Đặc điểm của âm n và ng trong tiếng Việt
Hiện nay, trong bảng chữ cái tiếng Việt có tất cả 29 chữ cái. Những chữ cái này chia thành 12 nguyên âm và 17 phụ âm. Đặc biệt, ngoài những phụ âm là chữ cái trong bảng tiếng Việt còn có thêm những phụ âm kép. Đây là những phụ âm được kết hợp từ các phụ âm đơn. Có tất cả 11 phụ âm kép. Và n được biết đến là phụ âm đơn còn ng được biết đến là phụ âm kép, được kết hợp từ phụ âm n và g.
Việt Nam là đất nước trải dài theo hình chữ S nên giữa các vùng miền đôi khi có sự khác nhau về cách phát âm. Vì vậy mà xuất hiện một số sai lầm hay gặp phải trong cách phát âm /n và ng trong tiếng Việt. Sự nhầm lẫn này chính là sự lẫn lộn giữa âm l và n, ng và ngh. Những ví dụ có thể thấy rõ nhất là:
- Sự nhầm lẫn giữa n và l: “núi non” bị nhầm thành “lúi lon” hay “cháo lòng” bị nhầm thành “cháo nòng”,…
- Sự nhầm lẫn giữa ng và ngh: “nghe nhạc” bị nhầm thành “nge nhạc”, “ngố tàu” bị nhầm thành “nghố tàu”,…
Hướng dẫn cách phát âm /n và ng trong tiếng Việt
Thực chất, cách phát âm /n và ng trong tiếng Việt rất đơn giản. Với âm n, ban đầu, mọi người đặt đầu lưỡi ở chân răng hàm trên vòm cứng sao cho miệng hơi mở khi nói còn lưỡi cứng và bật nhẹ đầu lưỡi xuống. Khi bạn bật nhẹ đầu lưỡi xuống thì luồng hơi từ họng sẽ đi qua hai lỗ mũi tạo thành âm n. Ví dụ “nờ-a-na”. Còn về cách phát âm ng thì ban đầu mọi mọi người mở miệng để lưỡi tự nhiên và từ từ đẩy lưỡi xuống dưới để bật ra âm ng. Ví dụ “ngờ-ô-ngô”.
Tuy nhiên hiện nay, ở một số khu vực thì người dân thường phát âm sai n và l, sử dụng nhầm lẫn giữa ng với ngh. Và quy tắc để mọi người có thể phân biệt được là:
Giữa n và l
m l sẽ có cách phát âm như sau: Ban đầu bạn đặt đầu lưỡi ở chân răng bên trong hàng trên, miệng mở ra. Sau đó bạn uốn đầu lưới cong lên và bật mạnh ra rồi từ từ hạ lưỡi xuống đến khi luồn hơi từ họng qua 2 bên mép là tạo được âm l. L thường sẽ xuất hiện trong các tiếng có âm đệm còn n thì không. Và l bao giờ cũng đứng trước âm đệm nhưng n thì luôn đứng sau âm đệm.
Đối với từ láy thì khi từ thứ nhất có sự xuất hiện của phụ gi hoặc d thì từ thứ hai sẽ là n . (Ví dụ: gian nan). Hoặc trong trường hợp từ láy khuyết phụ âm đầu ở từ đầu tiên thì từ thứ hai bao giờ cũng là n. (Ví dụ: áy náy). Nếu trong từ láy mà xuất hiện phụ âm l thì l luôn đứng ở từ đầu tiên. (Ví dụ: lon ton). Và trong tiếng việt, l có thể láy với nhiều phụ âm khác nhưng n chỉ láy với chính nó. (Ví dụ: la cà, no nê).
Giữa ng và ngh
Còn về cách phát âm của ng và ngh thì không có sự khác biệt nhưng về quy tắc khi sử dụng thì có sự khác biệt. Ngh luôn đứng trước 3 nguyên âm i, e và ê. Ví dụ: nghi ngờ, nghe nhạc, ngốc nghếch. Còn ng thì đứng trước các nguyên âm còn lại. Ví dụ: ngơ ngác, ngô,…
Học tiếng Việt hiệu quả cùng Vmonkey
Để không bị nhầm lẫn ở cách phát âm /n và ng trong tiếng Việt thì mọi người cần phải luyện tập phát âm nhiều, đều đặn. Đặc biệt, với trẻ con, các bậc phụ huynh phải dạy bé cách phát âm chuẩn ngay từ khi mới tập học phát âm, tập viết. Bởi nếu để lâu, các bé phát âm sai sẽ tạo nên thói quen, rất khó để có thể sửa đổi.
Một bí quyết giúp cho bố mẹ có thể đồng hành cùng con trên hành trình học tiếng Việt hiệu quả nhất chính là sử dụng bộ sản phẩm của VMonkey. Đây là bộ sản phẩm học tiếng Việt được xây dựng dựa trên tiêu chuẩn của Bộ giáo dục với chương trình giáo dục phổ thông. Vì vậy, từ cách phát âm cho đến cách sử dụng từ luôn là chuẩn xác nhất.
Vmonkey có thể giúp bé học cách phát âm /n và ng trong tiếng Việt chuẩn nhất bởi có phương pháp học rất độc đáo. Đó chính là phương pháp học qua âm thanh. Phương pháp học này được lồng ghép vào giọng đọc kể chuyện nên bé sẽ rất hứng thú và nhớ được lâu. Ngoài ra còn là phương pháp học kết hợp với hình ảnh và trò chơi rất thú vị.
Tìm hiểu thêm: Từ vựng tiếng Việt: Khái niệm, hệ thống và kinh nghiệm gia tăng vốn từ vựng hiệu quả
Trên đây là những chia sẻ về cách phát âm /n và ng trong tiếng Việt cho các bậc phụ huynh tham khảo. Hy vọng đây sẽ là những chia sẻ hữu ích, giúp các bậc phụ huynh có thể cùng con học tiếng Việt hiệu quả.