Nội dung
- Nguồn gốc của Giao thức NEAR
- Giao thức NEAR hoạt động như thế nào?
- Đồng coin NEAR Protocol được sử dụng để làm gì?
- Câu hỏi thường gặp
Là một blockchain layer 1 (lớp 1), Giao thức NEAR (NEAR Protocol), đã và đang thu hút sự quan tâm từ các nhà đầu tư kể từ khi đồng coin này chính thức ra mắt vào cuối năm 2020. Được thiết kế như một nền tảng đám mây do cộng đồng điều hành, giao thức này đã phát triển một số giải pháp công nghệ để giải quyết các vấn đề mà các blockchain khác có xu hướng gặp phải, bao gồm sự chậm chạp và khả năng tương tác kém .
Các nhà thiết kế của đồng coin này tuyên bố nó là một nền tảng thân thiện với người dùng với tên tài khoản có thể đọc được và mục tiêu của NEAR là khiến tiền điện tử được chấp nhận rộng rãi. Như đã nêu trên trang web của mình, sứ mệnh của dự án là tạo ra một hệ sinh thái “đủ an toàn để quản lý các tài sản có giá trị cao như tiền hoặc danh tính và hoạt động đủ hiệu quả để làm cho chúng hữu ích đối với người dùng bình thườngi”.
Trước khi đi sâu vào phân tích đồng coin này, chúng ta hãy xem xét nguồn gốc của nó.
Nguồn gốc của Giao thức NEAR
Giao thức NEAR (NEAR Protocol) được tạo nên bởi Illia Polosukhin và Alexander Skidanov vào năm 2017 tại San Francisco, California. Skidanov học ngành khoa học máy tính tại Đại học Kỹ thuật Nhà nước Ishevsk ở Udmurtia, miền trung nước Nga (phần lãnh thổ thuộc châu Âu). Anh tiếp tục làm nhà phát triển phần mềm tại Microsoft trước khi làm việc cho MemSQL hơn 5 năm tại Mỹ.
Polosukhin học toán ứng dụng và khoa học máy tính tại Học viện Bách khoa Kharkiv ở Ukraine. Sau đó, anh làm việc cho Salford Systems với tư cách kỹ sư phần mềm trước khi được Google tuyển dụng làm giám đốc kỹ thuật.
Vào tháng 05 năm 2020, giao thức này đã huy động được 21,6 triệu USD, đủ cung cấp vốn để hỗ trợ giai đoạn đầu tiên của việc triển khai MainNet. Andreessen Horowitz, một nhà đầu tư công nghệ nổi tiếng là người dẫn đầu vòng gọi vốn.
Vào tháng 10 năm 2021, tiền điện tử NEAR Protocol đã công bố các khoản tài trợ lên tới gần 800 triệu USD để hỗ trợ sự phát triển của hệ sinh thái hơn nữa. Dự án được ươm tạo bởi Y-Combinator này đã nhận được tài trợ từ những nhà đầu tư lớn trong lĩnh vực blockchain như Coinbase Ventures và Pantera.
Chính xác thì Giao thức NEAR (NEAR) làm gì? Dự án có phải là duy nhất không? Cùng xem thêm…
Giao thức NEAR hoạt động như thế nào?
Một tính năng quan trọng của giao thức là tốc độ mà xác minh giao dịch và tạo thêm khối mới đưa vào hệ thống.
Sử dụng một khái niệm được gọi là Doomslug, các khối có thể được thêm vào sổ cái chỉ sau một vòng xác nhận. So với Ethereum, người dùng cần đợi khoảng 35 lần xác nhận trước khi một khối được xác nhận hoàn toàn và thêm vào blockchain, thì theo tài liệu của công ty, Doomslug tăng tốc quá trình một cách đáng kể, cho phép xử lý nhiều giao dịch hơn trên mỗi giây (tps).
NEAR cũng sử dụng một loại công nghệ phân mảnh (sharding) gọi là Nightshade. Sharding hoạt động bằng cách phá vỡ blockchain thành các phân đoạn nhỏ hơn. Điều này có nghĩa là mỗi phân đoạn chịu trách nhiệm về tập dữ liệu của chính nó. Nightshade cho phép giao thức tiền điện tử NEAR xử lý 100.000 giao dịch mỗi giây, cao hơn đáng kể so với cả Bitcoin (5-7 tps) và Ethereum (15 tps).
Hơn nữa, mỗi phân đoạn có 100 hạt xác nhận và khi nhu cầu tăng lên và hệ sinh thái cần mở rộng quy mô, dự án chỉ cần thêm một phân đoạn khác.
Tương tự như Máy ảo của Ethereum, dự án NEAR đã phát triển một blockchain lớp 2 (layer 2) được gọi là Aurora, cho phép khả năng tương tác mã hoàn chỉnh. Điều này có nghĩa là bất kỳ mã nào được viết cho blockchain Ethereum sẽ hoạt động liền mạch trên chuỗi Aurora. Tất cả những gì các nhà phát triển cần làm là sao chép và dán nó vào chương trình Aurora.
Cuối cùng, không giống như hầu hết các blockchain, NEAR đã tập trung rất nhiều vào việc phát triển giao diện thân thiện với người dùng. Thay vì có địa chỉ ví, người tham gia sẽ có tên có thể đọc được. Điều này chắc chắn sẽ làm cho NEAR trở nên hấp dẫn và dễ tiếp cận hơn đối với những người không am hiểu về công nghệ, những người muốn tham gia vào tiền điện tử nhưng bị cản trở vì nó có vẻ quá nặng về kỹ thuật.
Còn NEAR coin – token gốc của giao thức thì sao?
Cùng đọc tiếp…
Đồng coin NEAR Protocol được sử dụng để làm gì?
NEAR là một token tiện ích, cho phép chủ sở hữu tham gia vào việc quản lý mạng cũng như kiếm được phần thưởng bằng cách đặt cọc NEAR coin vào mạng. NEAR coin được bảo mật thông qua mô hình đồng thuận với bằng chứng cổ phần được ủy quyền.
Giao thức sở hữu một cấu trúc quản trị khác biệt. Thay vì một tổ chức tự trị phi tập trung, hay còn gọi là DAO, việc quản lý mạng lưới được chia thành các nhóm. Có bảy nhóm trong NEAR Protocol (NEAR). Mỗi nhóm đại diện cho một bộ phận khác nhau, bao gồm một bộ phận tiếp thị và một nhóm kỹ thuật. Mỗi nhóm hoạt động như một DAO khép kín của riêng mình.
NEAR coin có nguồn cung tối đa là một tỷ đồng và nguồn cung lưu hành là 604 triệu đồng. Với mỗi đồng coin hiện ở mức giá 15.61 USD, NEAR Protocol có vốn hóa thị trường là 9.4 tỷ USD.
Tiền điện tử NEAR Protocol đã hoạt động rất tốt trong năm qua. Theo CoinGecko, NEAR coin đã tăng hơn 10 lần về giá trị trong năm qua và tăng gấp đôi trong 30 ngày qua.