Răng khôn mọc lệch, mọc chen chúc có thể gây đau, vệ sinh răng miệng khó khăn, từ đó làm tăng nguy cơ bị sâu răng, viêm nướu và nhiều bệnh về răng khác. Do đó nhiều người muốn nhổ răng khôn để phòng ngừa những rủi ro về sức khỏe răng miệng. Vậy khi nào nên nhổ răng khôn và nhổ ở đâu để đảm bảo an toàn?
02/12/2022 | Biến chứng sau khi nhổ răng khôn và những điều cần lưu ý12/09/2022 | Nhổ răng khôn có nguy hiểm không? Những lưu ý cần nắm19/01/2022 | Nhổ răng khôn kiêng gì và nên ăn gì để giảm đau?19/01/2022 | Cách cầm máu khi nhổ răng khôn cho hiệu quả tức thì
1. Vì sao mọc răng khôn gây đau nhức?
Răng khôn còn gọi là răng số 8, chính là những chiếc răng mọc cuối cùng và thường mọc ở độ tuổi 17 đến 25. Tình trạng mọc răng khôn có thể khiến bạn đau nhức âm ỉ trong suốt một thời gian dài. Các chuyên gia giải thích, đau nhức khi mọc răng khôn có thể là do những nguyên nhân sau:
– Do xé nướu: Hiện tượng răng trồi lên bề mặt nướu còn được gọi là xé nướu. Đây là quá trình mọc răng tự nhiên khiến bạn có cảm giác đau nhức, có thể đau theo từng cơn. Tuy nhiên, khi nướu lành trở lại thì cảm giác đau sẽ giảm đáng kể.
Răng khôn mọc chen chúc sẽ gây đau
– Do mọc chen chúc: Những chiếc răng khôn thường mọc rất muộn, khi những chiếc răng khác đã gần như lấp đầy khoảng trống của toàn hàm. Chính vì thế, răng khôn sẽ không có đủ khoảng trống để mọc “chuẩn”. Thay vào đó, chúng mọc xiên, mọc lệch, mọc chen chúc với những chiếc răng gần đó. Trong một số trường hợp, răng khôn không còn khoảng trống nên không thể mọc lên được và chúng bị mắc kẹt tại nướu. Đó cũng chính là lý do vì sao bạn lại cảm thấy đau buốt khi mọc răng khôn.
– Răng khôn mọc chen chúc, mọc sâu trong hàm khiến cho việc vệ sinh răng miệng càng trở nên khó khăn hơn. Do đó rất dễ dẫn đến tình trạng sâu răng, viêm nướu, áp xe,… và khiến người bệnh có cảm giác đau nhức. Nếu không được khắc phục kịp thời, tình trạng này còn có thể dẫn đến ổ viêm lan rộng, viêm tủy, viêm chân răng,… gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe răng miệng.
2. Khi nào nên nhổ răng khôn?
Nếu trường hợp răng khôn mọc thẳng, không chen chúc và không gây ra những vấn đề về sức khỏe thì không cần nhổ bỏ. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, việc nhổ răng khôn là cần thiết để phòng tránh những vấn đề về sức khỏe răng miệng. Vậy khi nào nên nhổ răng khôn?
Răng khôn bị mắc kẹt trong nướu
– Nên nhổ răng khôn khi răng mọc lệch, mọc chen chúc, mọc dưới nướu, bị kẹt trong nướu và gây đau nhức:
Đây là những nguyên nhân chính khiến bạn phải nhổ răng khôn sớm. Khi mọc sai vị trí những chiếc răng này không những gây ra những cơn đau nhức, sưng tấy khiến cơ hàm cử động khó khăn mà còn có thể gây ảnh hưởng và dẫn đến viêm nhiễm rễ dây thần kinh, tăng nguy cơ nhiễm trùng.
