NFT là một loại tài sản số hiện diện trên một chuỗi số (blockchain), tức là bản ghi nhận các giao dịch trên máy tính kết nối mạng. Chuỗi số đóng vai trò như một sổ cái chung, cho phép mọi người xác minh tính xác thực của NFT lẫn chủ sở hữu.
Không giống với các vật thể số có thể tái sản xuất vô hạn khác, mỗi NFT có chữ kí số riêng biệt, đánh dấu tính độc nhất của nó. Chúng thường được mua bằng đồng tiền ảo hoặc bằng đồng USD. Sau đó chuỗi số sẽ ghi nhận giao dịch.
Dù ai cũng có thể xem tài sản NFT, chỉ người mua mới có quyền sở hữu chính thức.
Ông Colborn Bell, nhà đồng sáng lập và giám đốc Bảo tàng Nghệ thuật Tiền ảo cho biết: “Đây thực sự là kiểu “nhìn là tin tưởng”. Theo tôi bước đi lớn nhất là bắt đầu trừu tượng hóa nó từ màn hình máy tính và từ điện thoại. Vì khi thấy trên máy tính, mọi người nghĩ “ồ, đây chỉ là một cái hình screensaver”, hay “nó chỉ nằm trong một máy tính”. Không, nó thuộc về một thứ lớn hơn nhiều”.
NFT tồn tại trong tất cả vật thể số: hình ảnh, video, nhạc, chữ viết và thậm chí bài đăng Twitter. Nhưng nghệ thuật số thu hút các giao dịch có giá cao nhất. Ví dụ trên nền tảng NBA Top Shot của giải bóng rổ nhà nghề Mỹ, người hâm mộ có thể mua bộ sưu tập NFT dưới dạng video quay lại các khoảnh khắc điểm nhấn trong các trận đấu.
Bài đăng Twitter đầu tiên của chích ông chủ Twitter là Jack Dorsey được bán với giá 2,9 triệu USD dưới dạng một NFT.
NFT cũng có thể là những mảnh đất trong các môi trường thế giới ảo, là trang phục số, hoặc là quyền sử dụng ví tiền mã hóa độc quyền. Tháng 3.2021, bài đăng Twitter đầu tiên của chích ông chủ Twitter là Jack Dorsey được bán với giá 2,9 triệu USD dưới dạng một NFT.
NFT được giao dịch từ khoảng năm 2017. Nó bắt đầu thu hút chú ý từ đầu năm 2021 trước khi bùng nổ vào khoảng tháng 8.2021. Theo dữ liệu từ công ty theo dõi thị trường DappRadar, doanh số bán hàng đã tăng lên 10,7 tỉ USD trong quý 3/2021.
“Khi chúng ta ngày càng dịch chuyển nhiều hơn vào kiểu xã hội mà công nghệ đan xen, giao thoa, và ngày càng quyền lực hơn, thì NFT và các tài sản số sẽ chính là sự phản ánh các sở thích và giá trị của chúng ta trong xã hội loài người”, theo ông Max Moore, phó chủ tịch Ban Nghệ thuật Đương đại của Sotheby.
Tại sao NFT lại tăng giá? Một số ý kiến cho rằng việc phong tỏa chống Covid-19 khiến mọi người dành nhiều thời gian ở nhà lướt mạng đã tạo nên cơn sốt NFT. Với một số người, việc sở hữu tài sản số cũng giống như mua một đôi giày đắt tiền, xem đó là cách thể hiện địa vị xã hội và gu cá nhân.
Còn một số người khác, sự hấp dẫn nằm ở việc giá cả tăng nhanh chóng và triển vọng thu được lợi nhuận lớn. Nhiều nhà đầu tư chọn cách mua đi bán lại NFT để thu lợi nhuận. Hồi tháng 10.2020, nhà sưu tập nghệ thuật Pablo Rodriguez-Fraile ở Miami chi gần 67.000 USD cho một đoạn video dài 10 giây dù có thể xem đoạn phim trực tuyến miễn phí. Ông bán đoạn video với giá 6,6 triệu USD vào tháng 2.2021.
Nhiều người xem NFT là tương lai của sở hữu tài sản.Họ tin rằng mọi loại tài sản, từ vé xem sự kiện đến nhà ở, cuối cùng sẽ được mã hóa quyền sở hữu theo cách này.
Tuy nhiên vẫn có nhiều nguy cơ khi đầu tư NFT. Như các loại tiền ảo, NFT vẫn chưa được kiểm soát. Bất cứ ai cũng có thể tạo ra và bán tài sản NFT và không có gì đảm bảo cho giá trị của nó. Trong một thị trường có quá nhiều người tham gia sử dụng biệt danh, nạn lừa đảo cũng là một nguy cơ lớn.
“Vua Meta” Ấn Độ tạo dựng gia tài triệu USD bằng cách nào?