Nếu là một người yêu thích công nghệ hay chỉ đơn giản là đam mê các công cụ máy tính thì chắc hẳn đã từng có lần nghe đến Net Framework. Vậy thực chất Net Framework là gì? hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé!
Net Framework là gì? Tại sao nên được cài đặt trên PC
I. Net Framework là gì?
1. Định nghĩa
Net Framework là một công cụ hay một nền tảng lập trình hoạt động trên hệ điều hành Windows và được sáng tạo bởi nhà Microsoft. Net Framework chịu trách nhiệm điều khiển cho hệ thống phần mềm với chức năng chính là đảm bảo an toàn, quản lý bộ nhớ và xử lý một số lỗi.
Định nghĩa
2. Chức năng
Net Framework tổ chức như một thư viện lập trình lớn. Công cụ này sẽ hỗ trợ xây dựng các chương trình phần mềm, tham gia lập trình cho giao diện máy chủ, truy cập, kết nối cơ sở dữ liệu, giao tiếp giữa các mạng, …
Net Framework cung cấp sẵn các thành phần được viết và thiết kế sẵn của ứng dụng, từ đó người lập trình chỉ cần học cách sử dụng và sáng tạo ra cách gắn kết các thành phần lại. Chẳng hạn như một lập trình viên muốn ứng dụng của mình có khả năng truy vấn, anh ta chỉ cần dùng Net Framework tìm code để phát triển thay vì phải ngồi và tự viết code từ đầu.
Chức năng
3. Lịch sử phát triển
Năm 2002, Net Framework lần đầu xuất hiện và dùng cho các hệ điều hành Windows 98, NT 4.0, 2000 và XP. Phiên bản này có tuổi đời khá dài khi được Microsoft hỗ trợ chính thức cho đến hết tháng 7/2009.
Phiên bản tiếp theo là Net Framework 1.1 ra đời năm 2003. Phiên bản này có những nâng cấp đáng kể, có thể nói đến như tích hợp hỗ trợ mobile ASP.NET, sử dụng sandbox khi thực thi các ứng dụng từ Internet để đảm bảo vấn đề bảo mật, …
Sau đó là một quá trình phát triển liên tục và đổi mới không ngừng của Net Framework với sự ra đời liên tục của các phiên bản từ 2.0 đến 4.5 qua mỗi năm. Đến nay, phiên bản mới nhất của Net Framework là bản 4.5 phát hành năm 2012.
Lịch sử phát triển
II. Điểm nổi bật của Net Framework
1. Ưu điểm
Ưu điểm lớn nhất của Net Framework đó là tạo ra một môi trường để các nhà phát triển thoải mái sáng tạo code của riêng họ. Bạn dễ dàng dùng bất kỳ ngôn ngữ lập trình nào như C++, Visual Basic, … để viết code. Code này sẽ có thể dùng cho tương thích với rất nhiều phần cứng mà Net Framework hỗ trợ.
Ưu điểm
2. Hạn chế
Dù tương thích với khá nhiều phần cứng, Net Framework vẫn không thể hỗ trợ cho một chiếc máy tính chưa cài công cụ này. Nói một cách dễ hiểu hơn thì bạn sẽ chỉ chạy được những chương trình thiết kế dựa trên Net Framework nếu máy bạn đã cài đặt Net Framework.
Hạn chế
3. Nhầm lẫn cái tên Framework
Nguyên nhân cái tên Framework thường gây ra sự nhầm lẫn là bởi vì Net còn cung cấp một môi trường để chạy các ứng dụng bên cạnh việc là một framework chia sẻ code. Các ứng dụng sẽ chạy trên một môi trường sandbox hay máy ảo và có rất nhiều nền tảng cung cấp một thứ như thế.
Nhầm lẫn cái tên Framework
IV. Khắc phục lỗi với Net Framework
Net Framework được cho thường rất ít khi gặp lỗi. Tuy nhiên, nếu Net Framework của bạn xuất hiện lỗi thì hãy làm theo những bước sau đây.
Đầu tiên, bạn hãy đảm bảo Net Framework của bạn đang ở bản cập nhật mới nhất. Hãy loại bỏ những bản không dùng nữa hoặc bị hỏng để tránh gây quá tải.
Nếu lỗi vẫn chưa được khắc phục, bạn hãy tải xuống .NET Framework Repair – một công cụ sửa lỗi dành riêng cho Net Framework của Microsoft. Công cụ này sẽ giúp bạn quét ra lỗi mà Net Framework của bạn đang gặp phải và tự động sửa chữa sự cố đó.
Khắc phục lỗi với Net Framework
III. Hướng dẫn cài đặt .NET Framework
1. Hướng dẫn nhanh
Chọn mục Control Panel > Chọn Programs > Chọn Programs and Features > Chọn Turn Windows features on or off > Nhấn chọn mục Net Framework > Chọn OK > Hoàn thành!
2. Hướng dẫn chi tiết
Bước 1: Chọn mục Control Panel
Chọn mục Control Panel
Bước 2: Tiếp tục chọn Programs
Tiếp tục chọn Programs
Bước 3: Cửa sổ Programs hiện lên chọn Turn Windows features on or off
Cửa sổ Programs hiện lên chọn Turn Windows features on or off
Bước 4: Tiếp tục chọn mục Net Framework
Tiếp tục chọn mục Net Framework
Bước 5: Nhấn OK và hoàn thành!
Nhấn OK và hoàn thành!
Trên đây là bài viết về khái niệm cũng như những điều bạn có thể chưa biết về Net Framework. Hy vọng thông qua bài viết bạn đã có cho mình những kiến thức bổ ích. Đừng quên chia sẻ bài viết lí thú này với mọi người nữa nhé!