– Răng khôn bị sâu: Nằm ở sâu trong hàm nên việc vệ sinh răng khôn sẽ khó hơn, thức ăn sẽ dễ dàng mắc kẹt tại đây và tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển, cuối cùng dẫn đến sâu răng. Những chiếc răng khôn bị sâu cần được loại bỏ sớm để tránh gây ảnh hưởng đến răng số 7, gây đau nhức, gây áp xe chân răng, tăng nguy cơ mắc phải những vấn đề về đường tiêu hóa, ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ và năng suất lao động,…
Răng khôn bị sâu cũng nên nhổ
– Răng khôn gây viêm nướu, đau nhức. Thậm chí có thể tạo ra ổ viêm nhiễm, ảnh hưởng đến chân răng, tủy răng và gây hoại tử xương hàm. Những trường hợp này, cần loại bỏ răng khôn càng sớm càng tốt.
Để biết chính xác “khi nào nên nhổ răng không” bạn nên đến các chuyên khoa để được thăm khám. Tùy vào từng trường hợp cụ thể, các bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên có nên nhổ bỏ răng khôn hay không.
3. Giải đáp một số thắc mắc về răng khôn
– Nhổ răng khôn có ảnh hưởng đến sức khỏe không?
Răng khôn nằm sâu trong hàm và liên kết với nhiều dây thần kinh, chính vì thế nhiều người rất lo lắng khi buộc phải nhổ răng khôn. Tuy nhiên, bạn không cần lo lắng quá. Chỉ cần lựa chọn các cơ sở y tế uy tín và đội ngũ bác sĩ có chuyên môn cao, dày dặn kinh nghiệm, bạn sẽ phòng tránh được những rủi ro không đáng có khi thực hiện nhổ răng khôn.
Sau nhổ răng khôn bạn có thể bị đau khoảng 2 đến 3 ngày
Những trường hợp mắc bệnh mạn tính, chẳng hạn như bệnh về huyết áp, bệnh tiểu đường, bệnh lý về tim mạch,… có nguy cơ cao gặp phải một số tai biến khi nhổ răng, do đó cần cẩn trọng hơn khi quyết định nhổ răng khôn hay không. Tuy nhiên, cũng không nên lo lắng quá. Bác sĩ sẽ thăm khám trước khi nhổ và đưa ra những lời khuyên, chỉ định phù hợp cho bạn.
– Nhổ răng khôn đau bao nhiêu ngày?
Trong quá trình nhổ răng khôn, các bác sĩ sẽ sử dụng thuốc gây tê vì thế bạn sẽ không cảm thấy đau. Tuy nhiên, khoảng 3 tiếng sau đó, khi thuốc tê hết tác dụng, bạn sẽ cảm thấy nhức. Từ 1-2 ngày sau đó, cơn đau nhức sẽ giảm dần và thường sẽ biến mất trong khoảng 1 tuần. Đây chỉ là số liệu tham khảo vì tùy từng cơ địa của người bệnh mà thời gian phục hồi sẽ khác nhau. Có người cảm thấy đau nhiều nhưng cũng có các trường hợp không bị đau quá mức chịu đựng. Nếu quá đau, bạn có thể tham khảo bác sĩ về việc sử dụng các loại thuốc giảm đau.
– Nhổ răng khôn ở đâu?
Nếu bạn đang phân vân về một địa chỉ nhổ răng khôn an toàn, chất lượng thì khoa Răng hàm mặt của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC chính là một địa chỉ tin cậy dành cho bạn. Đây là nơi quy tụ nhiều bác sĩ chuyên môn cao, dày dặn kinh nghiệm và luôn tận tâm với người bệnh. Đặc biệt, bệnh viện còn được đầu tư hệ thống máy móc hiện đại vì thế bạn có thể hoàn toàn yên tâm khi nhổ răng khôn tại đây.
Ngoài ra, MEDLATEC còn cung cấp nhiều dịch vụ khám chữa các bệnh về răng. Để tìm hiểu thêm hoặc có nhu cầu đặt lịch khám sớm, mời bạn liên hệ đến tổng đài 1900 56 56 56, các tổng đài viên của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn 24/7.