiệp NCL có thể dẫn đến hệ quả lạm dụng yếu tố này để qua mặt, làm trái với các quy định của pháp luật.

Cụ thể có nhiều trường hợp các cơ sở như bệnh viện, thẩm mỹ viện tư nhân không có đầy đủ giấy phép đăng ký kinh doanh và chứng chỉ đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng chuyên môn dẫn đến rất nhiều những hậu quả đáng tiếc đã xảy ra, thậm chí đe dọa đến tính mạng của những người sử dụng dịch vụ ở những cơ sở kém chất lượng đó.

Sự hỗ trợ và các mối liên hệ giữa các đơn vị NCL sẽ hạn chế hơn so với các đơn vị công lập. Chính vì lẽ đó, để duy trì và có thể phát triển được thì cần phải có sự nỗ lực của chính đơn vị đó.

Đơn vị NCL sẽ không có sự ổn định trong các khoản trợ cấp ngân sách và mức độ rủi ro cao nếu tình hình thị trường kinh tế – xã hội có sự biến đổi.

Bất cập tại các cơ sở ngoài công lập là chất lượng có thể không đảm bảo như đơn vị công lập

Tổng kết

Qua bài viết này, chúng ta đã có cái nhìn khái quát NCL là gì để từ đó có cái nhìn đa diện hơn về các vấn đề liên quan đến các đơn vị, tổ chức xã hội. Hãy theo dõi để cập nhật các thông tin mới nhất từ chúng tôi nhé!